Tiến hành thanh tra, kiểmtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (Trang 81 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác thanh tra, kiểmtra của thanhtra bộ tài chính đối với các

4.1.2. Tiến hành thanh tra, kiểmtra

4.1.2.1. Công bố Quyết định thanh tra, kiểm tra

Đoàn thanh tra gửi giấy mời “Công bố quyết định thanh tra” cho các DN

đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu và các cơ quan liên quan như Bộ Công thương, Tổng Cục thuế, Cục thuế, UBND các tỉnh…

Buổi công bố quyết định thanh tra được tổ chức tại DN được thanh tra, kiểm tra với thời gian, địa điểm, thành phần như trong giấy mời. Về phía đại diện Thanh tra Bộ Tài chính tham gia buổi công bố quyết định này gồm có 01 lãnh đạo, cán bộ giám sát hoạt động đoàn thanh tra và toàn bộ thành viên đoàn thanh tra.

Hình 4.2. Quyết định thanh tra DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu

Nguồn: Phòng Thanh tra số 5, Thanh tra BTC

Sau khi công bố Quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN, đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra theo nội dung thanh tra được quy định trong quyết định. Thời gian thanh tra thường không quá 45 ngày. Trưởng đoàn thanh tra phân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn thanh tra theo nội dung Quyết định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra và mỗi thành viên trong đoàn thanh tra có trách nhiệm lập nhật ký thanh tra, kiểm tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của cuộc thanh tra, kiểm tra từ khi công bố Quyết định thanh tra, kiểm tra đến khi có kết luận thanh tra, kiểm tra.

Lập nhật ký thanh tra, kiểm tra là một bước không thể thiếu trong công tác thanh tra, kiểm tra. Nhật ký thanh tra, kiểm tra ngoài việc ghi lại toàn bộ diễn biến của cuộc thanh tra, kiểm tra còn ghi lại công việc, trách nhiệm của mỗi thành viên đối với phần công việc được giao, ghi lại từng sự kiện liên quan trực tiếp tới DN và cán bộ thanh tra. Tuy nhiên trên thực tế, không phải bất cứ cán bộ thanh tra nào cũng nghiêm túc thực hiện lập nhật ký thanh tra, kiểm tra đúng thời gian, đúng sự kiện. Một số trường hợp nhật ký thanh tra, kiểm tra được lập sau cùng để hoàn thiện chứng từ, quy trình thanh tra, kiểm tra; lập nhật ký thanh tra, kiểm tra mang tính chất đối phó hoặc thay đổi nhật ký thanh tra, kiểm tra cho phù hợp với kết luận thanh tra, kiểm tra. Cũng có những trường hợp DN cố tình trì

hoãn, không ký vào biên bản ghi nhận số liệu, biên bản yêu cầu cung cấp tài liệu từng ngày làm việc.

Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra sổ sách, chứng từ do DN cung cấp, để có cái nhìn tổng quát ban đầu về DNđầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu cần tiến hành trao đổi với người có thẩm quyền của DN về những vấn đề như: Hình thức sở hữu, xác định trụ sở chính, các địa điểm kinh doanh, sơ đồ cơ cấu tổ chức của DN, quy trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ, đối tượng khách hàng chủ yếu, mối quan tâm của DN về lĩnh vực giá, thuế… Trong quá trình trao đổi, cán bộ thanh tra sẽ sử dụng kỹ năng phỏng vấn của mình để đưa ra các câu hỏi cho lĩnh vực cần quan tâm, gợi mở hướng thanh tra cũng như phát hiện các nghi vấn sơ bộ ban đầu. Tiếp đó đoàn thanh tra tiến hành tham quan cơ sở DN để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của DN, khẳng định xem dịch vụ hàng hoá sản xuất có đúng được mô tả trong quá trình phỏng vấn không. Chú ý những bằng chứng về kê khai giá, chênh lệch tỷ giá, định mức tiêu hao... DN hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu thường nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài nên cần có cơ sở tính giá; kê khai, nộp thuế và hoàn thuế nhập khẩu khi áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đãi đặc biệt của mặt hàng xăng dầu. Ngoài ra, các DN này có quy mô đầu tư rất lớn, tài sản cố định cũng như nguồn đầu tư dài hạn lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc kê khai thực hiện nghĩa vụ thuế của DN. Việc tham quan cơ sở DN giúp cho cán bộ thanh tra có cái nhìn thực tế để so sánh tình hình kinh doanh thực tế của DN với những nghiệp vụ kinh tế được hạch toán trên sổ sách của DN.

Trao đổi trực tiếp và tham quan cơ sở sản xuất của DN là phương pháp thanh tra bổ trợ nhưng đem lại hiệu quả lớn, góp phần tích cực vào kết quả thanh tra, kiểm tra. Trên thực tế, một số đoàn thanh tra đã bỏ qua quá trình này mà bắt tay thực hiện thanh tra, kiểm tra chứng từ, sổ sách của DN ngay sau khi công bố quyết định thanh tra.

4.1.2.2. Tiến hành thanh tra, kiểm tra

a. Thanh tra, kiểm tra hồ sơ pháp lý, tính trung thực của tài liệu tại các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu có liên quan đến pháp luật về giá, thuế

Công tác kiểm tra giấy phép kinh doanh và đăng ký thông tin người nộp thuế là công việc cơ bản đầu tiên trước khi chính thức kiểm tra sổ sách, chứng từ, tài liệu của các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính yêu cầu DN cung cấp hồ sơ liên quan như: Giấy phép đầu tư, dự án, điều lệ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế...

Trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của người nộp thuế thể hiện các thông tin cơ bản của người nộp thuế như: Tên người nộp thuế, tên giao dịch, địa chỉ kinh doanh, địa chỉ nhà xưởng sản xuất, tên người đại diện theo pháp luật, quy mô dự án đầu tư, vốn điều lệ, vốn đầu tư, mục tiêu dự án đầu tư, ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt đông của dự án, thuế suất thuế TNDN, các ưu đãi, miễn giảm thuế.

Đăng ký thuế: Mỗi người nộp thuế sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế gồm đăng ký thông tin người nộp thuế như tên DN, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên lạc, thời gian bắt đầu hoạt đông, các loại thuế phải nộp, số tài khoản ngân hàng, đăng ký tên người đại diện theo pháp luật, tên kế toán trưởng, hình thức hạch toán kế toán (hạch toán độc lập hay phụ thuộc).

Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của DN. Mục tiêu của việc đăng ký hồ sơ pháp lý nhằm giúp cơ quan thuế quản lý chặt chẽ người nộp thuế ngay từ khi bắt đầu hoạt động và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó cơ quan quản lý Nhà nước tra cứu, kiểm tra, lên kế hoạch thanh tra khi cần thiết.

Qua kiểm tra thông tin trên đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế có thể thấy được chủ đầu tư theo đăng ký của DN, từ đó đối chiếu với nguồn vốn đầu tư thực tế, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, ... Trong giai đoạn 2015 - 2017, nhìn chung hồ sơ pháp lý và các tài liệu của các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu đều thể hiện tính trung thực và theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua thanh tra các DNnày trong những năm vừa qua, Thanh tra Bộ vẫn phát hiện một số sai sót như sau:

Bảng 4.8. Tổng hợp hồ sơ pháp lý qua thanh tra, kiểm tra tại DN của Thanh tra Bộ Tài chính qua 03 năm 2015 - 2017

ĐVT: Doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng cộng DN sai phạm Tỷ lệ DN sai phạm/Tổng DN thanh tra, kiểm tra(%) DN chưa góp đủ vốn điều lệ 1 0 0 1 10 DN KD mặt hàng chưa đăng ký trong GPKD 0 0 0 0 0

Bảng 4.8 cho thấy:

+ DN chưa góp đủ vốn theo đăng ký, nhưng do thiếu vốn kinh doanh nên vay vốn để bủ đắp và phải chi trả lãi vay chỉ xảy ra tại 1 DN được thanh tra, kiểm tra năm 2015. Qua thực tế thanh tra, kiểm tra, sai phạm này chủ yếu tập trung vào các DN Nhà nước do các thành viên góp vốn chưa nộp đủ hoặc nộp chậm so với quy định của Luật doanh nghiệp.

+ Không xuất hiện trường hợp DN nào được thanh tra, kiểm tra xuất hóa đơn bán hàng cho những mặt hàng mà không thực hiện đăng ký trong Giấy phép kinh doanh và đăng ký thuế. Đây là biểu hiện đáng mừng trong công tác phát hiện sai phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ gốc cho thấy do nhận thức của một số lãnh đạo DN còn hạn chế, chưa đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của các chứng từ gốc nên hồ sơ tài liệu chưa đủ tính chất pháp lý như thiếu chữ ký của lãnh đạo, hoặc phó giám đốc là người không được ủy quyền lại thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế. Tuy những sai sót phát hiện qua thanh tra, kiểm tra chưa để lại hậu quả nhưng cũng là bài học cần rút kinh nghiệm cho các DN này trong quá trình kinh doanh.

b. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá và thực hiện các biện pháp bình ổn giá của Nhà nước

Thanh tra Bộ Tài chính căn cứ bản danh sách chi tiết lưu trữ cơ sở dữ liệu về giá bán xăng, dầu qua các lần điều chỉnh để xác định lại giá mua, bán thực tế trên thị trường tại thời điểm giao dịch của các DN. Đồng thời, báo cáo kết quả đối chiếu giá mua, bán để đưa ra cơ sở dữ liệu pháp lý về giá; chỉ ra sự bất hợp lý trong hạch toán nhằm gian lận thuế. Mặt khác, thông qua thể tích bồn chứa để xác định cơ sở kinh doanh xăng dầu bán hàng có xuất hóa đơn không; quản lý giá khi có biến động về giá của mặt hàng xăng, dầu… Vì vậy, trên thực tế khi thanh tra, kiểm tra các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, Thanh tra Bộ đã phát hiện ra một số lỗi vi phạm như hạch toán vào chi phí xăng dầu hao hụt vượt định mức, không đúng quy định của Quy chế kinh doanh xăng dầu; định mức hao hụt của các công đoạn cao hơn định mức hao hụt tổng hợp thực tế; việc quản lý, điều hành giá bán xăng dầu chưa phù hợp với quy định; thực hiện chưa đúng trích Quỹ bình ổn xăng dầu...

Trong năm vừa qua, liên quan đến giá xăng dầu là việc áp dụng thuế bình quân gia quyền trong công thức tính giá cơ sở. Đây là một giải pháp tình thế do Bộ Tài chính đưa ra trong bối cảnh tồn tại song song 2 sắc thuế nhập khẩu khác nhau, chênh lệch gấp đôi giữa thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN (ATIGA, 10%) và thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường từ các thị trường khác (MFN, 20%).

Trước năm 2016, Thanh tra Bộ Tài chính cho biết liên bộ Công thương - Tài chính áp dụng thuế MFN trong điều hành là không phù hợp với thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu, dẫn tới giá cơ sở tăng lên, tạo nên một khoản thặng dư lớn cho các đơn vị đầu mối. Theo tính toán, nhờ chênh lệch này, 10 DN đầu mối được thanh tra, kiểm tra qua 3 năm 2015 - 2017 đã hưởng lợi khoảng hơn 3.200 tỷ đồng. Năm 2016, từ kỳ điều hành 21/3, giá cơ sở được áp dụng thuế bình quân gia quyền, tuy có hợp lý hơn, nhưng chỉ mang tính tình thế, không giải quyết được tận gốc vấn đề, vì vẫn phát sinh chênh lệch thuế nhập khẩu giữa xây dựng và thực tế. Cụ thể, 10 DN đầu mối, trong năm 2016 vẫn chênh lệch hơn 1.300 tỷ đồng.

Qua thanh tra, kiểm tra sổ sách thực tế cho thấy, DN đầu mối được hưởng thuế ATIGA sẽ được lợi từ 5 - 25% đối với dầu DO năm 2015; 0,6 - 10% đối với dầu DO năm 2016, cao hơn 5,74 - 10% đối với xăng. Đây là nhân tố tác động chính làm giá cơ sở thực tế tại đơn vị thấp hơn so với giá cơ sở do liên bộ điều hành, khiến DN tăng thêm lợi nhuận khoảng 4.800 tỉ đồng, trong đó, thặng dư cao nhất tại Petrolimex với khoảng gần 3.000 tỉ đồng.

Ngoài thuế, việc điều hành giá xăng dầu thông qua trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá cũng được Thanh tra Bộ đánh giá còn bất cập, như giá tăng vẫn vừa trích vừa xả quỹ, khiến giá vẫn tăng và tồn quỹ tại đầu mối vẫn lớn. Theo kết quả Thanh tra, kiểm tra, có 3/10 DN đầu mối âm quỹ bình ổn.

Ví dụ: Năm 2016 qua thanh tra, kiểm tra đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và 1 công ty xăng dầu thành viên cho thấy xảy ra nhiều vi phạm, đặc biệt chưa thực hiện đúng quy định trích Quỹ bình ổn xăng dầu. Tập đoàn khoán hao hụt tổng hợp và hạch toán hao hụt xăng dầu qua kho tính theo định mức vào giá vốn tại công ty mẹ. Định mức hao hụt của các công đoạn cao hơn hao hụt tổng hợp thực tế từ 35 đến 48% nhưng chưa kịp thời điều chỉnh, đã làm tăng giá vốn, giảm hiệu quả kinh doanh. Tập đoàn còn hạch toán vào chi phí xăng dầu hao hụt vượt định mức, không đúng quy định của Quy chế kinh doanh xăng dầu. Việc

quản lý, điều hành giá bán xăng dầu nội bộ của công ty mẹ đối với các công ty xăng dầu thành viên chưa phù hợp với quy định trong các Quy chế kinh doanh xăng dầu và chưa phù hợp với giá bán do Liên bộ Tài Chính-Công Thương công bố… Công ty thành viên của Tập đoàn buông lỏng điều kiện thanh toán khi hợp đồng tái xuất xăng dầu, cho phép bên mua chậm thanh toán nhưng không có điều kiện để đảm bảo thu hồi, làm phát sinh công nợ khó đòi hơn 278.000 USD, nguy cơ mất vốn.

Dưới đây là số liệu tổng hợp về một số vi phạm trong việc chấp hành chế độ về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá và thực hiện các biện pháp bình ổn giá của Nhà nước:

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật về giá của các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu qua 03 năm

2015 - 2017

ĐVT: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng cộng DN sai phạm

Tỷ lệ DN sai phạm/Tổng DN thanh tra, kiểm tra

(%)

DN kê khai, đăng ký và

niêm yết giá sai, thiếu 1 1 0 2 20 DN thực hiện chưa đúng

về việc trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu (âm Quỹ bình ổn)

1 1 1 3 30

Nguồn: Thanh tra Bộ Tài chính (2017)

Qua bảng 4.9 ta thấy, qua 3 năm 2015 - 2017, vẫn tồn tại các DN vi phạm pháp luật về giá, chiếm 20 - 30% tổng số DN được thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, năm 2017, không còn DN nào kê khai, đăng ký và niêm yết giá sai, thiếu. Đây là dấu hiện đáng mừng, cho thấy thái độ và ý thức tuân thủ pháp luật về giá của các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, có 3/10 DN đầu mối thanh tra, kiểm tra âm quỹ bình ổn giá, điều này khiến giá vẫn tăng và tồn quỹ tại đầu mối vẫn lớn.

c. Thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn

Tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán của bất kỳ DN nào đều phản ánh thực tế tình hình kinh doanh của DN đó. Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính đã

yêu cầu các DN đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu cung cấp sổ sách chứng từ kế toán, hóa đơn, báo cáo tài chính...Các văn bản liên quan như: Thông tư số 200/2014/TT - BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014 về việc Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, thay thế chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 244/2009/TT- BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp; Nghị định 51/2010 NĐ-CP ngày 04/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ; và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan...

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN này thời gian qua cho thấy việc tổ chức hệ thống kế toán của các DN nhìn chung đều tuân thủ các quy định hiện hành của Luật Kế toán và các chuẩn mực kế toán. Các DN đều dựa trên quy định của pháp luật và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị để tổ chức một hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra của thanh tra bộ tài chính đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (Trang 81 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)