3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp và nơi thu thập thông tin được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.4. Nội dung thông tin và nơi thu thập số liệu sơ cấp
STT Nội dung thông tin Nơi thu thập
1
Các thông tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu nói riêng;
Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu;
2
Các thông tin, số liệu liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu của Thanh tra Bộ Tài chính; những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại;
Thanh tra Bộ Tài chính: Phòng thanh tra 4, 5, 6, 7, 8, Phòng khiếu tố, phòng xử lý sau thanh tra và Phòng Kế hoạch Tổng hợp;
3
Các vấn đề có liên quan đến hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối, kinh doanh xăng dầu.
Các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các Ban ngành có liên quan.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với Lãnh đạo, thanh tra viên làm công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính (Mẫu phiếu điều tra theo Phụ lục 1) và các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (Mẫu phiếu điều tra theo Phụ lục 2). Cụ thể như sau:
+ Thực tế qua 03 năm 2015-2017 cơ quan Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra 10/29 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu do vậy khi lấy phiếu điều tra, khảo sát cũng như đánh giá công tác thanh, kiểm tra
+ Lãnh đạo, thanh tra viên làm công tác thanh tra của Thanh tra Bộ Tài
chính: 77 người. Trong đó, 28/39 lãnh đạo Thanh tra Bộ và trưởng/phó các
phòng nghiệp vụ; và 49/96 thanh tra viên làm công tác thanh tra.
Mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đa dạng và tính đại diện cho các đối tượng thanh tra là các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam của Thanh tra Bộ Tài chính; đồng thời đảm bảo yêu cầu của hoạt động thanh tra. Do đó, các mẫu được lựa chọn trên căn cứ:
+ Đảm bảo yêu cầu, mục đích của hoạt động thanh tra; + Theo đối tượng thanh tra;
+ Theo loại hình đối tượng thanh tra: DN Nhà nước và DN tư nhân. - Nội dung điều tra:
+ Các thông tin liên quan đến các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu của cơ quan thanh tra; những thuận lợi và khó khăn, những kiến nghị, đề xuất của các thanh tra viên;
+ Các thông tin liên quan đến đánh giá của Thanh tra Bộ Tài chính.
- Thang đo Likert: Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert (đánh giá cho điểm) để đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu; với 5 mức điểm về từng chỉ tiêu trong công tác thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu như sau:
(1) Rất kém (2) Kém
(3) Bình thường (4) Tốt
(5) Rất tốt
Sử dụng thang đo Likert cho thấy ý nghĩa của từng giá trị trung bình (TB) đối với thang đo khoảng cách trong phân tích thống kê mô tả được tính như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5 – 1)/5 = 0,8 Do đó ý nghĩa các mức được xác định như sau:
Bảng 3.5. Ý nghĩa giá trị trung bình thang đo khoảng
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 – 1,80 Rất kém 1,81 – 2, 60 Kém 2,61 – 3,40 Bình thường 3,41 – 4,20 Tốt 4,21 – 5,00 Rất tốt 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Công cụ xử lý: Kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bởi phần mềm Excel.
- Các chỉ tiêu để tổng hợp bao gồm: Số liệu tuyệt đối, số liệu tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu, trên cơ sở đó tính ra số lượng tương đối, cơ cấu. Dựa vào các số liệu thống kê có được để đưa ra các đánh giá chung và xây dựng được các số liệu.
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các đối tượng, các thời điểm các chỉ tiêu qua các thời kỳ: Biến động về số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng.
Sử dụng các chỉ số so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối đểđánh giá động thái phát triển của sự vật, hiện tượng theo thời gian và không gian, như: So sánh số truy thu thuế từ các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu với tổng số thu qua thanh tra, kiểm tra hàng năm; So sánh kết quả thanh tra giữa năm sau với năm trước...
- Phương pháp chuyên gia: Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra. Thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia của ngành thanh tra Bộ Tài chính về những câu hỏi thuộc lĩnh vực thanh tra, kiểm tra để làm sáng tỏ một số quan điểm về những vấn đề còn bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu hiện nay.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
- Số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra;
- Số lượng và tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có trình độ trên đại học, đại học/tổng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra DN;
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có trình độ lý luận chính trị/tổng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra DN;
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có trình độ quản lý Nhà nước/tổng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra;
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thu hồi sau thanh tra, kiểm tra nộp vào Ngân sách Nhà nước
- Thu theo sắc thuế: Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT đối với mặt hàng nhập khẩu xăng dầu…
- Thu theo đối tượng thanh tra, kiểm tra: Doanh nghịêp đầu mối xăng dầu Nhà nước, Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tư nhân.
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung thanh tra, kiểm tra
- Tỷ lệ hoàn thành thanh tra, kiểm tra/kế hoạch thanh tra, kiểm tra; - Số doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm qua thanh tra hồ sơ pháp lý; - Số tiền truy thu chi tiết từng sắc thuế qua thanh tra, kiểm tra;
3.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thanh tra, kiểm tra
- Tỷ lệ số cuộc thanh tra DN đầu mối xăng dầu/ tổng số cuộc thanh tra; - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá;
- Kết quả truy thu thuế các DN qua hoạt động thanh tra, kiểm tra hàng năm; - Tỷ lệ truy thu thuế bình quân/doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra;
- Tỷ lệ số truy thu qua thanh tra, kiểm tra/tổng số thu qua thanh tra; - Tình hình nợ thuế của DN sau thanh tra, kiểm tra;
- Tình hình giảm lỗ của DN sau thanh tra, kiểm tra; - Tỷ lệ giảm lỗ bình quân/DN thanh tra, kiểm tra.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA CỦA THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI NHẬP TRA BỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU MỐI NHẬP KHẨU, KINH DOANH XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 4.1.1. Công tác chuẩn bị và ra Quyết định thanh tra, kiểm tra
4.1.1.1. Thu thập thông tin, tài liệu về doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu thanh tra, kiểm tra
Để lựa chọn chính xác những DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá, thuế và tài chính, khi lựa chọn đối tượng để thanh tratại Thanh tra Bộ Tài chính dựa theo các tiêu chí sau.
+ Tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, doanh thu cao và cung cấp xăng dầu cho nhiều DN kinh doanh nhỏ lẻ. + Doanh nghiệp kinh doanh lỗ liên tục nhiều năm (đặc biệt doanh nghiệp có số lỗ vượt quá số vốn điều lệ) nhưng vẫn có đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp nhiều năm chưa thực hiện thanh tra, kiểm tra. + Các doanh nghiệp có đơn thư tố cáo.
Hộp 4.1. Đối tượng thanh tra được Thanh tra Bộ Tài chính thanh tra trong năm 2016
Nguồn: Trích mục IV và VI của Kế hoạch thanh tra năm 2016, Phòng Thanh tra số 5, Thanh tra Bộ Tài chính
Việc tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu về DN thanh tra, kiểm tra là một bước cần thiết để có được cái nhìn cơ bản về DN và các vấn đề liên quan đến nội
Theo Kế hoạch Thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính năm 2016: “… Thực hiện thanh tra tại 18/23 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu theo Phụ lục số 01 kèm theo; không thực hiện thanh tra 05/23 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu còn lại do các doanh nghiệp này nhập khẩu xăng dầu nhưng không kinh doanh xăng dầu.Trong đó:Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra tại 03 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu gồm Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Thương mại XNK Thanh Lễ - TNHH một thành viên và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng; và Tổng cục Thuế thực hiện thanh tra tại 15 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu...”
dung cần thanh tra và nắm bắt được những điểm cần lưu ý khi tiến hành thanh tra, kiểm tra.
Sau khi tìm hiểu sẽ xây dựng đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Thanh tra Bộ Tài chính hàng năm căn cứ vào chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra của Lãnh đạo Bộ Tài chính trên cơ sở Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu. Qua việc thu thập thông tin về các DN, đặc điểm của các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 4.1. Số lượng DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu thanh tra, kiểm tra qua 03 năm 2015 - 2017
ĐVT: Doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 BQ I. Loại hình DN: 3 3 4 100,0 133,3 115,5 1. DN Nhà nước 2 3 3 150,0 100,0 122,5 2. DN tư nhân 1 0 1 0 - -
II. Theo khu vực: 3 3 4 100,0 133,3 115,5
1. Phía Bắc 2 2 1 100,0 50,0 70,7 2. Phía Nam 1 1 3 100,0 300,0 173,2
Nguồn: Thanh tra Bộ Tài chính (2017)
Bảng 4.1 cho thấy, đối với loại hình DN, Thanh tra Bộ Tài chính chủ yếu thanh tra, kiểm tra loại hình DN Nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân được lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra ít do đặc thù việc nhập khẩu, kinh doanh chủ yếu và sản lượng lớn tập trung ở các DN Nhà nước (năm 2016, không thanh tra, kiểm tra DN tư nhân).
Đối với khu vực, Thanh tra Bộ Tài chính tiến hành thanh tra, kiểm tra các DN đồng đều giữa 2 khu vực phía Bắc và phía Nam, trong năm 2016, Thanh tra Bộ chủ yếu kiểm tra các DN phía Bắc thì sang năm 2017, Thanh tra Bộ thanh tra, kiểm các DN phía nam nhiều hơn. Điều này, nhằm khắc phục tình trạng vi phạm các pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí…của các DN ở các khu vực và kịp thời có đề xuất những giải pháp bình ổn giá hợp lý.
Bảng 4.2. Tình hình kết quả SXKD của các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu thanh tra, kiểm tra qua 03 năm 2015 - 2017
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 BQ 1. Sản lượng nhập khẩu Triệu tấn 4,02 4,17 4,63 103,7 111,0 107,3 2. Sản lượng tiêu thụ Triệu tấn 2,89 3,25 3,84 112,5 118,2 115,3 3. Doanh thu và thu nhập khác Tỷ đồng 41.255 47.981 50.633 116,3 105,5 110,9 4. Lợi nhuận kế
toán trước thuế
Tỷ đồng 1.805 2.181 2.377 120,8 109,0 114,9 5. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.279 1.452 1.673 113,5 115,2 114,4 Nguồn: Thanh tra Bộ Tài chính (2017)
Bảng 4.2 cho thấy, sản lượng nhập khẩu và tiêu thụ xăng dầu của các DN tăng qua các năm nhưng số lượng tăng thấp (sản lượng nhập khẩu tăng trung bình 7,3% và sản lượng tiêu thụ tăng 15,3%). Về doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các DN có tăng nhưng thấp, thậm chí có DN báo lỗ do định mức hao hụt xăng dầu quá lớn, chênh lệch tỷ giá cao và đặc biệt, chi phí thù lao đại lý vượt mức so với quy định. Đây cũng là một trong những vấn đề mà Thanh tra Bộ quan tâm để thanh tra, kiểm tra xem các DN có vi phạm pháp luật về giá, thuế; vấn đề đã và đang tồn tại ở những DN này cũng như những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu.
4.1.1.2. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra và phân công công việc
Thanh tra Bộ Tài chính hàng năm căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, ban ngành liên quan để tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm gửi Lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt. Danh sách doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra trong năm được chủ yếu lấy từ hai nguồn: Danh sách do các phòng thanh tra lập chuyển cho Phòng Kế hoạch Tổng hợp và danh sách doanh nghiệp do các Bộ, ban ngành liên quan cung cấp (như Bộ Công thương, Tổng Cục thuế, Cục thuế các tỉnh...). Ngoài ra, kế hoạch thanh tra, kiểm tra được bổ sung theo yêu cầu của
Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố hoặc Thanh tra Chính phủ hay khi có đơn khiếu nại, tố cáo.
Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra được quy định cụ thể nhằm tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Nếu kế hoạch thanh tra, kiểm tra có sự trùng lặp về đối tượng thì cơ quan quản lý cấp trên sẽ được ưu tiên thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng đó.
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm do Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện phải được báo cáo về Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ban ngành liên quan. Đồng thời, để tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra các DNđầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, kế hoạch thanh tra, kiểm tra các DN này được đối chiếu để loại trừ DN đã nằm trong kế hoạch thanh tra của các cơ quan chức năng khác như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Cục thuế tỉnh, Thanh tra Sở Tài chính.
Qua việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các năm, Thanh tra Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngày càng khoa học hơn dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật của các DNđầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu.
Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra được Bộ Tài chính phê duyệt, tùy vào tính chất, năng lực của từng đoàn thanh tra để lãnh đạo Thanh tra Bộ phân công đoàn thanh tra thực hiện thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầuđối với từng DN cụ thể. Đối với việc thanh tra, kiểm tra diện rộng thường trưởng đoàn sẽ là Phó chánh thanh tra, còn các đối tượng thanh tra thông thường trưởng đoàn sẽ do Trưởng phòng, phó trưởng phòng phụ trách. Thành viên của đoàn thanh tra được lựa chọn là những thanh tra viên được đào tạo về chuyên ngành kinh tế, tài chính... am hiểu về pháp luật về giá, Luật thuế, các chính sách pháp luật khác có liên quan như Luật kế toán, Luật lao động, Luật doanh nghiệp... Thông thường, một đoàn thanh tra gồm 03 đến 5 cán bộ thanh tra, trong đó có một trưởng đoàn thanh tra, một phó trưởng đoàn và các đoàn viên. Riêng đối với các Tập đoàn, Tổng công ty có nhiều đơn vị trực thuộc, phạm vi rộng, đa ngành, đa nghề thì các đoàn thanh tra sẽ có số lượng nhiều khoảng 15-20 người.
Thực hiện quyết định thanh tra của Chánh Thanh tra Bộ, đoàn thanh tra sẽ