3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
+ Thu thập thông tin thứ cấp: thông qua việc thu thập thông tin về lịch sử và hoạt động của Khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa.
+ Thu thập tài liệu sơ bộ về khu vực thực hiện dự án báo cáo đánh giá tác động môi trường nước thải của Khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa.
+ Thu thập số liệu quan trắc từ báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định ký của KCN và ba công ty lựa chọn nghiên cứu.
+ Số liệu về hiện trạng phát triển của KCN, hiện trạng quản lý phế thải rắn, nước thải và công trình xử lý đang có của ba công ty lựa chọn nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp khảo sát hiện trường
+ Khảo sát vị trí, tình hình hoạt động và các nguồn phát thải từ các nhà máy sản xuất. Hệ thống thu gom phế thải, nước thải công nghiệp và khu vực xử lý của ba công ty lựa chọn nghiên cứu thuộc khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa. + Khảo sát thực địa, đối chiếu với kết quả điều tra, thu thập, phát hiện và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của dữ liệu.
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Sử dụng Bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp công nhân và cán bộ môi trường tại công ty (90 phiếu) chia cho 3 công ty. 30 phiếu/1 công ty (trong đó có 20 phiếu điểu tra phỏng vấn công nhân và 10 phiếu điều tra cán bộ quản lý và công nhân vệ sinh môi trường). Các thông tin thu thập chính bao gồm:
- Thông tin chung về hoạt động sản xuất
- Thông tin về hiện trạng thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường - Thông tin về hiện trạng phát sinh và quản lý phế thải rắn
- Một số kiến nghị (nếu có)
3.4.4. Phương pháp điều tra lấy mẫu, phân tích mẫu và so sánh mẫu
Việc lấy mẫu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định. Các mẫu mang tính đại diện cho khu vực lấy mẫu.
Tổng hợp các số liệu thu thập được, đánh giá với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường do các hoạt động của KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa .
Hiện tại, KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhà máy xử lý nước thải chung, vì vậy tôi tiến hành lấy 3 mẫu nước thải để đánh giá hiện trạng nước thải của các nhà máy trong khu vực nghiên cứu trước khi xả thải vào nhà máy xử lý chung của KCN, hiện trạng môi trường nước thải KCN và tác động của nó đến môi trường. Mẫu được tiến hành lấy làm 2 đợt: 08/2016, 02/2017
Bảng 3.1. vị trí lấy mẫu nước
Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu
NT1 Nước thải lấy đầu thoát nước của nhà máy giầy Sunjade Việt Nam NT2 Nước thải lấy đầu thoát nước của nhà máy sữa Lam Sơn
NT3 Nước thải lấy đầu thoát nước của nhà máy chế biến thủy sản Thanh hóa
NTKCN Nươc thải lấy tại cống thải tập trung của KCN Lễ Môn
- Mẫu nước thải đầu thoát nước của nhà máy giầy Sunjade Việt Nam : 02 mẫu (tại hai thời điểm ngày 18/8/16 và 2/2/17)
- Mẫu nước thải đầu thoát nước của nhà máy sữa Lam Sơn : 02 mẫu (tại hai thời điểm ngày 18/8/16 và 2/2/17)
- Mẫu nước thải đầu thoát nước của nhà máy chế biến thủy sản: 02 mẫu (tại hai thời điểm ngày 18/8/16 và 2/2/17)
- Mẫu nước thải tại cống thải tập trung của KCN Lễ Môn: 02 mẫu (tại hai thời điểm ngày 18/8/16 và 2/2/17)
Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải Bảng 3.2 phương pháp phân tích mẫu nước
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Phương pháp phân tích
1 pH - TCVN 6492-2011
2 BOD5 mg/l PP pha loãng theo TCVN 6001-1-2008 3 COD mg/l Theo ẠPHA 5220D TCVN 6491-1999 4 NH4+-N mg/l PP trưng cất chuẩn độ theo TCVN 5988-1995 5 NO3—N mg/l HACH 8039 TCVN 6180-1996
6 Chất rắn lơ lửng mg/l PP khối lượng theo TCVN 6625-2000 7 PO43- mg/l PP trắc phổ dung amonimoliodat theo TCVN6202- 2008 8 Coliform Vk/100ml TCVN6187-1:1996
3.4.5. Các tiêu chí đánh giá nguồn thải của ba công ty lựa chọn nghiên cứu -Phương án BVMT phù hợp với phương án BVMT của tỉnh và của địa -Phương án BVMT phù hợp với phương án BVMT của tỉnh và của địa phương
-Thu gom, xử lý nước thải đảm bảo QCVN
-Thực hiện và báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ
-Xây dựng và thực hiện phương án BVMT
-Thực hiện đầy đủ các thủ túc pháp lý về môi trường
-Thu gom, phân loại, lưu trữ, xử lý, thải bỏ CTR và CTR nguy hại theo quy định
3.4.6. Phương pháp đánh giá kết quả
Các số liệu thu được từ điều tra sơ cấp và thứ cấp được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel 2013
Kết quả phân tích được so sánh đánh giá với QCVN: So sánh với QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KCN LỄ MÔN
Đây là khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh nằm cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía đông, cạnh quốc lộ 47 nối liền Thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn. Khu công nghiệp Lễ Môn đã được đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp: điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Đến nay đã có trên 30 công ty đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 700 tỉ đồng, trong đó 14 công ty đã xây dựng xong với số vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng, đang đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản, Công ty TNHH Tân Thành, Công ty sữa Lam Sơn…
Tổng diện tích là 75,43ha trong đó đầu tư xây dựng giai đoạn 1 là 60,43ha (1998 – 2003) và mở rộng thêm 15ha trong giai đoạn 2 (2004) theo quyết định số 2764/QĐ-CT ngày 3 tháng 9 năm 2004 của UBND tỉnh Thanh Hóa. KCN đi vào hoạt động từ 2004, thời gian kéo dài 50 năm.
Vị trí khu công nghiệp Lễ Môn như sau: -Phía Bắc giáp phường Quảng Hưng -Phía Nam giáp Quốc lộ 47
-Phía Đông giáp khu đất trống
-Phía Tây giáp đồng lúa và phường Quảng Hưng
Hình 4.1. Sơ đồ khu công nghiệp Lễ Môn
Tổng số dự án đầu tư vào KCN đến 1/1/2016 là 31 dự án, trong đó có 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 24 dự án có vốn đầu tư trong nước.
Tại khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông.
4.2. GIỚI THIỆU 3 DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU THUỘC KCN LỄ MÔN (Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam, Công ty cổ phần xuất nhập MÔN (Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa)
4.2.1. Công ty TNHH Giầy SunJade Việt Nam
Công ty TNHH giầy Sunjade Việt Nam được đặt tại Lô B, khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa trên diện tích 59.028 m2, bắt đầu hoạt động từ năm 2008. Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong Nhà máy là 7.800 người.Công ty nằm ngay cạnh quốc lộ 47, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 6 km.
Nhà máy nằm sát quốc lộ 47, thuận lợi cho việc giao lưu và trao đổi hàng hóa, ngay gần cảng Lễ Môn rất thuận lợi cho việc xuất – nhập khẩu hàng hóa của công ty cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy.
Sản phẩm của nhà máy là các loại giầy dép xuất khẩu cao mới công nghệ sản xuất hiện đại. Công suất của nhà máy: 12 000 000 sản phẩm / năm.
Nguyên liệu sản suất chủ yếu được nhập khẩu; nguồn nước sử dụng là nước sạch từ hệ thống cung cấp của TP Thanh Hoá và nước giếng khoan khai thác trong khuôn viên Nhà máy.
Quy trình sản xuất sản phẩm hàng hóa:
Công nghệ sản xuất là công nghệ tiến tiến, toàn bộ máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, chỉ có một sổ thiết bị phụ trợ là của Việt Nam sản xuất, toàn bộ thiết bị đều được thiết kế theo công nghệ tiên tiến .
Quá trình sản xuất áp dụng công nghệ ép – dán – quy trình công nghệ lạnh.Mũ giầy và đế giầy được xử lý riêng sau đó được ép dính và xử lý hoàn tất. Theo phương pháp này mũ có thể sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau như vải, da, vải tổng hợp, da tổng hợp, đế giầy có thế được sản xuất từ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, PU, PVC, tấm EVA. Từ nguyên liệu sản xuất mũ giầy, dép (vải, da) và sản xuất đế (cao su, nhựa) được đưa về hệ thống máy cắt tự động được lập
trình. Sau khi pha cắt, phần mũ giầy dép được chuyển sang công đoạn in, tùy thuộc vào kiểu dáng, màu sắc. Logo thiết kế. Nguyên liệu chuyển sang công đoạn may và kiểm tra để loại bỏ các sản phẩm lỗi.
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất và thực trạng dòng thải của nhà máy
Mũ giày, dép Pha cắt In cao tần Kho trung chuyển May mũ giày KCS Đếgiày, dép KCS May hoàn chỉnh đế Dán ép và định hình đế Pha cắt định hình miếng Cắt, dán đế Nhập kho KCS Đóng gói Vệ sinh Gói hoàn chỉnh Kho trung chuyển Giáp mũ và đế giày Phế thải rắn: -Vải, da thừa -Chỉ may thừa -Kim may gãy, hỏng -Sản phẩm lỗi -Bụi vải
-Giấy, carton bao gói nguyên liệu
Phế thải rắn:
-Mảnh đế nhựa, cao su thừa
-Kim may gãy, hỏng -Sản phẩm lỗi -Giấy, bao gói
Công đoạn tiếp theo là may ráp mũ và đế giầy, công đoạn này bao gồm ráp đế trong và đế ngoài, ráp mũ giầy với đế. Đây là công đoạn chính quyết định chất lượng sản phẩm.Sản phẩm được vệ sinh, đóng gói, sau khi qua công đoạn kiểm tra được đóng gói thành phẩm, nhập kho để.còn nước thải chỉ phát sinh từ quá trình rửa khuôn in và các dụng cụ in của phân xưởng.
4.2.2. Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn
Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn được đặt ở Lô 2 – khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa trên diện tích 52.885 m2
Công ty chế biến sữa Lam Sơn có công suất hiện nay đạt khoảng 18 triệu lít/năm (công suất thiết kế 22,5 triệu lít/năm). Nguồn nước sử dụng lấy từ hệ thống nước cấp thành phố, lưu lượng 200 m3/ngày. Tổng số cán bộ công nhân là 245 người. Hiện nay, Công ty đang đầu tư mở rộng, nâng công suất sản xuất của Nhà máy, khối lượng xây dựng đạt khoảng 80%.
Quy trình sản xuất sản phẩm hàng hóa:
Nhà máy Sữa Lam Sơn được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Và áp dụng 2 công nghệ sản xuất: chế biến sữa chua và chế biến sữa tươi tiệt trùng.
Quy trình sản xuất sữa chua uống gồm các bước sau:
Nguyên liệu: sữa nguyên chất có thành phần dinh dưỡng cao. Nó chưa nhiều nước và giàu muối khoáng, protein, mỡ bơ, đường và các vitamin.
Phối trộn:
Chất ổn định được sử dụng nhặm tạo tráng thải bền vững cho sữa chua, tạo độ gel bền vững cho sữa không bị tách lớp trong quá trình bảo quản (Chất ổn Định dùng là Acetylated Distarch Phosphate E1414)
Gia nhiệt: nâng nhiệt độ lên 60oC trong quá trình đồng hóa
Đồng hóa: được thực hiện trong máy đồng hóa tạo áp suất cao khoảng 200 Bar. Bằng hẹ thống bơm Pitton để phá vỡ các hạt béo vào trong nghuyên liệu và phân tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Làm lạnh: dòng sữa được cho qua thiết bị trao đổi nhiệt dạng vĩ có nước lạnh bên ngoài để nhiệt độ còn 5oC dẫn tới bồn Ageing.
Agening : sữa để yên trong bồn 1-2 giờ, ở 5oC. Thanh trùng: nâng nhiệt độ lên 95oC trong 1 phút. Đồng hóa: ở 95oC, 200 bar.
Hạ nhiệt: tới nhiệt dộ thích hợp quá trình lên men của vi khuẩn Lactic (43oC). Cấy men: sữa sau khi được hạ nhiệt xuống còn 43oC (pH lúc này phải đtạ 4,4 – 4,5) cùng lúc men từ bồn được bơm vào bồn cấy men. Lượng men bơm vào chiếm 5% tổng lượng sản phẩm.
Giai đạn ủ: nhiệt độ 43oC, 4-5 giờ, pH sau ủ khoảng 4,7 – 4,8. Ủ nhằm mục đích tạo đủ thời gian, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình lên men chuyển hóa đường Lactose thành acid Lactic.
Làm lạnh: 15oC để hạn chế quá trình lên men.
Bồn rót: sau làm lạnh, sữa được chuyển sang bồn rót để chuẩn bị đóng gói. Đóng gói, dán nhãn: cuộn nhựa được tiệt trùng ở 115oC, đem đi dập khuôn và chuyển đến bồn rót. Sữa chua đucợ rót vào và dán nhãn (nhãn được tiệt trùng bằng tia hồng ngoại)
4.2.3. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa có nhà máy được đặt ở khu E – khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa.Được thành lập năm 1992 tiền thân là nhà máy đông lạnh Thanh Hoá,hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thuỷ hải sản xuất khẩu,chuyên sản xuất các mặt hàng thuỷ sản (tôm, cá mực…) đông lạnh xuất khẩu.
Công ty chế biến thuỷ sản của Công ty hoạt động trong KCN Lễ Môn, TP Thanh Hoá, sản phẩm gồm các chủng loại như: tôm, cá cấp đông; cá muối... Hiên nay công ty đang sản xuất chủ yếu hai mạt hàng là tôm và cá đông lạnh xuất khẩu,thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là Nhật bản,Bắc mỹ và Châu âu.
Sản xuất với quy mô ngày càng mổ rộngđến nay công ty đã có trên 800 lao động vì vậy hiện nay công ty đang tiến hành dự án nâng cấp nhà máy nhằm tăng sản lượng và cải thiện môi trường.
Quy trình sản xuất sản phẩm hàng hóa:
Công nghệ chế biến của mỗi nhà máy khác nhau, tùy theo loại nguyên liệu, mặt hàng sản xuất, và yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Nhà máy chuyên chế biến các loại thủy, hải sản đông lạnh. Các sản phẩm của công ty bao gồm:
+ Tôm sú tôm he cao cấp PTO,NOBASI đóng khay mỏng cấp đông + tôm sú thịt cấp đông Block
+ Cá chặt khúc dang ba cắtcấp đông Block
Hiên nay công ty đang sản xuất chủ yếu hai mạt hàng là tôm và cá đông lạnh xuất khẩu,thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là Nhật bản,Bắc mỹ và Châu âu.Và áp dụng công nghệ sản xuất: chế biến tôm và chế biên cá nguyên con như hình 4.5.
Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, và qua nhiều công đoạn rửa nên lượng nước thải phát sinh trong qúa trình sản xuất rất lớn.Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận qua công đoạn rửa sơ bộ để loại bỏ các tạp chất bám bên ngoài. Sau đó nguyên liệu được chuyển sang công đoạn sơ chế, tại đây cá được cắt đầu, bỏ vây, mang, nội tạng và được rửa nhiều lần nữa. Nguyên liệu sau khi rửa sẽ được muối đá sau đó được phân cỡ và xác định đúng