STT Nội dung thông tin Nơi thu thập
1
Các thông tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu nói riêng;
Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu;
2
Các thông tin, số liệu liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu của Thanh tra Bộ Tài chính; những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại;
Thanh tra Bộ Tài chính: Phòng thanh tra 4, 5, 6, 7, 8, Phòng khiếu tố, phòng xử lý sau thanh tra và Phòng Kế hoạch Tổng hợp;
3
Các vấn đề có liên quan đến hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối, kinh doanh xăng dầu.
Các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các Ban ngành có liên quan.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với Lãnh đạo, thanh tra viên làm công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính (Mẫu phiếu điều tra theo Phụ lục 1) và các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (Mẫu phiếu điều tra theo Phụ lục 2). Cụ thể như sau:
+ Thực tế qua 03 năm 2015-2017 cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra 10/29 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu do vậy khi lấy phiếu điều tra, khảo sát cũng như đánh giá công tác thanh, kiểm tra
+ Lãnh đạo, thanh tra viên làm công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài
chính: 77 người. Trong đó, 28/39 lãnh đạo Thanh tra Bộ và trưởng/phó các
phòng nghiệp vụ; và 49/96 thanh tra viên làm công tác thanh tra.
Mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đa dạng và tính đại diện cho các đối tượng thanh tra là các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam của Thanh tra Bộ Tài chính; đồng thời đảm bảo yêu cầu của hoạt động thanh tra. Do đó, các mẫu được lựa chọn trên căn cứ:
+ Đảm bảo yêu cầu, mục đích của hoạt động thanh tra; + Theo đối tượng thanh tra;
+ Theo loại hình đối tượng thanh tra: DN Nhà nước và DN tư nhân. - Nội dung điều tra:
+ Các thông tin liên quan đến các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu của cơ quan thanh tra; những thuận lợi và khó khăn, những kiến nghị, đề xuất của các thanh tra viên;
+ Các thông tin liên quan đến đánh giá của Thanh tra Bộ Tài chính.
- Thang đo Likert: Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert (đánh giá cho điểm) để đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu; với 5 mức điểm về từng chỉ tiêu trong công tác thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu như sau:
(1) Rất kém (2) Kém
(3) Bình thường (4) Tốt
(5) Rất tốt
Sử dụng thang đo Likert cho thấy ý nghĩa của từng giá trị trung bình (TB) đối với thang đo khoảng cách trong phân tích thống kê mô tả được tính như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5 – 1)/5 = 0,8 Do đó ý nghĩa các mức được xác định như sau: