Tác động đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 77 - 89)

3.3. Triển vọng trong tƣơng lai và những tác động đến quá trình hợp tác kinh

3.3.2. Tác động đến Việt Nam

Trong 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện và phát triển ACFTA của Trung Quốc và ASEAN đã giúp Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, mở rộng thêm nhiều cơ hội hợp tác toàn diện với nước lớn như Trung Quốc. Đồng thời góp phần thúc đẩy Việt Nam cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với hợp tác kinh tế khu vực. Ngoài ra việc Trung Quốc thực hiện chiến lược ―Vành đai và con đường‖ cũng giúp Việt Nam có cơ hội phát triển hệ thống hạ tầng, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, Việt Nam có thể phát huy vai

trò ―đầu cầu‖ trong quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN để thu hút được lợi ích về kinh tế, thương mại, trở thành một trong nững trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc với các nước và ngược lại.

Tuy nhiên việc thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN và việc ủng hộ chiến lược ―Vành đai và con đường‖ của Trung Quốc sẽ có nguy cơ tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhưng khi đó Trung Quốc sẽ trở thành nguồn đầu tư chủ yếu vào hạ tầng cơ sở Việt Nam. Hơn nữa, hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực sẽ ít nhiều phụ thuộc và chịu sự chi phối của Trung Quốc, từ đó làm gia tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc về kinh tế. Đồng thời, Việt Nam sẽ chịu nhiều sức ép trong điều chỉnh chính sách kinh tế từ bên ngoài. Để thu được lợi ích kinh tế, Việt Nam phải điều chỉnh chính sách và cơ cấu nền kinh tế sao cho phù hợp với chiến lược ―Vành đai và con đường‖, nhưng với những tồn tại, yếu kém hiện nay, đây là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Hơn nữa việc mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư sẽ làm gia tăng sự phụ thuốc kinh tế của Việt Nam với các nước, khi một ―mắt xích‖ trong chiến lược này bị trục trặc thì kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi bị tác động. Bên cạnh đó, khi Việt Nam đồng thuận với ASEAN và Trung Quốc trong hợp tác kinh tế toàn diện đồng nghĩa với Việt Nam phải thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những điều kiện của hợp tác kinh tế toàn diện vì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông như đường xá, vận tải,…ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước phát triển trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Tiếp đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực cũng là vấn đề ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế toàn diện trong khu vực của Việt Nam. Ngoài ra, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn nhiều hạn chế so với các nước phát triển trong khu vực. Hiện nay, các sản phẩm khoa học công nghệ Việt Nam, dù đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc

hậu. Việc đổi mới công nghệ so với mặt bằng chung vẫn còn chậm cũng là nguyên nhân khiến hợp tác kinh tế toàn diện của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

Để đối phó được với những khó khăn đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, khu vực. Theo đó, tích cực hội nhập trong khuôn khổ ASEAN, cùng các nước trong khối ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng MPAC 2025. Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập trung xây dựng các tập đoàn có thực lực và ưu thế cạnh tranh quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng như công nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh,…Tuy nhiên vẫn phải giữ vững và phát triển các thế mạnh truyền thống của đất nước. Tiếp theo cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng nguồn lực nhằm cung cấp nguồn nhân lực đủ trí và tài đáp ứng với nhu cầu kinh tế mở cửa hội nhập, đặc biệt tập trung vào chống chảy máu chất xám, có những chính sách thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Cuối cùng, Việt Nam cần phải phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất. Phấn đấu đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.

Tiểu kết

Trải qua 15 năm trở thành quan hệ đối tác chiến lược của nhau, ASEAN và Trung Quốc có mối quan hệ sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và văn hóa. Trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, Trung Quốc và ASEAN cần bảo vệ vững chắc chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, thúc đẩy hợp tác khu vực và RCEP để đạt được tiến bộ thực chất. Đối với các quốc gia trong khối ASEAN cần tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại với Trung Quốc, thường xuyên tiến hành các hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai bên, cùng nhau bảo vệ hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc, ủng hộ việc sớm ký kết RCEP, qua đó mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân ở Trung Quốc và các nước ASEAN, đóng góp vào sự thịnh vượng và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các nước đã trao đổi sâu rộng về phương hướng đẩy mạnh hợp tác và liên kết ASEAN trên nhiều lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, cần chú trọng tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư nội khối, mở rộng liên kết kinh tế khu vực và hợp tác với các đối tác, tiếp tục các nỗ lực thuận lợi hóa môi trường kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp… phát triển, thúc đẩy kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực. Đối với Việt Nam, để tranh thủ điều kiện thuận lợi và khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Nhà nước cần xây dựng chiến lược, chính sách thị trường với đối tác Trung Quốc, tăng cường xúc tiến thương mại đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt thông tin về thị trường Trung Quốc, đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Về phía doanh nghiệp, sẽ thuận lợi khi nắm vững và đáp ứng quy tắc xuất xứ và tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất khu vực, cũng như toàn cầu, cần phải tìm hiểu để nắm được những thông tin về các cơ hội và lợi ích của những hiệp định được ký kết, tìm ra các giải pháp kỹ thuật để tận dụng ưu đãi. song song với việc các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đàm phán thuế quan và đàm phán về quy tắc xuất xứ thì các doanh nghiệp cần phải phấn đấu đáp ứng được quy tắc xuất xứ của hàng hóa.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thiết lập mối quan hệ hợp tác, Trung Quốc và ASEAN đã gặt hái được nhiều thành tựu, trong đó nổi bật nhất là quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện. Dưới tác động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động trong 15 năm qua, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN đã và đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế sâu rộng. Để đảm bảo các nước ASEAN và Trung Quốc đều đạt được những lợi ích của phát triển kinh tế, hai bên đã kí kết ―Hiệp định khung về phát triển kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN‖. Việc kí kết Hiệp định biểu thị mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đang đứng ở một điểm khởi đầu mới và bước vào một giai đoạn phát triển mới. Qua đó cho thấy việc hợp tác kinh tế khu vực giữa Trung Quốc và ASEAN không chỉ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thế giới, mà còn phản ánh lợi ích chung của cả hai bên.

Để góp phần tìm hiểu thêm về quá trình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, luận văn 15 năm thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)đã hệ thống hóa những số liệu hợp tác nổi bật trong quan hệ thương mại song phương và hợp tác đầu tư giữa hai bên. Trên cơ sở pháp lý và tình hình kinh tế thế giới được nói đến ở chương 1, luận văn đã tiến hành phân tích tình hình hợp tác kinh tế của khu vực ASEAN và Trung Quốc trong 15 năm qua. Từ đó chỉ ra những hiệu quả và khó khăn khi hai bên tiến hành hợp tác kinh tế toàn diện.

Dựa trên những phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thu thập được, luận văn đã nêu được ba hiệu quả trong 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực thương mại song phương, hợp tác đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế; 3 khó khăn trong quá trình hợp tác kinh tế toàn diện và 3 thách thức của hai bên khi các nước lớn cũng đang thúc đẩy phát triển hợp tác với khu vực ASEAN. Muốn thúc đẩy và phát triển hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN, ngoài việc phát huy những lợi thế có sẵn và tiếp tục phát huy các thành tựu hai bên đã đạt được, Trung Quốc và ASEAN cần phải thực hiện việc đổi mới nhằm cải thiện những mặt hạn chế, yếu kém, đồng thời phải biết tận dụng những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của hợp tác song phương trong thời gian tới.

Do khuôn khổ thời gian nghiên cứu cũng như những hạn chế về hiểu biết, kinh nghiệm nên luận văn còn nhiều điểm thiếu sót như: nội dung phân tích vẫn còn chưa sâu, một vài số liệu chưa được cập nhật,...Tuy vậy, với những nghiên cứu có được, luận văn hi vọng đem lại một cái nhìn tổng quát về quá trình hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1. Bộ công thương, Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng, NXB Bộ công thương, 2010.

2. Cổ Tiêu Tùng, “Một trục hai cánh” xây dựng cục diện mới hợp tác khu vực Trung Quốc – ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(68), tr.41-54. 3. Đỗ Tiến Sâm, Hợp tác Trung Quốc – ASEAN và tác động của nó đến tiến trình

xây dựng cộng đồng ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2007, số 6(76), tr.35-40.

4. Hoàng Khắc Nam, Cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong bối cảnh hợp tác Đông Á, Hội thảo ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tới, 2007, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

5. Hứa Ninh Ninh, Nguyễn Chí Thành (dịch), Tổng kết 15 năm hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2007, số 4(74), tr.38-46.

6. Lê Tuấn Thanh, Tác động của Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc tới quan hệ Việt – Trung, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2007, số 4(74), tr.47-56. 7. Mai Thúy Bảo Hạnh, Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2012),

Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 2016, tập 5, số 2

8. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng quan kinh tế thế giới 2010: Phục hồi nhưng chưa bền vững, Bài nghiên cứu NC-23, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thùy Linh, Tổng quan kinh tế Thế giới 2001 – 2010, Phòng nghiên cứu quốc tế, 07/01/2011.

10.Nguyễn Tiến Minh, Hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2015, số 10(95), tr.43-51

11.Nguyễn Thu Mỹ, “25 năm quan hệ ASEAN – Trung Quốc: quá trình, thành tựu và vấn đề”, Nhà xuất bản Thế giới

12.Phạm Hồng Yến, Quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN trong bối cảnh hình thành Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2008, số 2(81), tr.54-68.

13.Trần Đình Thiên, Liên kết ASEAN: Kinh tế và triển vọng, NXB Thế giới, 2005. 14.Trần Văn Thọ, ―Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt

Nam‖, Nhà xuất bản Trẻ, 2010.

15.Võ Đại Lược, Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (CACEC), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2006, số 1(65), tr.14-17.

16.Võ Hồ Bảo Hạnh, Nhìn lại tình hình kinh tế thế giới 5 năm qua và một số triển vọng năm 2014, Tạp chí Phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr.62-67.

17.陆建人, 范文衣, 祚军 , ―中国-东盟合作发展报告.2014-2015 平装‖, 中国社 会科学出版社, 2015

18.Tạm dịch: Lục Kiến Nhân, Phạm Văn Y, Tô Quân ―Báo cáo phát triển hợp tác Trung Quốc – ASEAN năm 2014 – 2015‖, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc, 2015.

19.张恒俊,―中国 – 东盟经济关系研究‖,江西人民出版社.

20.Tạm dịch: Trương Hằng Tuấn, ―Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN‖, Nhà xuất bản nhân dân Giang Tây

21.賀聖达,―中国 – 东盟自由贸易区的建构与我们面临的机遇和挑战‖,东南 亚纵横,第7期,页1-8.

22.Hạ Thánh Đạt, ―Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN: cơ hội và thách thức‖, Tạp chí Đông Nam Á, Kỳ 7, Tr.1-8

23.郑国富,―一带一路‖建设背景下中国与文莱双方贸易合作发展的提升路 径‖,东南亚纵横,4/2016,页55-59.

24.Trịnh Quốc Phú, ―Lộ trình phát triển hợp tác thương mại song phương Trung Quốc – Brunei trong bối cảnh thực hiện chiến lược ―Vành đai và con đường‖, Tạp chí Đông Nam Á, 4/2016, Tr.55-59

25.沈名辉,仇莉娜,―中国 – 东盟经贸关系 40 年:回顾与展望‖,海外投资 与出口信货,2016,1期,页23-27.

26.Thẩm Minh Huy, Cửu Li Na, ―Nhìn lại 40 năm quan hệ Trung Quốc – ASEAN và triển vọng‖, Báo đầu tư và xuất khẩu hải ngoại, 2016, Kỳ 1, Tr.23-27

27.中国发展和改革委员会,―中国对外投资报告‖,中国人民出版社,11/2017. 28.Ủy ban cải cách và phát triển Trung Quốc, ―Báo cáo đầu tư nước ngoài của

Trung Quốc‖, Nhà xuất bản nhân dân Trung Quốc, 11/2017

29.郑国富,―中国与泰国双方贸易合作发展的状况,问题与对策‖,经济论 坛,9/2014,页139-145.

30.Trịnh Quốc Phú, ―Phát triển hợp tác song phương Trung Quốc – Thái Lan: Hiện trạng, vấn đề và đối sách‖, Diễn đàn kinh tế, 9/2014, Tr.139-145

31.许利平,―中国 – 印尼合作关系:现状与挑战‖

32.Hứa Lợi Bình, ―Quan hệ hợp tác Trung Quốc – Indonesia: Hiện trạng và thách thức‖ 33.黄日涵,海佳伟,――一带一路‖投资风险研究之菲律宾‖,26/3/2015.

34.Hoàng Nhật Hàm, Hải Giai Vỹ, ―Thác thức đầu tư của Philippines trong chiến lược ―Vành đai và con đường‖, 26/3/2015

35.罗海峰,―印尼与中国贸易现状及存在的问题分析‖,国际经贸,2016年,

4期,页29-31.

36.La Hải Phong, ―Phân tích quan hệ thương mại Trung Quốc – Indonesia: Hiện trạng và các vấn đề tồn tại‖, Báo kinh tế quốc tế, Kỳ 4, 2016, Tr.29-31

37.于瑾,―冷战后中国与东盟国家经济关系的建构‖,硕士学位论文,

11/2007,国际关系与外交事务研究院

38.Vu Cẩn, ―Kết cấu quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN sau chiến tranh Lạnh‖, Luận văn Thạc sỹ, 11/2007, Học viện quan hệ quốc tế

39.蒋兴红, ―走向 21 世纪的中国与东盟经贸关系分析研究‖,研究生学位论

文,4/2003,西南财经大学

40.Tưởng Hưng Hồng, ―Nghiên cứu phân tích quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN những năm đầu thế kỷ 21‖, Luận văn Tiến sỹ, 4/2003, Đại học tài chính Tây Nam

41.杨荣国, ―一带一路‖公共外交战略研究‖,研究生学位论文,6/2017,兰 州大学

42.Dương Vinh Quốc, ―Nghiên cứu chiến lược ngoại giao công chúng ―Vành đai và con đường‖, Luận văn Tiến sỹ, 6/2017, Đại học Lan Châu

43.单红,―中国与缅甸经贸合作发展趋势分析‖,硕士学位论文,5/2014,广 西大学

44.Thiền Công, ―Phân tích xu thế phát triển hợp tác kinh tế Trung Quốc – Myanmar‖, Luận văn Thạc sỹ, 5/2014, Đại học Quảng Tây

45.李光辉,―中国-东盟战略伙伴关系与经贸合作十年回顾与前景展望‖,9/2013 46.Lý Quang Huy, ―Nhìn lại 10 năm hợp tác kinh tế và mối quan hệ chiến lược

Trung Quốc – ASEAN và triển vọng‖, 9/2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)