Quan hệ hợp tác thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 38 - 40)

2.1. Hiện trạng

2.1.2. Quan hệ hợp tác thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ là một lĩnh vực quan trọng của hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Để mở rộng phát triển quan hệ thương mại dịch vụ, hai bên đã đồng ý mở các cuộc đàm phán về thương mại dịch vụ. Các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào việc loại bỏ tiến bộ tất cả các biện pháp phân biệt đối xử hoặc hạn chế trong thương mại dịch vụ giữa các thành viên trong khối ASEAN. Từ đó, nối tiếp sự thành công của Hiệp định thương mại hàng hóa trong khuôn khổ khung hợp tác toàn diện Trung Quốc – ASEAN, ngày 14 tháng 1 năm 2007, tại Philippines, Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành ký kết Hiệp định thương mại dịch vụ. Theo điều IV của Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN về việc hoàn thành các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại dịch vụ, các Bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phán để tự do hoá tích cực thương mại dịch vụ về cơ bản hầu hết các lĩnh vực. Các vòng đàm phán sẽ được bàn trực tiếp tới các vấn đề: (a) Cơ bản loại bỏ tích cực các đối xử phân biệt giữa các Bên, và nghiêm cấm tạo ra các biện pháp phân biệt đối xử mới liên quan đến thương mại dịch vụ giữa các Bên, ngoại trừ các biện pháp được phép theo Điều khoản V(1)(b) của Hiệp định chung về

21中国 – 东盟自贸易区的合作现状与前景展望>,< Hiện trạng và triển vọng hợp tác khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN>, Tr.54 https://wenku.baidu.com/view/824016707fd5360cba1adbe6.html

Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO; (b) Phát triển theo chiều sâu và mở rộng phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ theo hướng các nước ASEAN và Trung Quốc cam kết trong khuôn khổ GATS; (c) Hợp tác dịch vụ được mở rộng giữa các Bên nhằm cải thiện tính hiệu quả và sự cạnh tranh, cũng như làm phong phú nguồn cung cấp và phân phối dịch vụ của các Bên.22

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2007, Hiệp định thương mại dịch vụ bắt đầu có hiệu lực và bắt đầu phát huy hiệu quả phát triển thương mại dịch vụ giữa Trung Quốc và ASEAN. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2010, Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) chính thức được thành lập theo đúng tiến độ, mang lại nhiều cơ hội cho Trung Quốc và ASEAN tiến hành hợp tác và mở rộng hơn nữa thị trường thương mại dịch vụ. Tại thời điểm đó, Triển lãm thương mại dịch vụ Trung Quốc – ASEAN lần thứ bảy được tổ chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác sâu rộng giữa hai bên nên cho đến hiện tại, kim ngạch thương mại dịch vụ giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng tăng. ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu thương mại dịch vụ quan trọng của Trung Quốc đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư dịch vụ, hợp đồng công trình và hợp tác dịch vụ lao động. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 23,36 tỷ đô la Mỹ, tăng 30,4% so với năm 2007.23

Đối với ngành thương mại dịch vụ, ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của Trung Quốc.

Bằng cách thúc đẩy đầu tư song phương, Trung Quốc và ASEAN đã thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ thông qua phát triển thưởng mại hàng hóa, để đạt được vòng tròn phát triển phụ thuộc lẫn nhau giữa đầu tư – hàng hóa – dịch vụ, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu thị trường các nước ASEAN và nhận thấy nếu các nước có nền kinh tế phát triển của ASEAN có thể sử dụng lợi thế chi phí lao động thấp, phát triển ngành cộng nghiệp chế biến và các dịch vụ liên quan đến sản xuất khác; thì Singapore cùng các nước có nền

22

Agreement on Trade in Services of the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation between the Association of Southeast Asian Nations and the People’s Republic of China, http://asean.org 23 <中国 – 东盟自贸易区的合作现状与前景展望>,< Hiện trạng và triển vọng hợp tác khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN>, Tr.54 https://wenku.baidu.com/view/824016707fd5360cba1adbe6.html

kinh tế phát triển lại tiến hành thành lập Trung tâm nghiên cứu về phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao; thành lập trung tâm phân phối bằng cách sử dụng một số lợi thế địa lý của đất nước, phát triển các dịch vụ trung gian, đầu tư các khoản mục đầu tư năng lượng để phát triển thương mại dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)