Kết thúc thanh tra, kiểmtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (Trang 96 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác thanh tra, kiểmtra của thanhtra bộ tài chính đối với các

4.1.3. Kết thúc thanh tra, kiểmtra

Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong đoàn thanh tra để giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kiểm

tra các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra và được thông qua tại DN. Việc thông qua dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính được thực hiện như sau:

Trưởng đoàn thanh tra được ủy quyền thông báo bằng văn bản cho giám đốc DN được thanh tra và các cơ quan liên quan về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra. Thành phần tham dự buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra gồm: Lãnh đạo thanh tra Bộ, Đoàn thanh tra; Giám đốc, phó giám đốc DN, lãnh đạo phòng Kế toán và đơn vị, cá nhân có liên quan;

Trưởng đoàn thanh tra đọc toàn văn dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra. Việc công bố dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra được lập thành biên bản.

Trên cơ sở các ý kiến của DN và cá nhân liên quan, Chánh thanh tra Bộ Tài chính chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra chỉnh sửa và trình Chánh thanh tra ký ban hành Kết luận thanh tra, kiểm tra. Nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra chỉ rõ các sai phạm về quản lý vốn và tài sản Nhà nước (Đối với các công ty Nhà nước); chấp hành pháp luật về giá; và từng sắc thuế. Từng nội dung sai phạm và đề xuất, kiến nghị những giải pháp để DN và các cơ quan có liên quan thực hiện. Kết luận thanh tra, kiểm tra được gửi tới DN, cơ quan chức năng để báo cáo và thực hiện.

Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra, đoàn thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu họp tổ chức rút kinh nghiệm tại Thanh tra Bộ có sự tham dự của lãnh đạo phụ trách. Tiến hành sắp xếp tài liệu thanh tra, kiểm tra, đưa hồ sơ vào lưu trữ.

Khi có kết luận thanh tra, kiểm tra, đoàn thanh tra có trách nhiệm đôn đốc các DN nộp tiền truy thu vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Thanh tra Bộ mở tại Kho bạc Nhà nước tại Thành phố Hà Nội. Thực tế cho thấy, các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu thường chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, có một số các DN cố ý chây ỳkéo dài thời gian nộp tiền hoặc nộp không đủ tiền truy thu vào tài khoản của Thanh tra Bộ. Phòng Xử lý sau Thanh tra chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra. Hàng tháng, năm tổng hợp kết quả theo dõi xử lý sau thanh tra gửi cho các phòng và trưởng đoàn thanh tra.

Bảng 4.13. Kết quả theo dõi xử lý sau thanh tra qua 03 năm 2015 - 2017 ĐVT: Doanh nghiệp ĐVT: Doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1. DN nộp chưa đủ số tiền truy thu 1 2 1 200,0 50,0 100,0 2. DN kéo dài thời gian nộp

tiền dưới 3 tháng 2 2 1 100,0 50,0 70,7 3. DN kéo dài thời gian nộp

tiền từ 3 - 6 tháng 0 0 1 - - - 4. DN kéo dài thời gian nộp

tiền từ 6 tháng - 1 năm 0 1 0 - - - 5. DN kéo dài thời gian nộp

tiền trên 1 năm 0 0 0 - - - (Nguồn: Thanh tra Bộ Tài chính, 2017)

Bảng số liệu trên cho thấy, các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu được thanh tra, kiểm tra chấp hành khá nghiêm chỉnh các quyết định thanh tra, kiểm tra, không có DN nào kéo dài thời gian nộp tiền trên 1 năm. Chủ yếu các DN nộp chưa đủ số tiền truy thu và DN kéo dài thời gian nộp tiền từ 1-2 tháng sau khi có quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)