Thành phần phế thải rắn sản xuất củacông ty sữa Lam Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý phế thải rắn, nước thải của công ty TNHH giầy sunjade việt nam, công ty TNHH sữa lam sơn và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản thuộc khu công nghiệp lễ môn, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 66)

STT Thành phần CTR sản xuất Khối lượng (kg/tháng) Tỷ lệ (%) 1 Vỏ nhựa lỗi, hỏng 3.968,5 19,4 2 Màng nilon (màng co) 1.227,4 6,0 3 Hộp giấy lỗi hỏng 4.768,7 23,4 4 Thùng cacton 10.473,4 51,2 Tổng 20.456 100

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ quý II (2016)

Nhận xét: dựa vào bảng số liệu 4.3 có thể thấy công ty sữa Lam Sơn phát sinh ra không nhiều phế thải rắn, chủ yếu là thùng cacton lỗi bị thải bỏ trong quá trình đóng hộp chiếm 51,2%, ngoài ra thì còn có vỏ hộp sữa chua bằng nhựa và

hộp giấy có bị lỗi hỏng, thải bỏ có khối lượng và kích thước nhỏ nên chỉ chiếm tỷ lệ từ 19,4 đến 24,4%. Còn lại là màng nilon, phục vụ trong quá trình co, đóng lô hộp bị lỗi hoặc vụn nhỏ dư thừa chỉ chiếm 6% trên tổng khối lượng phát sinh phế thải rắn trong quá trình sản xuất.

b. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa

Công ty tiến hành thu mua nguyên liệu tại chỗ,các bạn hàng đến giao hàng tận nhà máy,nguyên liệu được thu mua tại các cơ sở nuôi trồng và đánh bắt trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Phế thải rắn sinh ra chủ yếu từ quá trình sơ chế, chế biến sản phẩm, các khâu tiếp nhận nguyên liệu.Thành phần của phế thải rắn bao gồm các chất hữu cơ giàu protit, lipit và các chất dinh dưỡng. Nguồn gốc từ động vật: đầu, da, xương vun, vỏ tôm,…Ngoài ra còn có chất rắn khó phân hủy (bao bì, nilon).

Bảng 4.4. Thành phần phế thải rắn sản xuất của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa

STT Thành phần CTR sản xuất Khối lượng (kg/tháng)

Tỷ lệ (%)

1 Phế thải rắn hữu cơ( xương, vảy cá, nội tang,…)

65.279,9

52,4 2 Sản phẩm hỏng 23.047,3 18,5 3 Màng nilon (màng co), túi PE 6.353,6 5,1 4 Tro xỉ than 11.212,2 9,0 5 Thùng cacton 18.687,0 15,0

Tổng 124.580 100

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ quý II (2016)

Nhận xét: dựa vào bảng số liệu 4.4 ta thấy trong quá trình sơ chế công ty chế biến thủy hải sản phát sinh ra lượng lớn phế thải rắn hữu cơ như xương, đầu, vảy, nội tạng chiếm 52,4%, ngoài ra nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm dễ ươn bị hỏng hơn các thực phẩm khác, nếu không bảo quản lạnh đúng cách thì cá sẽ nhanh hỏng, thịt cá trở nên nhão và rời rạc, các miếng thịt cá dễ bị nát, sản phẩm hỏng sẽ góp phần làm tăng lượng thải bỏ và chiếm 18,5% tổng lượng chất thải phát sinh. Dạng phế thải này rất nhanh thối rữa và bốc mùi. Ngoài phế liệu thuỷ sản, công ty còn có thể có các thành phần phế thải rắn khác như: Giấy bao gói, túi PE, vỏ hộp cacton, vỏ thùng …từ đóng gói sản phẩm, vận chuyển, các công đoạn sản xuất chiếm từ 5,1% - 15% và một lượng tro xỉ than từ lò hơi cấp nhiệt chiếm 9%.

Dựa vào bẳng thành phần và khối lượng phế thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của ba công ty là khác nhau. Tuỳ theo từng loại hình sản xuất, CTRSX sẽ phát sinh khác nhau về lượng cũng như thành phần, tính chất.

4.3.1.3. Chất thải nguy hại

Vì cả ba công ty đều không thuộc ngành nghề gia công, chế tạo cơ khí, điện tử, mạ kim loại…. Nên lượng chất thải nguy hại thải ra chủ yếu là các loại như can sơn, thùng phuy chứa dung môi, can nhựa dính sơn, dầu nhớt phế thải, giẻ lau nhiễm dầu,.. được thu gom và để vào thùng riêng.

Ngoài ra còn các chất thải nguy hại dạng rắn như: đèn neon, ắc quy, pin, bình xịt muỗi, can đựng dầu nhớt bị hỏng, linh kiện điện tử bị hỏng,…..hoặc một số thành phần đặc thù của công ty nhưng có số lượng không đáng kể.

Bảng 4.5: Lượng phế thải rắn nguy hại phát sinh trong tháng của ba công ty chọn nghiên cứu

Stt Thành phần chất thải nguy hại Khối lượng(kg /tháng) Công ty giầy Sunjade Công ty sữa Lam Sơn Công ty thủy sản 1 Dầu thải 14.000 2.400 7.310 2 Chất thải dạng rắn (đèn, linh kiện

hư hại,can dựng dầu, mực…) 110 59 44

3 Keo thải 25 _ _

Tổng 14.135 2.459 7.354

Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ quý II ( 2016)

Nhận xét: Từ bảng 4.5, ta nhận thấy lượng chất thải nguy hại của ba công ty chủ yếu là dầu mỡ thải chiếm hơn 99% phát sinh trong quá trình vận bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị hoặc rò rỉ từ các thiết bị có sử dụng dầu mỡ, từ kho chứa dầu, từ khu máy phát điện dự phòng. Còn lại là phế thải rắn như: đèn neon, ắc quy, pin, bình xịt muỗi, can đựng dầu nhớt hỏng, linh kiện điện tử bị hỏng với khối lượng 44 - 110kg/tháng chiếm chưa tới 1% lượng chất thải nguy hại phát sinh ra. Riêng nhà máy giầy Sunjade do trong quá trình sản xuất có dung keo để dán giầy nên mỗi tháng có phát sinh ra lượng keo do hết hạn sử dụng khoảng 20 – 30 kg chỉ chiếm 0,18%.

4.3.2. Hệ thống thu gom và xử lý phế thải rắn

Qua quá trình khảo sát thực tế và điều tra phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong nhà máy cho thấy các loại phế thải rắn phát sinh trong công ty đều

được phân loại và thu gon hàng ngày với khối lượng phế thải rắn của 3 công ty được trình bày như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý phế thải rắn, nước thải của công ty TNHH giầy sunjade việt nam, công ty TNHH sữa lam sơn và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản thuộc khu công nghiệp lễ môn, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)