Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác thanh tra, kiểmtra hoạt động sản xuất kinh doanh của
2.2.1. Kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểmtra hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh của doanh nghiệp các nước trên thế giới
2.2.1.1. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc
Tại Trung Quốc, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được đặc biệt chú trọng nhất là kiểm tra, giám sát về tài chính. Thực tế cho thấy hoạt động của cơ quan này đã góp phần rất quan trọng trong việc giữ vững kỷ luật quản lý nhà nước.
Trung Quốc thực hiện phân cấp quản lý tài chính theo các cấp hành chính: Quốc vụ viện (Chính phủ), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), huyện, xã. Quốc vụ viện là cơ quan hành chính cao nhất. Các uỷ ban nhân dân tự quản lý các công việc trên địa bàn.
Hệ thống tổ chức kiểm tra, giám sát tài chính của Trung Quốc gồm nhiều cơ quan với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn độc lập và có sự phối hợp với nhau tạo thành cơ chế kiểm tra - giám sát chặt chẽ. Hệ thống này bao gồm các cơ quan ở trung ương:
- Vụ Kiểm tra và giám sát tài chính thuộc Bộ Tài chính:
Bộ Tài chính Trung Quốc có 19 vụ chức năng, trong đó Vụ kiểm tra và giám sát tài chính được đặc biệt chú trọng.
Từ năm 1985 đến nay, Trung Quốc tổ chức mỗi năm 01 lần tổng kiểm tra tài chính trên phạm vi toàn quốc để đưa ra các kết luận, đánh giá toàn diện về hoạt động tài chính, của các cơ quan, đơn vị. Trong các cuộc kiểm tra này, Vụ kiểm tra giám sát tài chính giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là việc hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra, giám sát tài chính. Ngoài ra, Vụ còn có nhiệm vụ kiểm tra 02 đến 03 vụ trong một năm ở cơ quan Bộ Tài chính, đây là quy định bắt buộc nằm trong sự kiểm tra chiều ngang, nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm trong quản lý tài chính, kịp thời ngăn chặn những hành vi lạm dụng chức quyền để vụ lợi.
Thực tế hoạt động những năm qua cho thấy, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tài chính rất cao, đã phát hiện và thu hồi được hàng chục tỷ nhân dân tệ từ việc trốn lậu thuế và các sai phạm về tài chính khác.
- Cục Thẩm kế nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
Cục Thẩm kế trước đây nằm trong bộ phận kiểm tra, giám sát tài chính, đến tháng 9 năm 1983 được thành lập thành đơn vị độc lập. Cục Thẩm kế có 14 phòng thẩm kế đặt tại các thành phố lớn (Thượng Hải, Tây Bắc, Đông Bắc, Quảng Châu…) ở tất cả các tỉnh đều có cơ quan thẩm kế. Những doanh nghiệp có số lượng tiền, tài sản lớn, qui mô hoạt động lớn đều có đơn vị thẩm kế trực thuộc.
Theo quy định của Luật thẩm kế: Cơ quan thẩm kế cùng cấp có quyền thẩm kế dự toán của cơ quan cùng cấp và thẩm kế quyết toán của cơ quan cấp dưới, có quyền thẩm kế cơ quan tài chính cùng cấp. Cục thẩm kế được quyền thẩm kế Bộ Tài chính, việc thẩm kế nhằm:
+ Bảo đảm thực hiện Luật ngân sách ;
+ Bảo đảm cho các đơn vị Trung ương thực hiện đúng dự toán;
+ Phát hiện những vi phạm, xử lý kịp thời, bảo đảm môi trường lành mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội.
- Cục kiểm tra, giám sát thuế thuộc Tổng cục thuế :
Sau khi tiến hành cải cách, các thành phần kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên tình hình trốn lậu thuế diễn ra hết sức phức tạp, gây thất thu lớn cho
ngân sách nhà nước. Vì vậy hệ thống thuế đã được cải cách, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thu thuế được tăng cường. Đến nay có khoảng 6.000 đơn vị kiểm tra, giám sát thuế với khoảng 87.000 người, chiếm 12%-13% cán bộ thuế của Tổng cục thuế.
Cục kiểm tra, giám sát thuế có nhiệm vụ chính: Kiểm tra, giám sát, xử lý các đối tượng trốn, lậu thuế, chống thất thu thuế, bảo đảm hoạt động hệ thống thuế được vận hành và thực hiện có kết quả.
- Bên cạnh những cơ quan này, ở tất cả các địa phương đều có cơ quan kiểm tra giám sát tài chính địa phương, cơ quan kiểm tra giám sát thuế và cơ quan thẩm kế.
Trong thực tế, hoạt động có sự chồng chéo trong công tác kiểm tra và giám sát tài chính, song đây là sự chồng chéo khó tránh khỏi. Để hạn chế tình trạng này các cơ quan kiểm tra, giám sát tài chính tổ chức các cuộc họp để thông báo và thỏa thuận phối hợp thống nhất với nhau về chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát tài chính của mỗi cơ quan, vì vậy đã phát huy được vai trò, hiệu quả của các cơ quan trong quá trình kiểm tra, giám sát tài chính.
Để tăng cường hiệu lực của các cơ quan kiểm tra, giám sát tài chính, Trung Quốc rất coi trọng công tác cán bộ, đảm bảo sự trong sạch của cơ quan này. Cùng với việc đào tạo, tuyển chọn cán bộ, áp dụng chế độ khen thưởng thích đáng, Trung Quốc còn áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với cán bộ công chức vi phạm, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, giám sát tài chính, trong đó quy định cụ thể về “liêm chính” mà mỗi cán bộ đảng viên luôn ghi nhớ và thực hiện.
Trung Quốc có 3 trường chuyên đào tạo thanh tra, kiểm tra mang cấp quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính, cụ thể: Bắc Kinh; Hạ Môn; Thượng Hải. Các trường này đều đồng cấp như nhau.
Kinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát của Trung Quốc có thể cho thấy một số bài học sau:
+ Giữa các cơ quan có chức năng kiểm tra - giám sát tài chính, nhất định phải có sự phân công hợp lý, một mặt tránh giám sát trùng, gây lãng phí về sức người và sức của, mặt khác cần tránh xảy ra "phần trống", xảy ra việc bỏ sót, nhiều cơ quan nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý. Sự giám sát trên các phương diện phải vừa có phối hợp với nhau, chi viện lẫn nhau, đồng thời cũng vừa ràng buộc lẫn nhau.
+ Chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra - giám sát tài chính nhất thiết phải được tăng cường về mọi mặt thông qua công tác đào tạo, tuyển chọn cán bộ, áp dụng chế độ khen thưởng thích đáng, bên cạnh đó nâng cao việc áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với cán bộ công chức vi phạm, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Muốn có người thanh tra viên tốt đòi hỏi phải có người thầy ở lĩnh vực đó phải giỏi. Có như vậy mới có thể thực sự hình thành một hệ thống kiểm tra - giám sát tài chính được mạnh và hoàn chỉnh, đủ sức thực hiện yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mức chi tiêu của Nhà nước, đặc biệt là chi đầu tư XDCB liên tục gia tăng.
+ Thông qua thanh, kiểm tra ứng dụng những phương pháp mới, đưa ra dự đoán, kế sách trong tương lai sau này.
2.2.1.2. Bài học kinh nghiệm của Pháp
Ở Pháp, không thành lập Cơ quan Thanh tra thuộc Chính phủ như ở Việt Nam mà thành lập cơ quan Tổng Thanh tra chuyên ngành ở một số Bộ lớn. Tuỳ vào vị trí, vai trò và tầm quan trọng, các Tổng Thanh tra chuyên ngành được phân thành các cấp độ khác nhau: Cấp độ tối cao, cấp độ cao, cấp độ trung bình và cấp độ thấp. Trong đó, cơ quan Tổng Thanh tra tài chính là một trong bốn cơ quan Tổng thanh tra chuyên ngành ở cấp độ tối cao, có nhiều quyền năng. Đặc biệt, cơ quan Tổng Thanh tra tài chính ngày nay giữ vị trí quan trọng của nền hành chính Pháp, với uy tín không thể phủ nhận so với các cơ quan khác.
Cơ quan Tổng Thanh tra Tài chính nước Cộng hoà Pháp bao gồm các Tổng Thanh tra và các Thanh tra viên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Kinh tế- Tài chính. Tổng Thanh tra Tài chính thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình đối với các kế toán viên Nhà nước và phần lớn các cơ quan Tài chính, các cơ quan có nhiệm vụ thu, phát tiền của Nhà nước, trước hết là các tổ chức thu thuế và kho bạc.
Đối tượng, phạm vi hoạt động của Thanh tra Tài chính:
- Tất cả các công ty, nghiệp đoàn, hiệp hội hoặc doanh nghiệp đã và đang đề nghị xin trợ giúp của Nhà nước, của chính quyền địa phương, hoặc của một cơ quan Nhà nước dưới dạng trợ giúp về vốn, cho vay ứng tiền trước hoặc bảo đảm lợi nhuận đều phải chịu sự kiểm tra xác minh của của cơ quan Tổng Thanh tra Tài chính.
- Các doanh nghiệp Nhà nước có mục đích là hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, công nghiệp hoặc nông nghiệp chịu sự quản lý của Nhà nước.
- Các công ty hoặc tập đoàn có lợi nhuận kinh tế và Nhà nước giữ 50% vốn của các công ty này.
- Các tập đoàn có lợi ích kinh tế được thành lập không có sự góp vốn của Nhà nước nhưng hợp đồng của tập đoàn được Nhà nước trợ giúp hơn một nửa các khoản chi phí điều hành, hay giành cho Nhà nước đa số phiếu trong đại hội các thành viên của tập đoàn.
- Các cơ quan trung ương hay quốc gia với nhiều dạng chương trình trợ giúp, với bảo hiểm xã hội, với trợ cấp gia đình và tương hỗ nông nghiệp.
- Tất cả các loại hình tổ chức và doanh nghiệp khác tiến hành các hoạt động kinh tế theo sự chỉ đạo và đã gọi thầu dưới hình thức góp vốn, cho vay, ứng tiền trước cho sự trợ giúp các doanh nghiệp.
- Các tổ chức chịu sự quản lý đặc biệt (theo các văn bản quy định riêng), gồm: + Cơ quan quốc gia quản lý các nhà máy của Renault.
+ Các Ngân hàng và Công ty Bảo hiểm Nhà nước. + Uỷ ban năng lượng nguyên tử.
+ Công ty Đường sắt quốc gia Pháp. + Cơ quan quản lý giao thông của Paris.
Việc kiểm tra của Nhà nước về kinh tế-tài chính được giao cho các kiểm soát viên Nhà nước, hoặc cũng có thể được giao cho các đợt thanh tra đặc biệt.
Từ năm 2008 trở lại đây, cơ quan Tổng Thanh tra Tài chính Pháp đã tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra hiệu quả chính sách công. Bên cạnh đó, cơ quan Tổng Thanh tra Tài chính Pháp vẫn duy trì nhiệm vụ thanh tra tính tuân thủ nhằm phát hiện các gian lận trong công tác kế toán công, đánh giá hiệu quả công việc của kế toán của Tổng cục Tài chính công. Tổng Thanh tra Tài chính thực hiện thanh tra mỗi năm 1 lần với Tổng cục Tài chính công. Hình thức thanh tra kiểm tra: Tổng Thanh tra Tài chính thực hiện công tác thanh tra kiểm tra trực tiếp tại một đơn vị cơ sở (cấp vùng hoặc cấp tỉnh) hoặc thực hiện thanh tra kiểm tra chuyên đề, ví dụ: Năm 2016 Tổng Thanh tra Tài chính Pháp thực hiện thanh tra chuyên đề công tác quản lý tài chính của Tổng cục Tài chính công đối với các bệnh viện công.
Phương thức thanh tra tài chính ở Pháp đã được đổi mới. Trước đây, hoạt động thanh tra chủ yếu là kiểm tra sau quá trình thực hiện của các đơn vị (thanh tra sau); chủ yếu là xem xét cụ thể theo từng nội dung. Ngày nay, người ta nhấn mạnh nhiều hơn đến việc thanh tra diễn ra trong quá trình thực hiện (thanh tra trong) nhằm kịp thời phát hiện những hoạt động cần điều chỉnh và những quy định cần sửa đổi; việc kiểm tra, xem xét mang tính tổng thể hơn. Các thanh tra viên không chỉ đóng vai trò phán quyết mà còn đóng vai trò cố vấn. Hoạt động thanh tra mang tính thường xuyên (tính kế hoạch) nhiều hơn mang tính đột xuất theo vụ việc nhằm tạo nên sự “răn đe” nhất định (coi trọng mục tiêu phòng ngừa) đối với các hành vi sai trái. Hoạt động thanh tra tài chính không chỉ tiến hành thanh tra trực tiếp tại các đơn vị mà còn tiến hành các hoạt động nghiên cứu, điều tra, phân tích theo từng chuyên đề cụ thể được Bộ trưởng giao cho. Thanh tra không chỉ là nhằm nhận xét hay sửa chữa, khắc phục mà còn tham gia giải quyết các vấn đề chung, liên quan đến sự phát triển, phù hợp với công tác quản lý; Thanh tra không chỉ được coi là cơ quan tai mắt, là công cụ quản lý của Bộ trưởng mà còn được coi là cơ quan chất xám, tham mưu đắc lực cho Bộ trưởng.
2.2.2. Kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong những năm qua, Bộ Tài chính đã tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn với chức năng quản lý tài chính nhà nước, trên các lĩnh vực: thanh tra công tác quản lý tài chính vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước; thanh tra công tác quản lý các tài chính, kiểm tra, kiểm soát các yếu tố chi phí hình thành giá và việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế... Công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính đã có nhiều kết quả tốt trong việc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện nghiêm kỷ luật về thuế và góp phần ổn định giá cả, an sinh xã hội. Kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn với chức năng quản lý tài chính nhà nước, được thể hiện trên các mặt:
- Kinh nghiệm trong việc tổ chức cuộc thanh tra:
Tổ chức thanh tra theo Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước kết hợp với tổ chức thanh tra theo chuyên đề là nét đổi mới tích cực trong những năm gần đây của Thanh tra Bộ Tài chính.
Trước đây, công tác tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chủ yếu là tổ chức thanh tra theo Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước nhằm thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý tài chính, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước tại các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Có thể nói đối với
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là “pháo đài bất khả xâm phạm” đối với
công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài chính, các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ chịu sự thanh tra, kiểm tra về thuế của Cơ quan Thuế.
Trong những năm gần đây, ngoài việc tổ chức thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính đã tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thuộc các hình sở hữu vốn khác nhau, cùng sản xuất kinh doanh một ngành hàng.
Ví dụ: Thanh tra Bộ Tài chính đã lập kế hoạch và tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá và thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sắt thép; sữa cho trẻ em dưới 06 tuổi; xi măng; thức ăn chăn nuôi; thuốc bảo vệ thực vật;...
Kinh nghiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chuyên đềđã mở rộng được diện, đối tượng thanh tra mà còn mang lại kết quả rất cao do có sự đối chiếu, so sánh, phát hiện và nhân rộng kết quả thanh tra đối với các doanh nghiệp khác nhau.
- Kinh nghiệm về phát hiện các dạng sai phạm phổ biến:
Công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng chú trọng đến việc đúc rút kinh nghiệm phát hiện các sai phạm phổ biến.
+ Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, ngoài các Luật, Nghị định, Thông tư về quản lý tài chính áp dụng chung cho tất các các loại hình doanh nghiệp thì mỗi Tập đoàn, Tổng công ty đều có các văn bản về cơ chế tài chính, chế độ kế toán riêng dựa trên các Luật quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên ngành.
Ví dụ: Cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam tuân thủ theo Luật Dầu khí; các Hợp đồng Dầu khí tuân thủ theo nội dung quy định tại từng Hợp đồng Dầu khí, tuân thủ Hiệp định về Dầu khí, Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần... với từng nước. Trên cơ sở đặc thù của hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, chế độ kế toán cũng có những quy định riêng; Cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam tuân thủ theo Luật Hàng không.