Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 66 - 69)

2.3. Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và các nƣớc CLM

2.3.4. Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Campuchia

Dưới sự thúc đẩy và tăng cường hợp tác tích cực của hai chính phủ, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Campuchia đã vượt qua được những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Từ năm 2002 đến năm 2008, hợp tác thương mại song phương duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn hai chữ số trong sáu năm liên tiếp. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thương mại song phương lại sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên suy giảm này không đáng kể và đã được phục hồi nhanh chóng.

Trong năm 2011, kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc – Campuchia tăng 17,97%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Campuchia 2,70 tỷ đô la Mỹ, tăng 16,98% và kim ngạch nhập khẩu từ Campuchia đạt 215 triệu đô la Mỹ, tăng 16,85%. Năm 2012, thương mại song phương giữa hai

56 <中国与老挝发展合作的评估与展望>,2016,<Đánh giá và triển vọng phát triển hợp tác Trung Quốc - Lào>, Tr.16

57 <中国对老挝投资大幅增长>,2017-05-04, <Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Lào> http://www.mofcom.gov.cn/article/i/dxfw/cj/201705/20170502569214.shtml

nước chiếm 21,45% tổng lượng thương mại nước ngoài tại Campuchia, trong đó lượng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Campuchia chiếm 33,27% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.58

5 năm trở lại đây, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Campuchia đang được thúc đẩy nhanh hơn, kim ngạch thương mại song phương ngày càng tăng. Năm 2017, Trung Quốc đã trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất của Campuchia. Campuchia xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 3,92% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc chủ yếu bao gồm: sản phẩm gỗ, hàng dệt kim, cao su thiên nhiên, giày dép và các sản phẩm máy móc.

Với sự phát triển của chiến lược ―Vành đai và con đường‖ của Trung Quốc, không gian hợp tác kinh tế, thương mại của Trung Quốc và Campuchia ngày càng mở rộng. Campuchia đã trở thành điểm đến đầu tư của rất nhiều công ty Trung Quốc. 15 năm trở lại đây, Trung Quốc là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia.

Trong năm 2015, tổng số tiền Campuchia nhận được đầu tư đạt 4,64 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó Trung Quốc là nước đầu tư nhiều nhất với số tiền đầu tư là 865 triệu đô la, chiếm 18,62% tổng mức đầu tư, và nhiều hơn 6,5% so với tất cả các quốc gia khác. Trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Campuchia đạt 2,34 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào Campuchia trong các lĩnh vực như thủy điện, lưới điện, truyền thông, công nghiệp dịch vụ, công nghiệp dệt may, nông nghiệp, y học, năng lượng và các lĩnh vực khác.59

58 郑国富, <中国与柬埔寨双边经贸合作关系论析>,2013,<Phân tích quan hệ hợp tác thương mại song phương Trung Quốc - Campuchia>, Tr.27

59 < 2017年版―一带一路‖之柬埔寨市场投资发展机遇分析报告>,<Báo cáo phân tích cơ hội phát triển đầu tư tại thị trường Campuchia trong chiến lược ―Vành đai và con đường‖>, 2017

Tiểu kết

Từ năm 2002 – 2017, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển đã thúc đẩy việc hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN trên lĩnh vực kinh tế và thương mại. Có thể thấy Trung Quốc luôn là quốc gia ủng hộ các nước thành viên ASEAN trên mọi lĩnh vực từ những ngày đầu hợp tác. Dưới tác động mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc và thị trường lao động dồi dào của ASEAN, hợp tác thương mại và đầu tư song phương giữa hai bên luôn duy trì đà tăng mạnh. ASEAN đánh giá cao các kết quả đạt được từ việc Trung Quốc – ASEAN phát triển quan hệ và hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Năm 2017 là năm thứ 15 các nước tham gia ký ―Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN‖. Cùng với sự nỗ lực của các bên, thành quả hợp tác kinh tế thương mại trong những năm qua đã được thể hiện rõ rệt, xây dựng thành công ACFTA, thương mại hai bên tăng trưởng ổn định, quy mô đầu tư không ngừng được mở rộng, các lĩnh vực hợp tác từng bước được tăng cường. Tuy quan hệ hợp tác song phương giữa Trung Quốc và 5 nước thành viên có nền kinh tế phát triển trong khối ASEAN hiệu quả và phát triển hơn nhưng những năm gần đây các nước CLMV cũng đang thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế của mình, nhằm thúc đẩy tiềm năng kinh tế của mỗi nước.

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH 15 NĂM THỰC HIỆN QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC – ASEAN VÀ

TRIỂN VỌNG

ACFTA được chính thức ra mắt vào tháng 11 năm 2002 khi Trung Quốc và ASEAN tiến hành ký kết ―Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN‖, đến năm 2010, ACFTA được chính thức xây dựng đã đẩy nhanh quá trình thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư của Trung Quốc và ASEAN đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc, các nước thành viên ASEAN và thế giới. Sự tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế thế giới và khu vực. Những thay đổi đó không chỉ mang lại những hiệu quả trong hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN mà hai bên còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức mới. Đón nhận những khó khăn và thách thức mới một cách khách quan sẽ giúp Trung Quốc và ASEAN tìm kiếm được nhiều lợi thế và tránh được các bất lợi trong quá trình hai bên thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)