Cơ sở pháp lý của hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 29 - 34)

(2002 – 2017)

Nhằm thúc đẩy, củng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN với tinh thần đưa nền kinh tế Trung Quốc và ASEAN cùng phát triển và thịnh vượng, tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc diễn ra tại Campuchia vào tháng 11 năm 2002, các nhà lãnh đạo các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc tạo cơ sở pháp lý cho ASEAN và Trung Quốc tiến hành đàm phán và kí kết các hiệp định hợp tác kinh tế khác, cụ thể như sau:

- Tháng 11 năm 2004, Trung Quốc và ASEAN tiến hành kí kết Hiệp định về Thương mại Hàng hóa

- Tháng 7 năm 2007, tiến hành kí kết Hiệp định về Thương mại Dịch vụ - Tháng 8 năm 2009, kí kết Hiệp định Đầu tư

Tất cả những hiệp định được kí kết giữa hai bên đều là bước tiền đề dẫn tới việc thành lập Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) vào ngày 1 tháng 1 năm 2010.

Trong bản Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, ASEAN và Trung Quốc khẳng định: ―Mong muốn giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các Bên, giảm chi phí, tăng thương mại và đầu tư nội vùng, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra một thị trường rộng hơn với các cơ hội lớn hơn, và tối ưu hoá hiệu quả kinh tế theo qui mô cho thương mại giữa các Bên, mở rộng

tính hấp dẫn của các Bên để thu hút vốn và nhân tài‖.11 Hai bên tin tưởng rằng việc xúc tiến thiết lập một khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc sẽ tạo ra mối quan hệ hợp tác, gắn kết chặt chẽ, giúp cho kinh tế khu vực nói chung, các nước ASEAN nói riêng cùng với Trung Quốc ổn định và phát triển.

Với nhận thức như vậy, ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận các mục tiêu hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định là tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc. Tích cực tự do xúc tiến thương mại hàng hoá và dịch vụ. Cùng nhau khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chắt chẽ hơn giữa các bên, và tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mới của ASEAN và tạo nhịp cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên.12

Cũng trong Hiệp định đó, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau thỏa thuận và đàm phán nhằm thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) trong vòng 15 năm thông qua những biện pháp hợp tác kinh tế như: loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế quan trong thương mại hàng hóa; hầu hết các lĩnh vực hợp tác đều tiến tới tự do hóa thương mại dịch vụ; trong khuôn khổ FTA, các bên cùng nhau thiết lập cơ chế đầu tư cạnh tranh và mở cửa nhằm thúc đẩy đầu tư; với các thành viên mới của ASEAN cần thực hiện các cách ứng xử đặc biêt và mềm dẻo; đối với khu vực nhạy cảm trong lĩnh vực hàng hóa, đầu tư và dịch vụ các bên cần thỏa thuận mềm dẻo và linh hoạt dựa trên nguyên tắc hợp tác đôi bên cùng có lợi; cùng nhau tiến hành các biện pháp giúp đầu tư và thương mại hiệu quả hơn như đơn giản hóa thủ tục hải quan và thỏa thuận công nhận lẫn nhau; thúc đẩy và phát triển hợp tác ASEAN – Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhằm làm gắn bó thêm liên kết thương mại và đầu tư giữa các bên.

Tóm lại, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN được ký kết nhằm thể hiện mong muốn tăng cường các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ XXI của các nhà lãnh đạo các nước khu vực ASEAN và lãnh đạo Trung Quốc.

11 Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-Operation Between ASEAN and the People's Republic of China Phnom Penh, 4 November 2002, http://asean.org

12

Từ cuối năm 2002 đến năm 2017 là khoảng thời gian Trung Quốc và ASEAN tích cực thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và hai bên đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Sau khi kí kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 11 năm 2002, tháng 10 năm 2003 tại đảo Bali – Indonesia , hai bên đã bắt tay kí kết ―Tuyên bố chung về hợp tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng‖ nhằm đi đến quyết định thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược. Trên cơ sở Hiệp định khung Hợp tác kinh tế toàn diện, năm 2004, Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành ký Hiệp định về Thương mại hàng hóa, thiết lập giai đoạn khởi động của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA). Vào tháng 7 năm 2005, Hiệp định về Thương mại hàng hóa bắt đầu được đi vào thực hiện với hơn 7000 mặt hàng được cắt giảm thuế. Trong năm 2007, hai bên đã tiến hành ký kết Hiệp định Thương mại dịch vụ. Đến năm 2009, tiếp tục tiến hành ký kết Hiệp định Đầu tư. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2010, Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) chính thức được thành lập, trở thành nền tảng của hợp tác kinh tế và thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN, bức tường thương mại song phương đã được loại bỏ, kim ngạch thương mại song phương tăng 37,45%.13 ACFTA bao gồm 1,9 tỷ người, có tổng sản lượng quốc gia đạt 6 nghìn tỷ đô la Mỹ, và khối lượng thương mại đạt 4,5 nghìn tỷ đô la.14

Đây là khu thương mại tự do đầu tiên do Trung Quốc đàm phán, kí kết và là khu vực thương mại tự do lớn nhất cùa các nước đang phát triển

Để nâng cao hơn nữa mức độ gắn kết của việc hợp tác kinh tế và thương mại song phương giữa hai bên, Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành đàm phán và đi đến thống nhất nâng cấp ACFTA vào năm 2014. Ngày 21 tháng 11 năm 2015, thỏa thuận nâng cấp được tiến hành ký kết điều này hứa hẹn mang đến sự ổn định và phát triển hơn nữa trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của

13 <中国与东盟的贸易现状分析>, 2016-05-13, <Phân tích hiện trạng hợp tác thương mại Trung Quốc – ASEAN> https://wenku.baidu.com/view/476495a37e21af45b307a8ea.html

14 <中国-东盟自由贸易区>,<Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN> https://wenku.baidu.com/view/76c5263cb94ae45c3b3567ec102de2bd9705de77.html

ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư, đối tác thương mại lớn thứ ba sau Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ và là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc.

Trong 15 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại song phương giữa hai bên đều tăng ở mức ổn định qua từng năm, trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đặc biệt trong năm 2003 và 2010, tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 42,85% và 37,49%. Kể từ khi ACFTA được thành lập và đi vào hoạt động, theo cơ sở dữ liệu được thống kê của Trung Quốc về phát triển kinh tế và xã hội, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 480,39 tỷ đô la Mỹ vào năm 2014, gấp hơn 8,8 lần kim ngạch thương mại song phương trong năm 2002. Tính đến tháng 12 năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đã đạt 472,15 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,7% so với năm 2014.15

0 100 200 300 400 500 600

Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc -ASEAN (2002-2017) (tỷ đô la Mỹ)

Hình 4: Kim ngạch thƣơng mại song phƣơng Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)

Nguồn: Số liệu tác giả tự tổng hợp từ website của Bộ Thương mại Trung Quốc

15 <中国 – 东盟经贸关系的影响因素及金融业对策>,2015, < Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế, thương mại Trung Quốc – ASEAN và đối sách của ngành công nghiệp tài chính >, Tr.15

Tiểu kết

Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN được hình thành và phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động. Chính điều này buộc các nước phải tăng cường hợp tác liên kết với nhau để cùng nhau vượt qua những thách thức. Trên thực tế, quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN đã được triển khai và thực hiện đạt được nhiều kết quả cao.

Về phía Trung Quốc, trong 15 năm trở lại đây, Trung Quốc đang có nhiều cơ hội lớn để thể hiện vị thế và nâng cao ảnh hưởng của mình với các nước khu vực ASEAN. Khi hai bên bắt tay hợp tác kinh tế toàn diện thì các quốc gia khu vực ASEAN sẽ bị phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Trung Quốc càng bước gần đến vị trí trở thành nền kinh tế độc tôn trên thế giới. Đồng thời thu hút được nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu vực ASEAN nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia này.

Về phía ASEAN, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều trở ngại đã giúp các nước khu vực ASEAN có những điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, xóa bỏ các rào cản thương mại và dỡ bỏ hàng ráo thuế quan nhằm đưa các mặt hàng sản xuất từ khu vực ASEAN ra thị trường thế giới. Đồng thời thu hút được mạnh mẽ những nguồn đầu tư từ những quốc gia lớn trên thế giới.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ASEAN TRONG 15 NĂM QUA (2002 – 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)