Bối cảnh khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 28 - 29)

1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực ASEAN 15 năm trở lại đây (2002-2017)

1.1.2. Bối cảnh khu vực

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực ASEAN. Ba năm tiếp theo, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng cùng với những thảm họa thiên nhiên liên tiếp kéo đến khu vực Đông Nam Á nên quá trình phục hồi kinh tế của các quốc gia khu vực ASEAN trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chính vì lý do đó, ASEAN đã tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế với các tổ chức và các quốc gia lớn trên thế giới nhằm giúp đỡ nhau thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ. Đồng thời ASEAN cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Nếu hai bên bắt tay cùng hỗ trợ lẫn nhau thì nền kinh tế của mỗi bên đều phát triển hơn. ASEAN sẽ có thêm nguồn lực để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Còn Trung Quốc sẽ có cơ hội thể hiện với thế giới mình là một nước lớn có khả năng chi phối các nước trong khu vực. Dựa vào hợp tác kinh tế với khu vực ASEAN để Trung Quốc thúc đẩy quan hệ chính trị nhằm giải quyết các tồn tại trong mối quan hệ của Trung Quốc với khu vực, lấy hợp tác kinh tế khu vực xung quanh Trung Quốc làm bàn đạp để Trung Quốc ―đi ra thế giới‖.

Từ năm 2002, nền kinh tế khu vực ASEAN đã bước đầu thoát khỏi tình trạng trì trệ với mức tăng trưởng kinh tế đạt con số khả quan là 3,7% trong đó Thái Lan và Việt Nam đạt 6%, Indonesia đạt 4,5%, Singapore là 4,2%.10 Những con số đó đã khẳng định nhờ sự nỗ lực của từng quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và thế giới đã đưa ASEAN thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế. Nền kinh tế ASEAN tăng trưởng với tốc độ ổn định cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 ập đến làm cả thế giới lao đao, nền kinh tế của các cường quốc trên thế giới cũng đi vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng. Mặc dù nền kinh tế ASEAN cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của khu vực không bị sụt giảm quá nghiêm trọng. Hơn thế nữa, bắt đầu từ năm 2002, ASEAN đã càng nhận thấy thêm sự phát triển mạnh mẽ Trung Quốc và xác định được tầm quan trọng của liên kết kinh tế Trung Quốc – ASEAN nên tháng 11 năm

2002 ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện. Hiệp định này chính là cơ sở cho hai bên tiếp tục tiến hành đàm phán và ký kết thêm nhiều hiệp định hợp tác nữa trong tương lai, nhằm đưa nền kinh tế ASEAN và Trung Quốc thêm vững mạnh và phát triển hơn nữa.

Cùng với quan hệ kinh tế quốc tế, xu thế phát triển kinh tế khu vực và hợp tác khu vực trong 15 năm trở lại đây cũng rất phát triển nhưng cũng vẫn còn rất nhiều thách thức nên đòi hỏi các nước trong khu vực ASEAN cần điều chỉnh các chính sách hợp tác kinh tế cho phù hợp hơn với hợp tác kinh tế khu vực và toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)