Triển vọng hợp tác Trung Quốc – ASEAN trong tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 76 - 77)

3.3. Triển vọng trong tƣơng lai và những tác động đến quá trình hợp tác kinh

3.3.1 Triển vọng hợp tác Trung Quốc – ASEAN trong tương lai

Năm 2017 là dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, và cũng là năm Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX. Sau Đại hội Đảng, chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn Việt Nam và Lào – hai nước láng giếng của Trung Quốc để bày tỏ tín hiệu muốn xây dựng một cộng đồng dân cư phát triển tại khu vực ASEAN. Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Lý Khắc Cường đã đến thủ đô Manila của Philippines để tham dự hàng loạt các cuộc gặp mặt với các nhà lãnh đạo Đông Á nhằm thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – ASEAN từ lâu dài sang ổn định, bền vững.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 27 tháng 7 năm 2017, các chuyên gia về quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã có những bình luận tích cực về mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Nhà nghiên cứu Trương Học Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á, Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc cho biết: Trong năm 2017, Trung Quốc và ASEAN đã luôn hỗ trợ chính sách ngoại giao của nhau, cùng nhau nâng cao tầm quan trọng của quan hệ song phương và sự hỗ trợ vững chắc của Trung Quốc đối với vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực.

Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2017, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN tăng 18,5% so với cùng kỳ, thể hiện rõ hợp tác thương mại giữa hai bên đang có sự thay đổi rõ rệt. Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN với tốc độ nhanh hơn các thị trường khác và ASEAN cũng đã thành công trong việc xuất khẩu đa dạng các mặt hàng công nghiệp sang Trung Quốc. Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh tại Đông Nam Á, sự phát triển này sẽ đem lại

nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.

Nhìn lại 15 năm qua, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc – ASEAN là Hiệp định đầu tiên mà Trung Quốc và ASEAN cùng xác định hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực. Việc triển khai hiệp định này đã mang lại nhiều hiệu quả đồng thời kéo theo nhiều lợi ích cho các bên và doanh nghiệp của mỗi nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên cũng đang đối mặt với một số vấn đề và thách thức cần được giải quyết, đặc biệt, với hoạt động đầu tư song phương ngày càng tăng của các doanh nghiệp, hai bên cần tạo môi trường đầu tư ổn định và cởi mở hơn, khắc phục các hạn chế và kiểm soát sự không hợp lý về đầu tư song phương và tạo thêm cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp.

Trong tương lai, với việc củng cố liên tục và tăng cường hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN – Trung Quốc cùng với thực hiện hiệu quả các chính sách và biện pháp khác nhau trong "phiên bản nâng cấp" của Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN khu vực thương mại tự do ASEAN sẽ chuyển hướng tới một mức độ hội nhập cao hơn và đạt được sự phát triển nhảy vọt mới. Với nỗ lực chung của tất cả các bên, hai bên tin rằng mục tiêu thương mại song phương năm 2020 sẽ đạt được mục tiêu 1000 tỷ đô la, trong khi Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư 150 tỷ đô la Mỹ trong 8 năm tới. Chính những hi vọng đó cũng sẽ đóng một vai trò tích cực hơn cho Trung Quốc và các nước ASEAN đạt được những lợi thế bổ sung, cùng nhau phát triển bền vững và đạt được lợi ích lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)