Kiến củacông nhân viên về môi trường của ba doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý phế thải rắn, nước thải của công ty TNHH giầy sunjade việt nam, công ty TNHH sữa lam sơn và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản thuộc khu công nghiệp lễ môn, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 85)

4.4.1 .Thực trạng phát sinh nước thải

4.5. kiến củacông nhân viên về môi trường của ba doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP

Qua kết quả điều tra phỏng vấn công nhân viên của 3 công ty, phần nào đó cho thấy sau một thời gian hoạt động chất lượng môi trường KCN Lễ Môn chưa bị ảnh ảnh hưởng nhiều. Đó cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường KCN. Kết quả đánh giá của công nhân viên được thể hiện như sau:

Bảng 4.10. Kết quả đánh giá của công nhân viên về môi trường của 3 công ty Câu hỏi Câu hỏi Trả lời % Có Công ty giầy Sunjade Công ty sữa Lam Sơn Công ty thủy sản Dành cho cán bộ công ty

Công ty hiện nay đã có các chính sách môi trường? 100 100 100

Công ty đã có bộ phận chuyên trách về môi trường và chịu trách nhiệm thi hành các chính sách

chưa? 100 100 100

Công ty có nhân viên quản lý môi trường được đào tạo chuyên môn hay không? 30 100 100

Giấy xác nhận cơ sở đã đầu tư hoàn thành công trình xử lý môi trường? 0 100 100

Báo cáo ĐTM và các thủ tục tương đương đã được phê duyệt? 100 100 100

Công ty có đóng phí bảo vệ môi trường hay không? 100 100 100

Công ty có trang bị bảo hộ lao động cho công nhân khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất hay không? 100 100 100

Cam kết bảo vệ môi trường và các thủ tục tương đương đã được phê duyệt? 100 100 100

Công ty có tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường cho cán bộ công nhân viên hay

không? 100

100 100

Công ty có liên kết với công ty môi trường đô thị để thu gom, xử lý rác thải rắn hay không? 100 100 100

Công ty có hệ thống xử lý nước thải chưa? 100 100 100

Câu hỏi Trả lời % Có Công ty giầy Sunjade Công ty sữa Lam Sơn Công ty thủy sản

Công ty có công trình lưu trữ phế thải rắn không? 100 100 100

Công ty có bộ phận chuyên trách quản lí phế thải rắn không? 100 100 100

Dành cho công nhân trong công ty

Theo ông (bà) chất lượng môi trường sinh hoạt, làm việc trong công ty có quan trọng hay không? 85 100 90

Trong quá trình làm việc Ông (bà) có tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất độc hại không? 75 55 60

Ông (bà) có được cung cấp đồ bảo hộ lao động không? 100 100 100

Ông (bà) có gặp các vấn đề về sức khỏe do môi trường làm việc không đảm bảo trong nhà máy

không? 65

45 50

Ông (bà) có tiến hành phân loại rác trước khi thải bỏ không? 60 75 75

Nhà máy có các điểm thu gom rác (thùng rác/bãi rác) hay không? 100 100 100

Theo ông(bà) thấy, nhà máy có thường xuyên tiến hành thu gom phế thải rắn hay không? 100 100 100

Ông (bà) có tham gia các buổi làm vệ sinh môi trường hay tuyên truyền về môi trường của nhà

máy hay không? 85

85 80

Ông (bà) có biết đến các chính sách môi trường của nhà máy hay không? 80 80 80

Theo ông (bà) hoạt động quản lý môi trường của nhà máy có hiệu quả tốt không? 90 90 80

Bảng 4.11. Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường tại 3 công ty

Công ty

Số lượng công nhân viên môi trường Nhân viên quản lý

môi trường Công nhân môi trường

Công ty giầy Sunjade 01 15

Công ty sữa Lam Sơn 03 04

Công ty thủy sản 02 08

Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra (2016)

Nhận xét:Từ bảng trên cho thấy các công ty đã bố trí cán bộ có trình độ chuyên ngành về môi trường để phụ trách công tác quản lý môi trường trong công ty. Cán bộ phụ trách môi trường có trách nhiệm quản lý, phân công công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải và phế thải rắn, chất thải nguy hại, dọn vệ sinh trong các nhà xưởngcủa công ty.

Tổ chức đội ngũ làm công tác bảo vệ môi trường ở các công ty tuy chưa thực sự mạnh nhưng đã từng bước đáp ứng nhu cầu thực hiện công tác quản lý môi trường.

4.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BA DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TẠI BA DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trong KCN

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thu gom, xử lý nước thải trong quá trình sản xuất của các công ty trong KCN.

- Thực hiện điều tra và phân loại các nhà máy gây ô nhiễm môi trường trong khu công nghiệp để có kế hoạch báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Chủ trì và phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT, Sở Công an (Phòng cảnh sát môi trường) tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong KCN. Có chế tài xử phạt thích hợp cho các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường KCN. Cương quyết đình chỉ hoạt động nếu công ty để tình trạng ô nhiễm kéo dài.

- Tiến hành kiểm soát môi trường tại các công ty trong KCN định kỳ theo cam kết đã đề cập trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/ cam kết bảo vệ môi trường/ đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

 Giải pháp cải thiện quản lý kiểm soát chất thải  Quản lý và xử lý nước thải

-Công ty phải có văn bản thỏa thuận với công ty phát triển hạ tầng về vị trí đấu nối và tiêu chuẩn xả thải trước khi thải vào hệ thống thoát nước KCN.

-Công ty tự kiểm soát chất lượng nước thải của đơn vị trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của KCN. Khi nước thải có dấu hiệu bất thường phải báo cho công ty hạ tầng để xem xét và điều chỉnh nhà máy xử lý nước thải tập trung.

 Quản lý và xử lý phế thải rắn

-Các công ty phải phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh, bố tri kho chứa tạm thời với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường.

-Các công ty có phát sinh chất thải nguy hại phải thực hiện kê khai, đăng ký chủ nguồn thải nguy hại. Hợp đồng thu gom phế thải rắn, chất thải nguy hại với công ty hạ tầng KCN.

-Thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn để tận dụng những nguyên liệu có thể tái sử dụng, tái chế nhằm giảm chi phí xử lý và hạn chế lượng chất thải thải ra môi trường.

 Xây dựng hệ thống quan trắc tự động, giám sát chất lượng môi trường

-Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường để kiểm soát chất lượng môi trường công ty, xem xét ảnh hưởng của công ty tới khu vực xung quanh (bao gồm môi trường khu công nghiệp và sức khỏe công nhân viên).

-Hệ thống quan trắc tự động sẽ giám sát việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của công ty, phát hiện nhanh các vấn đề môi trường để xử lý kịp thời.

-Thông số đo đạc của hệ thống hỗ trợ vận hành công trình xử lý

 Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về bảo vệ môi trường

- Từng bước kiện toàn, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu hoặc chưa đồng bộ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện; tăng cường nhân lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các KCN.

- Chủ động, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường cho các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, giúp các chủ công ty đầu tư vào trong khu công nghiệp ý thức rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong và ngoài khu công nghiệp; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp; khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền phổ biến đến các công ty và người lao động, các hộ dân những hướng dẫn, quy định về bảo vệ môi trường, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện các quy định đó.

- Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ về môi trường tại các công ty nói riêng và KCN nói chung về công tác bảo vệ môi trường.

- Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương chưa đạt được kết quả cao. Đặc biệt là việc chồng chéo về công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường giữa các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến tỉnh và đến cấp cơ sở.

- Đẩy mạnh hoạt động thi đua khen thưởng trong công tác bảo vệ môi trường, động viên kịp thời các công ty thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp -Tăng cường đội ngũ công tác viên tuyên truyền ở cơ sở cả về số lượng và trình độ chuyên môn.

-Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan:Tăng cường sự phối hợp giữa Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa với Chủ đầu tư, Công ty môi trường Trường Thi trong việc triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường KCN.

-Hoàn thiện hệ thống thể chế, quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý phế thải rắn, nước thải của công ty TNHH giầy sunjade việt nam, công ty TNHH sữa lam sơn và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản thuộc khu công nghiệp lễ môn, tỉnh thanh hóa (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)