Quan hệ hợp tác đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 40 - 43)

2.1. Hiện trạng

2.1.3. Quan hệ hợp tác đầu tư

Do cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn cầu vào năm 2009, đồng thời chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đầu tư đang nóng lên trên toàn thế giới nên vào ngày 15 tháng 8 năm 2009, tại Hội nghị Thương mại và Kinh tế Trung Quốc – ASEAN lần thứ 8 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh và các Bộ trưởng Thương mại và Tài chính của 10 nước ASEAN đã cùng ký kết thỏa thuận đầu tư Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN. Việc ký kết hiệp định này đã thể hiện rõ mục đích của Trung Quốc và các nước ASEAN sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng tài chính, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong thời điểm khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá thương mại và đầu tư, chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đầu tư, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á và phục hồi kinh tế thế giới.

Thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN gồm 27 điều trong đó các nhà đầu tư hai bên đều đi đến sự đồng thuận trong việc đối xử tối hệ quốc, đối xử công bằng giữa các quốc gia; bảo đảm tính thống nhất, tạo môi trường minh bạch, khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện các quy định liên quan đến đầu tư; thúc đẩy đầu tư song phương giữa hai bên phát triển mạnh mẽ hơn. Từ sau khi ký kết Hiệp định đầu tư và xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đến nay, đầu tư song phương giữa hai bên luôn được mở rộng.24

Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại Trung Quốc, trong vòng mười năm từ năm 2003 đến năm 2013, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào ASEAN tăng từ 120 triệu đô la Mỹ lên đến 7,27 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 60 lần, tốc độc tăng trưởng

24 Agreement on investment of the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation between the Association of Southeast Asian Nations and the People’s Republic of China, http://asean.org

bình quân là 50,8%.25 Trong 10 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc đã đầu tư vào ASEAN 3,99 tỷ đô la Mỹ, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến cuối năm 2015, tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN là 57,08 tỷ đô la Mỹ, và tổng đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc là 99,4 tỷ đô la Mỹ. Đầu tư hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN lên tới 156,48 tỷ đô la Mỹ.26

Hai năm trở lại đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vẫn trên đà tăng mạnh, tỷ trọng tổng đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới đã lên đến 13,5%, các doanh nghiệp Trung Quốc có vị trí và ảnh hưởng lớn trong đầu tư trực tiếp trên thế giới. Năm 2016, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đã lập kỷ lục mới là 196,20 tỷ đô la Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Mỹ (299 tỷ đô la Mỹ). Trong năm 2017, khi phải đối mặt với tình hình đầu tư toàn cầu phức tạp và tăng cường giám sát vốn xuyên biên giới trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đạt 134 tỷ USD, giảm 32% so với cùng kỳ.27 (xem biểu đồ 6)

25 <中国—东盟自贸区谈判进入关键时刻>,2015-11-24,<Thời điểm quan trọng đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN> http://www.gov.cn/zhengce/2015-11/24/content_2971461.htm 26 <中国-东盟经贸合作形势及展望>,2016-04-29,<Tình hình hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc – ASEAN và triển vọng> http://asean.mofcom.gov.cn/article/o/g/201609/20160901387817.shtml

27 <海外投资推进中国国际化进程>,2018-05-09,< Đầu tư nước ngoài thúc đẩy quốc tế hóa của Trung Quốc> http://www.sohu.com/a/231051024_498851

Hình 6: Đầu tƣ hai chiều Trung Quốc – ASEAN (2011 – 2017) (tỷ đô la Mỹ)

Nguồn: số liệu tác giả tự tổng hợp từ website của Bộ thương mại Trung Quốc

Nhìn vào biểu đồ 6, có thế nhận thấy kim ngạch đầu tư hai chiều của Trung Quốc và ASEAN luôn tăng rất mạnh và ổn định. Từ năm 2014, Trung Quốc đã tăng cường xúc tiến và thúc đẩy chiến lược ―Vành đai và Con đường‖ nhằm mở ra một vòng đàm phán mới về hợp tác đầu tư. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã thực hiện các thỏa thuận mới về vốn, thành lập một Quỹ đầu tư mới trị giá 40 tỷ đô la Mỹ và mở một ngân hàng đầu tư đặc biệt ở châu Á. Nhận thấy ASEAN là vùng kinh tế trọng điểm dọc theo con đường tơ lụa và vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên biển ở thế kỷ 21 nên Trung Quốc đã tiến hành thực hiện chiến lược "Vành đai và con đường" với thái độ cởi mở, hy vọng kết hợp và kết nối được với ASEAN trong tương lai. ASEAN đã được thêm vào như một thành viên sáng lập của ngân hàng đầu tư châu Á. Với việc giới thiệu quy hoạch quốc gia có liên quan và việc thực hiện liên tục các dự án cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực giao thông, điện, truyền thông và các lĩnh vực khác, hợp tác đầu tư của Trung Quốc với ASEAN sẽ mở ra một cơ hội phát triển mới. Vào tháng 8 năm 2014, Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành các cuộc đàm phán nâng cấp FTA, quyết định các điều kiện tiếp cận, trao đổi nhân sự và các khía cạnh khác để thúc đẩy việc mở rộng và tăng cường đầu tư và tự do hoá thương mại, Việc đàm phán lại "Hiệp định Đầu tư" dựa trên vấn đề đối xử quốc gia và những tiêu cực trước khi gia nhập sẽ giúp Trung Quốc có được sự bảo đảm mạnh mẽ hơn về thể chế và sự hỗ trợ mới cho hoạt động hợp tác đầu tư của ASEAN. Vào cuối năm 2014, tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN lần thứ 17, Trung Quốc cũng đề xuất gói hỗ trợ mới trị giá 10 tỷ đô la Mỹ; tiếp thêm 2 tỷ đô la Mỹ cho giai đoạn hai của Quỹ Hợp tác Đầu tư Trung Quốc – ASEAN, thành lập các khoản vay trị giá 10 tỷ đô la Mỹ cho các dự án cơ sở hạ tầng của ASEAN, hỗ trợ 3 tỷ Nhân dân tệ viện trợ tự do cho các thành viên kém phát triển của ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)