Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểmtra hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (Trang 38 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về công tác thanh tra, kiểmtra đối với hoạt động sản xuất kinh

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểmtra hoạt động sản xuất kinh

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

2.1.5.1. Các yếu tố khách quan

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xét về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau:

a. Về chính sách, chế độ, cơ chế quản lý kinh doanh

Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Yêu cầu của nền kinh tế thị trường là các doanh nghiệp phải được tự chủ trong việc quyết định giá bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hoá của mình.Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành và hoàn thiện rất nhiều các Luật về quản lý kinh tế, tài chính và các Luật chuyên ngành; tạo ra hành lang pháp lý trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Chính sách, chế độ càng rõ ràng, càng minh bạch thì các doanh nghiệp càng có cơ sở để thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra cũng có cơ sở pháp lý để thực hiện, đạt được hiệu quả, hiệu lực cao hơn.

Tuy nhiên, chính sách, tổ chức quản lý doanh nghiệp của Nhà nước còn bộ lộ hạn chế dẫn đến hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn thấp. Ví dụ: Đối với ngành xăng dầu còn những bất cập như Nhà nước duy trì trong một thời gian dài việc bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dẫn đến phản ánh không đúng kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và làm giảm yếu tố tích cực trong quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Việc thành lập các doanh nghiệp xuất phát từ các doanh nghiệp Nhà nước nhưng chưa được tổ chức, sắp xếp lại cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay có thể nói là doanh nghiệp độc quyền mua và độc quyền bán điện dẫn đến hạn chế rất nhiều trong việc cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Điện đồng thời cũng làm hạn chế đến kết quả thanh tra, kiểm tra của doanh nghiệp.

Đối với ngành xăng dầu, riêng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay chiếm khoảng trên 55% thị phần xăng dầu trong nước, dẫn đến việc vận hành các cơ chế quản lý theo thị trường rất khó thực hiện.

b. Về tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra

Nếu việc tổ chức các Cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có chức năng rõ ràng, riêng biệt và cơ chế phối hợp tốt thì hiệu qủa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán doanh nghiệp đạt kết quả cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cũng ngày càng hoàn thiện về cơ chế, chính sách và đạt được kết quả tốt hơn.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của rất nhiều các cơ quan Nhà nước: Kiểm toán Nhà nước (Kiểm toán Nhà nước ở Trung ương, Kiểm toán Nhà nước Khu vực), Thanh tra Nhà nước (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh), Bộ Tài chính (Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Tổng cục Thuế, Thanh tra Cục Thuế...), Thanh tra Bộ chủ quản; Thanh tra chuyên ngành... Để khắc phục tình trạng trùng chéo trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp (Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp với nội dung chính là tránh chồng chéo, trùng lắp công tác thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014...). Tuy nhiên việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán chưa được tốt về phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm toán cũng như phối hợp về nội dung thực hiện và sử dụng kết quả thanh tra, kiểm toán. Từ đó dẫn đến các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhiều nhưng hiệu quả lại không cao. Cụ thể đối với công tác thanh tra, kiểm toán được thực hiện nhiều lần, trong nhiều năm tại một số đơn vị có vốn nhà nước lớn; tuy nhiên kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa nêu bật các tồn tại và chỉ rõ các sai phạm; chỉ đến khi các đơn vị này bị vỡ lở, bung bét các sai phạm và bị điều tra, bị phá sản thì mới chính thức công bố. Điển hình là các sai phạm về tài chính, về đầu tư ngoài ngành, về đầu tư xây dựng cơ bản, về cổ phần hóa tại các Tập đoàn kinh tế lớn như: Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Mobifone, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam,... đã thu hút được sự quan tâm của dư luận trong những năm qua.

2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan

a. Về quy mô, năng lực doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài, đầu tư các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thì sẽ có tác động rất tích cực đến công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, rất nhiều ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam có các doanh nghiệp tham gia có quy mô nhỏ, vốn ít, được tổ chức dưới hình thức công ty gia đình (dùng nhà ở làm trụ sở kinh doanh, sử dụng con cháu không có kiến thức chuyên môn để làm việc...), không tổ chức bộ máy kế toán (thuê kế toán kiêm nhiệm làm báo cáo thuế); bản thân các doanh nghiệp này cũng không có chiến lược phát triển lâu dài... dẫn đến khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

b. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có quy mô lớn, có địa bàn kinh doanh trên phạm vi toàn quốc nhưng vẫn được tổ chức là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, dẫn đến không có đầy đủ tư cách pháp nhân khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Việc tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, kết luận, kiến nghị thanh tra đối với các doanh nghiệp này chỉ được thực hiện thông qua Công ty Mẹ (Ví dụ như: Muốn tiến hành thanh tra đối với Tổng công ty Hạ tầng mạng hay Công ty Viễn thông Quốc tế thì phải ra quyết định thanh tra Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam do 02 đơn vị này hạch toán phụ thuộc Công ty Mẹ - Tập đoàn), dẫn đến khó khăn về việc lập kế hoạch thanh tra, thủ tục tiến hành thanh tra...

c. Nhận thức của doanh nghiệp về công tác thanh tra, kiểm tra

Nhận thức của doanh nghiệp về công tác thanh tra, kiểm tra là nhân tố ảnh hưởng rất lớn. Nếu doanh nghiệp nhận thực đúng về mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra của nhà nước ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm đồng thời tìm ra những bất cập về cơ chế chính sách để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện từ đó doanh nghiệp có sự hợp tác phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thì kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuấ kinh doanh sẽ đạt được kết quả cao.

Ngược lại, doanh nghiệp nhận thức công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu là soi mói, bới lông tìm vết, vòi vĩnh doanh nghiệp thì sẽ tạo ra sự chống đối, không

có sự phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra. Kết quả thanh tra, kiểm tra sẽ bị hạn chế rất nhiều; Đoàn thanh tra, kiểm tra không tiếp cận được với những bất cập về cơ chế chính sách để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh; đồng thời cũng không kịp thời phát hiện được các sai phạm trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp để xử lý.

d. Năng lực trình độ và đạo đức của người cán bộ thanh tra, kiểm tra

Năng lực trình độ và đạo đức của người cán bộ thanh tra, kiểm tra là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Đạo đức, bản lĩnh và năng lực của người cán bộ thanh tra có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu người cán bộ thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng nhưng năng lực kém thì không những không phát hiện ra sai phạm, không phát hiện ra những bất cập về cơ chế, chính sách mà còn làm mất thời gian, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu người cán bộ thanh tra có năng lực tốt nhưng có phẩm chất đạo đức kém, bản lĩnh không vững vàng thì sẽ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)