2.3.2. Thực trạng phát sinh phế thải rắn công nghiệp
Lượng phế thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp
(năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn/ngày (năm 2005), trong đó lượng phế thải rắn từ hoạt động công nghiệp cũng có xu hướng gia tăng, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự mở rộng của các KCN, lượng phế thải rắn từ các KCN đã tăng đáng kể, trong đó, lượng chất thải nguy hại gia tăng với mức độ khá cao.
Chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) bao gồm CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp. Trong đó, CTR công nghiệp được chia thành CTR thông thường và chất thải rắn nguy hại. Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng, tính chất và loại hình công nghiệp của KCN. Tính chất và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy mô và tính chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn.
Bảng 2.2. Ước tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020
Tổng diện tích quy hoạch (ha) Tổng diện tích sử dụng (ha) Tổng diện tích cho thuê (ha) Lượng CTR Phương án 1 ( tấn/năm) Lượng CTR Phương án 2 (tấn/năm) Năm 2005 24950 16663 7433 996.022 996.022 Năm 2010 58389 34171 161253 3.225.000 3.225.000 Năm 2015 70000 50000 30000 6.000.000 7.500.000 Năm 2020 80000 64000 45000 9.000.000 13.500.000 Nguồn:Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp (2011)
Ghi chú:
Phương án 1 mức phát thải các năm 2005, 2010, 2015, 2020 lần lượt 134, 200, 200,200(tấn/ha/năm). Phương án 2 mức phát thải các năm 2005, 2010,2015, 2020 lần lượt 134, 200, 250, 300 (tấn/ha/năm). Diện tích tính dự báo là diện tích cho thuê và có hoạt động sản xuất. Công thức tính: tổng CTR = mức
phát thải năm của mỗi ha (tấn/ha/năm) x tổng diện tích cho thuê.
Theo Vụ quản lý các khu kinh tế thuộc bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi ngày các KCN Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn CTR, tương đương khoảng gần 3 triệu tấn CTR mỗi năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Tính trung bình cả nước, năm 2005 – 2006, 1ha
diện tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm. Đến nay 2008 – 2009, con số đó đã tăng lên 204 tấn/năm, mức tăng khoảng 50% tức trung bình 10% mỗi năm. Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các KCN. Tại 3 vùng kinh tế trọng điểm chiếm khoảng 80% tổng lượng CTR công nghiệp, trong đó lớn nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [Báo cáo môi trường quốc gia 2011].
Theo kết quả tính, tổng phát thải CTR từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm, và đạt khoảng 9 – 13,5 triệu tấn/năm vào năm 2020. Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phần chất thải rắn KCN có thể thay đổi theo hướng gia tăng CTR nguy hại. Kết quả của quá trình gia tăng mức độ công nghiệp hóa và sử dụng hóa chất ngày càng cao [Báo cáo môi trường quốc gia 2011].
Tác động của phế thải rắn do hoạt động của các KCN
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh lượng không nhỏ chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng phụ thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư.Qua khảo sát một số KCN cho thấy, trong thành phần chất thải rắn của các KCN, tỷ lệ chất thải nguy hại thường chiếm dưới 20% nếu được phân loại tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế hay tái sử dụng cũng khá cao (kim loại, hóa chất . . . ) và những thành phần có nhiệt trị cao không nhiều (sơn, cao su . . .). Tuy nhiên trên thực tế cũng cần lưu ý vì có nhiều KCN mới nhất là ngành điện tử tỷ lệ chất thải nguy hại có thể vượt con số 20% [2].
Tổng lượng chất thải rắn trung bình của cả nước đã tăng từ 25.000 tấn/ngày ( năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn/ngày ( năm 2005), trong đó lượng chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp có xu hướng gia tăng, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự mở rộng của các KCN, lượng chất thải rắn từ các KCN đã tăng đáng kể. Trong đó lượng chất thải nguy hại gia tăng với mức độ khá cao. Biểu đồ Theo số liệu tính toán, chất thải rắn phát sinh từ các KCN phía Nam chiếm tỷ trong lớn nhát so với các vùng khác trong toàn quốc, lên tới gần 3.000 tấn /ngày. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ phía Nam nhiều gấp 3 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và nhiều gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng KTTĐ miền Trung.
Hàng năm các khu sản xuất, KCN thải ra khối lượng chất thải rất lớn. Khối lượng chất thải phát sinh do quá trình sản xuất, sinh hoạt của công nhân viên nhà máy nếu như không được xử lý triệt để sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để giảm bớt chi phí xử lý cũng như do nhận thức về công tác BVMT của một số lãnh đạo các doanh nghiệp chưa tốt nên tình trạng xả thải chất thải trực tiếp chưa qua xử lý vào môi trường diễn ra khá phổ biến. Chính điều này đã gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái cũng như ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân (Vũ Bình, 2013).
Chất thải không qua xử lý được thải trực tiếp ra ngoài môi trường không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước mà còn gây ô nhiễm cả môi trường đất. Đất bị ô nhiễm chất độc hại sẽ được tích lũy dần trong cây trồng, thông qua chuỗi thức ăn mà đi vào trong cơ thể con người và ảnh hưởng tới sức khỏe. Ô nhiễm đất chính là một trong những vấn đề lớn, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Thiệt hại cho não trong giai đoạn phát triển của trẻ em cũng là kết quả của ô nhiễm chì, thủy ngân làm hư hại thận và chức năng của gan bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cyclodiene, một loại thuốc trừ sâu (Phạm Văn Sơn Khanh, 2011).
Thực trạng việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý phế thải rắn
tại các KCN:
Theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có khu vực phân loại và trung chuyển phế thải rắn. Tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều này đã khiến cho công tác quản lý phế thải rắn ở các KCN gặp không ít khó khăn. Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom phế thải rắn nên các công ty trong KCN thường hợp đồng với các Công ty môi trường đô thị tại địa phương, hoặc một số công ty có giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý phế thải rắn. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng do các công ty chủ động đăng ký với Sở TN&MT cấp tỉnh.
Việc thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải rắn, chất thải nguy hại từ các KCN của các công ty đã được cấp giấy phép hành nghề vẫn còn nhiều vấn đề. Nhiều công ty có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại đã triển khai các hoạt động tái chế thu lại tài nguyên có giá trị sử dụng từ những chất thải này. Mục tiêu của những hoạt động tái chế này có thể là thu hồi nhiệt từ các chất thải có nhiệt trị cao,thu hồi kim loại màu (Ni, Cu, Zn, Pb...), nhựa, dầu thải, dung môi, một số hóa chất... Tuy nhiên do công nghệ chưa hoàn chỉnh, trong một số trường hợp là chưa phù hợp, nên hiệu quả thu hồi và tái chế chưa cao, có trường
hợp gây ô nhiễm thứ cấp, đặc biệt đối với dầu và dung môi. Nghiêm trọng hơn một số công ty không thực hiện xử lý chất thải nguy hại mà sau khi thu gom lại đổ lẫn vào cùng chất thải thông thường hoặc lén lút đổ xả ra môi trường.
2.4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHẾ THẢİ RẮN, NƯỚC THẢİ KCN TẠI VIỆT NAM VÀ THANH HÓA
2.4.1. Hệ thống quản lý môi trường tại các KCN
Trong những năm gần đây công nghiệp phát triển mạnh mẽ, Nhà nước đã có những chiến lược quy hoạch phát triển các KCN, đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
Thực trạng quản lý môi trường (QLMT) trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất lạc hậu thì yếu kém trong công tác quản lý môi trường cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. Công tác QLMT vẫn còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu quá nhiều không đủ để có thể giám sát và kiểm tra được đầy đủ các hoạt động của các cơ sở sản xuất đang hoạt động. Bên cạnh đó, do hạn chế về trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành yếu kém nên hiệu suất sử dụng các loại máy móc thiết bị thực tế trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ đạt tối đa 70-80% công suất, nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điều khiển cũng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50 – 60%.
Hiện nay, nước ta đã có chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường. Các văn bản pháp luật, pháp quy có liên quan về quản lý môi trường, QLMT trong và ngoài KCN đã được ban hành, có sự phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong KCN. Một số công cụ kinh tế đã được áp dụng như: thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phế thải rắn, thuế tài nguyên và thuế môi trường; thực hiện việc thanh kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ trong năm.
Theo Luật Bảo vệ môi trường (2014) và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh), UBND
huyện (đối với một số dự án quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN phối hợp với Bộ TN&MT, Sở TN&MT thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong KCN.
Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN…