Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 61 - 63)

2.3. Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và các nƣớc CLM

2.3.1. Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Việt Nam

Vào ngày 12 tháng 5 năm 2017, chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Vương Dương đã cùng nhau tham gia Tọa đàm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh. Lãnh đạo hai nước đã nêu bật sự hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam rất hiệu quả và duy trì thương mại song phương luôn tăng trưởng đều đặn. Trong 15 năm liên tiếp, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và lần đầu tiên vào năm 2016, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN. Trong bài phát biểu của mình, chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: "Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng thân thiện, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước có một lịch sử lâu dài. Việt Nam luôn chú trọng và duy trì tình hữu nghị láng giềng và hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Trong 15 năm trở lại đây, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong năm 2016, khối lượng thương mại song phương đạt gần 72 tỷ đô la Mỹ. Nền kinh tế Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định trong gần 30 năm, tổng sản lượng kinh tế của Việt Nam đã vượt quá 220 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia, sẽ chủ động tiếp cận và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu xây dựng một đất nước công nghiệp hiện đại càng sớm càng tốt, mở đường cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững‖50.

Việt Nam: http://customs.caexpo.com/data/country/2015/04/16/3643412.html Mianmar: http://customs.caexpo.com/data/country/2015/03/27/3642291.html Lào: http://customs.caexpo.com/data/country/2015/03/26/3642209.html Campuchia: http://customs.caexpo.com/data/country/2015/03/26/3642206.html

50 <中越经贸合作越来越热>,2017-05-18,<Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc ngày càng phát triển> http://www.ccpit.org/Contents/Channel_4117/2017/0518/808770/content_808770.htm

Tính đến tháng 12 năm 2017, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam đạt 93,8 tỷ đô la Mỹ, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch là 35,3 tỷ đô la Mỹ, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam đạt 58,5 tỷ đô la Mỹ; lần lượt tăng 60.6% và 16.9% so với cùng kì năm 2016. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, các mặt hàng Việt nam xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc là máy vi tính, sản phẩm điện tử và phụ tùng thay thế, với giá trị lên đến 2,85 tỷ đô la Mỹ, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, tăng 101,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là các loại trái cây và rau quả, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,25 tỷ đô la Mỹ, tăng 55,4% so với cùng kỳ, đứng thứ ba các sợi dệt đạt kim ngạch xuất khẩu là 933 triệu đô la Mỹ, tăng 7,2%; lần lượt chiếm 9,6% và 7,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra rằng, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây và rau quả lớn nhất của Việt Nam, trong nửa đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 74,9% tổng số trái cây và sản phẩm rau xuất khẩu của Việt Nam, tăng 55,4%; Trung Quốc còn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt 502 triệu đô la Mỹ, tăng 30,5%.51

Với sự phát triển toàn diện của quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng. Trong 15 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành thị trường đầu tư trực tiếp chính và điểm nóng đầu tư của nhiểu nước trên thế giới. Môi trường đầu tư ổn định, điều kiện tự nhiên tốt và lực lượng lao động trẻ đã trở thành động lực để Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Là hai nước láng giềng, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm chung trong mô hình phát triển kinh tế - nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, văn hóa, phong tục, lối sống, tâm lý tiêu dùng giữa hai nước chính những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác đầu tư trực tiếp của hai nước. Một loạt các doanh nghiệp lớn và vừa của Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, sự gia tăng số lượng đầu tư cùng với nội dung công nghệ tăng đã thúc đẩy quy mô đầu tư tại Việt

51 <2017年上半年越南对华出口大幅增长>,2017-08-01,<Nửa đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh> http://www.mofcom.gov.cn/article/i/jyjl/j/201708/20170802619115.shtml

Nam được mở rộng nhanh chóng. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam bao gồm các lĩnh vực: phát triển khoáng sản, chế biến và sản xuất, thương mại và du lịch, nông lâm nghiệp và chăn nuôi, vận tải, xuất khẩu lao động, y tế và sức khỏe, dịch vụ trung gian, bán buôn và bán lẻ, nghiên cứu khoa học, khai thác mỏ, bảo hiểm tài chính ngân hàng, truyển thông, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ, giáo dục, quản lý công cộng và các tổ chức xã hội. Việc phát triển các nguồn tài nguyên như khai thác mỏ và khai thác đá đã trở thành một điểm nóng cho đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam.

Năm 2006, Trung Quốc có 407 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tăng 7,8% so với năm 2005. Tổng vốn đầu tư trực tiếp lên tới 107 triệu đô la Mỹ, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có tổng số 5.271 dự án đầu tư của Trung Quốc được chấp nhận, với số vốn đăng ký là 3.8 tỷ đô la Mỹ. Đây là thành phố có số vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc lớn nhất tại Việt Nam.52

Sau 10 năm, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam liên tục tăng mạnh. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã trở thành nguồn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên đến 608 triệu đô la Mỹ, chiếm 30% tổng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)