Khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 71 - 76)

Việc ký kết ―Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN‖, thành lập và thúc đẩy xây dựng ACFTA mang lại hiệu quả tích cực cho Trung Quốc và ASEAN nhưng cũng khiến các bên tham gia phải đối mặt với những thách thức nhất định

60 <借中国—东盟博览会平台深化自贸区合作>,<Tăng cường hợp tác CAFTA là nền tảng của hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN> http://www.focafta.org

3.2.1. Khó khăn

Thứ nhất, việc thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện và thành lập ACFTA vẫn không khiến sức cạnh tranh kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN giảm xuống. Trung Quốc và phần lớn các nước thành viên ASEAN đều đang ở cùng một giai đoạn phát triển kinh tế, mô hình phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu. Đôi bên không chỉ tập trung vào xuất khẩu song phương mà Trung Quốc và ASEAN còn cùng tập trung xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,…Với mô hình và con đường phát triển theo định hướng xuất khẩu này, Trung Quốc và ASEAN đều đang phải đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt khi thị trường xuất khẩu còn hạn chế. Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đồng Nhân dân tệ và chi phí lao động của Trung Quốc tăng dẫn đến chi phí sản xuất của nước này cũng gia tăng. Ngược lại các nước ASEAN vẫn giữ được chi phí lao động thấp, tích cực tối ưu hóa môi trường đầu tư và nỗ lực thực hiện chuyển giao công nghiệp quốc tế thông qua các chính sách miễn giảm thuế, giảm tiền thuê đất và nhà ở của chính phủ. Sự đối nghịch này đã cho thấy được làn sóng và xu thế chuyển giao công nghiệp quốc tế đã chuyển hướng từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Có thể nhận thấy, từ trước đến nay, tuy các nước ASEAN không thể cạnh tranh với Trung Quốc trên các phương diện như nguồn lực kinh tế và quy mô thị trường nhưng các nước ASEAN vẫn thúc đẩy việc phát triển các ưu thế có sẵn của các quốc gia trong khu vực để cạnh tranh với Trung Quốc. Ví dụ như ba nước Việt Nam, Campuchia và Myanmar có ưu thế về nguồn tài nguyên lao động dồi dao nên đang tịch cực phát triển nguồn tài nguyên này nhằm cạnh tranh chuyển giao công nghiệp với phía tây của Trung Quốc.

Thứ hai, việc xây dựng ACFTA đã làm gia tăng áp lực cho các bên tham gia trong vấn đề điều chỉnh cơ cấu và mở cửa thị trường. Nhìn vào mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN có thể thấy, ASEAN có kết cấu công nghiệp tương đồng với Trung Quốc, các mặt hàng xuất khẩu có nhiều đặc điểm tương đồng. Vì thế việc giảm sút kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN sẽ kéo theo sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc cũng sụt giảm mạnh do sự cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu với những đối tác thương mại trong ACFTA. Ví dụ như,

các loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam và Philippines cùng với các loại lương thực như ngũ cốc, gao,… của Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc đã gây ảnh hưởng không tốt cho việc tiêu thụ các loại trái cây nhiệt đới, gạo, ngũ cốc, bông, đường và nhiều mặt hàng nông nghiệp khác của các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam của Trung Quốc. Những điều này sẽ gia tăng áp lực cho việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong nước của Trung Quốc. Bên cạnh đó, thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện và hoàn thành ACFTA còn khiến Trung Quốc và các nước khu vực ASEAN phải đối mặt với áp lực điều chỉnh cơ cấu thương mại. Điều này được thể hiện rõ từ năm 2009, khi các ngành công nghiệp chính của Indonesia như thép, dệt may, điện tử, hóa dầu,…bị ảnh hưởng lớn từ các mặt hàng tương tự của Trung Quốc, cộng đồng các doanh nghiệp của Indonesia đã liên tục đưa ra những kháng nghị nhằm yêu cầu đàm phán lại một số nội dung trong thỏa thuận hợp tác giữa các bên của ACFTA.

Thứ ba, trong những năm gần đây hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn mới như phần lớn các nước ASEAN hiện nay đang thực hiện sản xuất theo chiến lược phát triển kinh tế của 4 con rồng Châu Á (Singapore, Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng các nước ASEAN thành các nước công nghiệp mới. Chiến lược phát triển kinh tế này được thực hiện dựa vào sự phát triển của thương mại và công nghệ nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, điều này khiến các nước ASEAN phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ và các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra trong năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có diễn biến xấu đi vào năm 2011 đã khiến cho sự phát triển kinh tế của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái, sự bảo hộ thương mại của phương Tây tiếp tục quay lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và ASEAN của các nước này giảm đi đáng kể. Trước tình hình này, Trung Quốc cùng với ASEAN cần phải chuyển đổi năng lực sản xuất được hình thành qua nhiều năm để tiếp tục phát triển một nền kinh tế định hướng xuất khẩu.

Cuối cùng, Trung Quốc tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN chính là củng cố việc sử dụng quyền lực mềm và thúc đẩy viện trợ cho các nước trong khối ASEAN nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia. Khi hợp tác kinh tế được đẩy mạnh, nền kinh tế của mỗi quốc gia trong khối ASEAN sẽ chịu tác động không nhỏ từ mối quan hệ này. Và khi mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN gắn bó đến mức không thể tách rời thì nền chính trị của các quốc gia trong ASEAN sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như đối với Philippines, theo tờ Philippines số ra ngày 29 tháng 6 năm 2017, Trung Quốc đã sử dụng gói viện trợ trị giá 7,37 triệu đô la Mỹ, bao gồm khoảng 3000 súng trường gồm 3 loại: súng bắn tỉa TY-85 cỡ nòng 7,62 ly, súng trường CQ-A5 cỡ nòng 5,56 ly và súng trường CS/LR4A cho chính phủ Philippines. Kể từ khi Trung Quốc đầu tư phát triển trang bị vũ khí cho Philippines, Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng rằng một chính quyền Philippines sẽ nhượng bộ Bắc Kinh trong việc giải quyết những tranh chấp với Manila ở Biển Đông "Để đưa quan hệ hai nước trở lại đường hướng phát triển vững chắc‖.61

3.2.2. Thách thức

Việc phát triển hợp tác kinh tế và ACFTA đang gặp phải những thách thức mới khi phải đối mặt với sự can thiệp và cạnh tranh từ các nước phương Tây. Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước lớn khác đang tích cực tăng cường tính khống chế và thâm nhập kinh tế của họ vào các nước ASEAN. Khiến cho khu vực Đông Nam Á trở thành ―đấu trường kinh tế‖ của các nước lớn, đồng thời làm sâu sắc thêm những nghi ngại giữa Trung Quốc và ASEAN.

Thứ nhất, việc Mỹ can thiệp vào ASEAN đã khiến ACFTA phải đối mặt với nhiều thách thức. Để hạn chế xu thế các nước ASEAN hướng theo Trung Quốc, tháng 7 năm 2009, chính phủ Mỹ đã đưa ra chiến lược ―Trở lại Châu Á‖ với mục đích tạo ra một khu vực kinh tế, thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo, thể hiện địa vị chủ chốt của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại ở

61 Thụy Miên, ―Trung Quốc viện trợ vũ khí, muốn hợp tác quân sự, tình báo với Philippines‖, 29-6-2017, https://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-vien-tro-vu-khi-muon-hop-tac-quan-su-tinh-bao-voi-philippines- 850329.html

khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2011, Mỹ đã nêu cao việc thực hiện ―Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương‖ (TPP) với mục tiêu đạt được mức thuế bằng 0 với những thành viên tham gia, đồng thời tăng cương hợp tác trong nhiều lĩnh vực như giám sát tài chính, chính sách cạnh tranh, lập pháp kinh tế, minh bạch thị trường tài chính và chống tham nhũng,…TPP sẽ phá vỡ mô hình khu vực mậu dịch tự do truyển thống và đạt được Hiệp định hợp tác toàn diện nhằm thu hút các nước khu vực ASEAN tham gia. Trong bối cảnh đó, hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN diễn ra vào giữa tháng 2 năm 2016 tại Sunnylands (Mỹ) đã góp phần hoàn thiện liên kết kinh tế Mỹ và ASEAN. Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP những tưởng ACFTA xóa bỏ được thách thức của Mỹ, tuy nhiên, 11 nước còn lại bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận về tên gọi mới của Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), được ký kết vào ngày 8 tháng 3 năm 2018. Sự thâm nhập của CPTPP chắc chắn sẽ vẫn tạo ra những cạnh tranh và thách thức lớn đối với quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa và việc phát triển ACFTA giữa Trung Quốc và ASEAN.

Thứ hai, vẫn luôn tồn tại sự phụ thuộc kinh tế của các nước ASEAN vào Nhật Bản. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ trước, dựa vào những lợi thế kinh tế và kỹ thuật công nghệ cao Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Khi ACFTA được thành lập, sự phụ thuộc kinh tế của ASEAN vào Nhật Bản cũng không giảm sút. Các nước ASEAN luôn mong muốn Nhật Bản vẫn tiếp tục đầu tư và hỗ trợ kinh tế cho ASEAN nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực.

Thứ ba, ―Chính sách hướng Đông‖ của Ấn Độ đã làm gia tăng những khó khăn trong hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba của Châu Á, đối với Ấn Độ, ASEAN luôn là một thị trường quan trọng mà Ấn Độ hướng đến để phát triển kinh tế. Với ASEAN, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ sáu. Từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 12 năm 2012, Ấn Độ và ASEAN đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại Ấn Độ - ASEAN. Từ đó quan hệ ASEAN - Ấn Độ được nâng cấp lên thành quan hệ đối tác chiến

lược, điều này sẽ giúp quan hệ thương mại song phương giữa ASEAN và Ấn Độ tăng đáng kể, theo đó hai bên dự kiến năm 2015 khối lượng thương mại song phương dự kiến đạt 100 tỷ đô la Mỹ. Chính sự phát triển hợp tác này sẽ đem lại nhiều khó khăn cho việc phát triển hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)