PHẦN 2 .TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.4. Công tác quản lý phế thải rắn, nước thải KCN tại Việt Nam và Thanh
2.4.5. Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý KCN
Nghị định 29/2008/NĐ-CP là văn bản pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các KKT, KCN. Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng Nghị định 29 nói riêng cũng như các cơ chế chính sách trong công tác quản lý nhà nước trong các KKT, KCN nói chung cho thấy còn tồn tại một số điểm bất cập cần khắc phục. Cụ thể:
*Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng cho việc triển khai xây dựng và hoạt động của các KCN, KKT còn chồng chéo, thiếu tính nhất quán và kế thừa, hoặc chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng.
Trong lĩnh vực đầu tư, thương mại:
Việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài bổ sung mục tiêu kinh doanh: Theo Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP, Ban quản lý các KKT, KCN được cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào KCN, KKT sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương. Trong khi Nghị định 23/2006/NĐ-CP quy định, đối với các nhà đầu tư đã có dự án hoạt động tại KCN, KKT thì cùng với ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương, Ban quản lý chỉ thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (bổ sung ngành nghề, mục tiêu hoạt động) sau khi UBND tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh thương mại. Do đó, trong trường hợp đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư này, nhà đầu tư phải thêm một khâu đề nghị UBND tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh.
Chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KKT, KCN: Thứ nhất là thiếu nhất quán, chồng chéo giữa các văn bản luật (Nghị định 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN chỉ quy định ưu đãi thuế TNDN cho công ty thành lập mới từ dự án đầu tư, Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định ưu đãi thuế TNDN cho các dự án đầu tư mới và dự án đầu tư tư mở rộng; Luật Đầu tư quy định ưu đãi đối với dự án nhưng Luật Thuế TNDN chỉ quy định cho pháp nhân).
Thứ hai, phạm vi hưởng ưu đãi đối với các công ty trong KCN ngày càng thu hẹp: Nghị định 108/2006/NĐ- CP quy định Các khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc danh mục Địa bàn ưu đãi đầu tư. Nghị định 124/2008/NĐ-CP đã loại bỏ Các KCN được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ra khỏi Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập công ty.
- Việc ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa đầy đủ: Theo Nghị định 29 thì Ban quản lý được cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa sản xuất trong các KKT, KCN. Nhưng đến nay, các Ban quản lý mới được Bộ Công thương ủy quyền cấp C/O form D.
Việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần, góp vốn của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT chưa được quy định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận điều chỉnh của công ty. Ví dụ như quy định v/v cung cấp tài liệu, văn bản chứng minh công ty đã hoàn thành quá trình chuyển nhượng.
Trong lĩnh vực hoạt động của công ty: Nghị định 04/2013/NĐ-CP (ban hành 7/1/2013, có hiệu lực thi hành từ 25/2/2013) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng đã bãi bỏ quy định tại Nghị định
29/2008/NĐ-CP trong việc xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong KCN, KKT cho tổ chức liên quan. Theo đó, dừng việc thực hiện một số thủ tục hành chính như xác nhận hợp đồng thuê đất, xác nhận hợp đồng chuyển nhượng tài sản trên đất gắn liền với quyền sử dụng đất trong các KCN, xác nhận hợp đồng văn bản về thế chấp tài sản trên đất gắn liền với quyền sử dụng đất tại các KCN.
Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng: Đối với công ty, ngoài nhu cầu thiết yếu về hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cung cấp điện, nước,… thì việc hoàn thiện các công trình xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở công nhân ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là đối với người lao động. Riêng về vấn đề nhà ở công nhân trong KCN, từ năm 2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 17/2006/QĐ-BXD (7/6/2006) quy định về điều kiện tối thiểu về nhà ở cho người lao động thuê để ở, yêu cầu chính quyền địa phương kiểm tra và có lộ trình giám sát việc thực hiện cải tạo lại nhà ở cho thuê; đồng thời có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh việc đầu tư nhà ở cho người lao động thuê. Tuy nhiên, tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP không có quy định bắt buộc các công ty sử dụng nhiều lao động phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó, Quyết định 66/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định ưu đãi trong việc xây dựng nhà ở công nhân đối với các chủ đầu tư là các công ty trong KCN (cho dù hiện tại vẫn chưa đủ sức thu hút sự đầu tư, quan tâm tối đa của các công ty này), mà không mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi đến công ty ngoài phạm vi KCN, do vậy, chưa khuyến khích được việc xây dựng, cung cấp nhà ở công nhân lao động nhằm an cư, lạc nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội. Nhà nước cũng chưa có các cơ chế chính sách khuyến khích người dân trong việc tự đầu tư hoặc vay vốn ưu đãi để đầu tư, xây dựng, cải tạo nhà ở theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng để cho công nhân thuê. Thêm vào đó, việc quy định chung chung và sự thay đổi cơ chế, chính sách ưu đãi trong lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân KCN theo hướng loại bỏ dần ưu đãi đã khiến việc đầu tư, xây dựng nhà ở công nhân ngày càng khó thực hiện và ít nhận được sự quan tâm thích đáng của các công ty hạ tầng và công ty thứ cấp (Quyết định 96/2009/QĐ-TTg,…).
Ngoài ra, việc nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP là cần thiết do nảy sinh một số vướng mắc khi Chính phủ ban hành những Nghị định khác trong cùng lĩnh vực, theo đó, bãi bỏ một số vai trò, quyền hạn của Ban quản lý các KCN, KKT quy định trong Nghị định 29. Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP,
Ban quản lý là cơ quan cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong KCN, KKT cho tổ chức liên quan. Tuy nhiên, Nghị định 64/2012/NĐ-CP (4/9/2012) về cấp Giấy phép xây dựng không quy định thẩm quyền của Ban quản lý các KKT, KCN trong việc cấp GPXD. Nghị định 88/2009/NĐ-CP (ban hành 19/9/2009, có hiệu lực từ 10/12/2009) bãi bỏ nội dung về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP.
Trong lĩnh vực môi trường: Quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý môi trường trong các KKT, KCN và vai trò của Ban quản lý các KKT, KCN không thống nhất giữa Nghị định 29/2008/NĐ-CP và Nghị định 21/2008/NĐ-CP, Nghị định 29/2011/NĐ-CP (trong việc thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, phê duyệt và xác nhận đề án bảo vệ môi trường,…).Đối với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm, áp dụng cho nhiều đối tượng, trong đó có công ty KKT, KCN: Nước ta hiện có hai hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, một hệ thống do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (nhằm định hướng, khuyến khích các công ty tăng cường công tác bảo vệ môi trường), một hệ thống do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật buộc công ty phải tuân thủ). Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn trên chỉ phù hợp với hoạt động trong các KCN, chưa thực sự đầy đủ cho việc áp dụng trong quản lý môi trường trong các khu đô thị - dịch vụ gắn với KCN và trong các KKT (do phạm vi lĩnh vực hoạt động trong các khu đô thị, khu kinh tế đa dạng và phức tạp hơn, khiến mức độ ảnh hưởng, tác động tới môi trường rộng lớn hơn).
Trong lĩnh vực thanh tra: Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định, các Ban quản lý được xếp hạng I được phép thành lập Thanh tra để tăng cường trách nhiệm quản lý trong các lĩnh vực xây dựng, môi trường, lao động,… trong các KCN, KKT. Theo Luật Thanh tra hiện hành (có hiệu lực từ 01/7/2011). Luật Thanh tra không quy định chức năng Thanh tra Ban quản lý dẫn đến hoạt động thanh tra Ban quản lý các KCN, KKT gặp nhiều khó khăn, không thể xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện công ty KCN, KKT vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động.
Trong lĩnh vực lao động: Đăng ký và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các KCN, KKT luôn là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Đã xảy ra hiện tượng làm giả hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, trong đó có việc làm giả văn bản về hợp pháp hóa lãnh sự (giả mẫu dấu và chữ ký của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao). Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hay hướng dẫn v/v kiểm tra tính hợp pháp của văn bản trên, quy định hay hướng dẫn v/v xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban quản lý với ngành Công an trong việc giải quyết thủ tục hành chính xin cấp giấy phép lao động, trong đó có việc giám định mẫu dấu và chữ ký để tránh trường hợp bộ hồ sơ đầy đủ đầu mục hồ sơ, nội dung theo quy định, có dấu và chữ ký hợp lệ nhưng vẫn bị coi là hồ sơ giả mạo.(Quy định phối hợp này là khó thực hiện do Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công an chứ không phải Công an tỉnh có thẩm quyền giám định mẫu dấu và chữ ký tại văn bản Hợp pháp hóa lãnh sự).
Nên loại bỏ nội dung “Nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động” buộc công ty KCN, KKT phải đăng ký theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP do những nội dung này đã được công ty đề cập đến khi xây dựng “nội quy lao động” và đăng ký với Ban quản lý.
* Bất cập trong thực hiện các quy trình, thủ tục, ranh giới quản lý đối với các KCN, KKT thuộc nhiều địa bàn khác nhau.
Hiệu quả quản lý bị hạn chế do sự đùn đẩy trách nhiệm hay sự chồng chéo về quản lý giữa Ban quản lý, các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện nếu không có đầy đủ quy chế phối hợp và phân công trách nhiệm, phân định quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan này.
Về vị trí của Ban quản lý
Ban quản lý các KCN, KKT là cơ quan thuộc sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh và sự hướng dẫn về chuyên môn của các Bộ KHĐT. Tuy nhiên, Ban quản lý các KCN, KKT không thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước (4 cấp) do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Nếu thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì sẽ bao trùm lên chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Nếu không thực hiện ủy quyền đồng bộ và toàn diện thì hoạt động của các Ban quản lý lại kém hiệu quả so với chức năng, nhiệm vụ được giao tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Thêm vào đó, việc ủy quyền ở mỗi địa phương khác nhau dẫn tới thiếu thống nhất trong quản lý theo hệ thống (ví như việc ủy quyền
cho Ban quản lý hay cho Sở Tài nguyên Môi trường trong thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cho các dự án).
Về chế tài xử phạt vi phạm hành chính
Thứ nhất là trong lĩnh vực thanh tra như đã trình bày ở phần trên, Thanh tra Ban quản lý phát hiện vi phạm của công ty sau thanh tra, kiểm tra nhưng không thể thực hiện xử phạt do không có chức năng xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty trong các lĩnh vực hoạt động. Thứ hai là chế tài xử lý, xử phạt các vi phạm của công ty trong các KCN, KKT trong một số lĩnh vực (môi trường,…) được đặt ra chưa đủ sức răn đe, dẫn đến công ty coi thường việc xử phạt, cố tình vi phạm.
Chưa có quy định đặc thù cho từng KCN, KKT
Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc hình thành và hoạt động của các KCN, KKT thường đưa ra các quy định áp dụng chung cho các KCN, KKT trên phạm vi cả nước. Chưa có quy định cụ thể phù hợp với đặc thù của từng KCN, KKT ở mỗi địa phương.
Hiện nay