Hiệu quả hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 69 - 71)

15 năm kể từ khi hai bên ký kết ―Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN‖, Trung Quốc và các nước ASEAN luôn tăng cường hội nhập kinh tế trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau về chính trị, thúc đẩy hợp tác thương mại song phương và mở rộng đầu tư hai chiều, thực hiện mục tiêu cùng nhau phát triển, các bên cùng có lợi.

Thứ nhất, thương mại song phương đang phát triển nhanh chóng. Từ năm 2003 đến năm 2013 được gọi là "thập kỷ vàng" của quan hệ hợp tác song phương giữa Trung Quốc và ASEAN. Nhìn vào Hình 4: Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc – ASEAN có thể thấy hợp tác thương mai của hai bên luôn duy trì được đà tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2002 – 2017. Từ năm 2009, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Ngoài ra, đến năm 2011, ASEAN đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Năm 2012, kim ngạch thương mại song phương đạt 400,1 tỷ đô la Mỹ, tăng trung bình hàng năm là 22%, gấp 7,3 lần so với năm 2002. Năm 2016, tổng

kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 452,20 tỷ đô la Mỹ, và chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại nước ngoài của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục duy trì đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. ASEAN cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba, thị trường xuất khẩu lớn thứ tư và là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc. Trong năm 2016, Trung Quốc và ASEAN kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại. Đến năm 2017, là năm thứ 15 Trung Quốc và ASEAN thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện, trùng với việc kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững, tốc độ tăng trưởng đạt 16,2%, cao hơn 3,2 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng thương mại trung bình toàn quốc. Trong số đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước ASEAN lên đến 108.86 tỷ đô la Mỹ, và nhập khẩu từ ASEAN lên đến 86.80 tỷ đô la.

Thứ hai là lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng gia tăng và đạt được nhiều hiệu quả. Trung Quốc và ASEAN là một trong những nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất của nhau. Tính đến cuối năm 2002, tổng số tiền đầu tư song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 30,1 tỷ đô la Mỹ. Trong 10 năm qua, khoản đầu tư hai chiều vào Trung Quốc và ASEAN đã tăng hơn 70 tỷ đô la Mỹ, với tổng kim ngạch đầu tư hai chiều đạt 107 tỷ đô la Mỹ. Đến cuối tháng 5 năm 2017, khoản đầu tư hai chiều của Trung Quốc và ASEAN đã vượt ngưỡng 183 tỷ đô la Mỹ, trong đó tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc lên đến 108 tỷ đô la. Trong những năm gần đây, Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho các nước ASEAN thông qua việc thành lập Quỹ Hợp tác đầu tư Trung Quốc – ASEAN, cung cấp khoản tín dụng ưu đãi và nhiều hình thức hỗ trợ khác. Ví dụ như vào tháng 4 năm 2009, Trung Quốc tuyên bố sẽ cung cấp 15 tỷ đô la Mỹ khoản vay tín dụng cho các nước ASEAN trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm tới và quyết định thành lập Quỹ hợp tác đầu tư Trung Quốc trị giá 10 tỷ đô la Mỹ. Vào tháng 11 năm 2011 Trung Quốc cũng tuyên bố hỗ trợ thêm khoản vay tín dụng trị giá 10 tỷ đô la Mỹ (bao gồm 4 tỷ đô la Mỹ cho các khoản vay ưu đãi). Hiện tại, việc cung các cấp khoản vay tín dụng đã được tiến hành suôn sẻ, thúc

đẩy mạnh mẽ cho việc xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, phát triển công nghiệp, cứu trợ thiên tai và đào tạo nhân sự. Sự hỗ trợ này đã đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế của các nước ASEAN phát triển.60 Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nguồn đầu tư nước ngoài chính của một số nước trong khu vực ASEAN, như Campuchia, Lào…Trong 15 năm trở lại đây khi chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp của họ đầu tư ra nước ngoài và ASEAN chính là điểm đến đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp. Đến cuối năm 2011, Trung Quốc đã có hơn 2400 doanh nghiệp đầu tư vào ASEAN. Tính đến cuối tháng 10 năm 2012, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký các hợp đồng kỹ thuật với các nước ASEAN có giá trị gần 140 tỷ đô la Mỹ trong đó tổng doanh thu đạt 91,75 tỷ đô la Mỹ. Đến cuối tháng 5 năm 2017, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký các hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tại ASEAN với giá trị lên đến 296,27 tỷ đô la Mỹ. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày càng đầu tư các dự án với số lượng lớn vào các nước ASEAN như dự án đường cao tốc, đường sắt, cầu, cảng, hàng không, khai thác năng lượng,…

Thứ ba, hai bên đang nỗ lực phát triển nhanh hơn trong lĩnh vực hội nhập kinh tế khu vực. Sau khi hoàn thành ACFTA trong năm 2010, các cuộc đàm phán về nâng cấp FTA đã hoàn thành vào năm 2015. Đồng thời, hai bên có một loạt các thỏa thuận thể chế cho hội nhập kinh tế khu vực. Cả hai bên đều tham gia tích cực vào RECP (thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện khu vực). Trung Quốc và ASEAN đã đạt được một sự đồng thuận để cùng nhau thúc đẩy các cuộc đàm phán RCEP trong năm kết thúc tốt đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)