Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Brunei

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 54 - 59)

2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và các nƣớc thành

2.2.6. Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Brunei

Khác với 5 quốc gia trong khối ASEAN kể trên, Brunei là quốc gia có tình hình hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Quốc khá đặc biệt. Brunei là nước theo đuổi chính sách đối ngoại không liên kết và luôn thân thiện với các nước khác. Chủ

44 <中国稳居菲律宾最大贸易伙伴>,2018-02-22,<Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Phippines> http://www.gov.cn/xinwen/2018-02/22/content_5267932.htm

45 <进口博览会助中菲经贸换挡提速>,2018-05-15,<Triển lãm xuất nhập khẩu tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc – Philippines> http://www.gxswt.gov.cn/htmlContent/detail/feda81b2-076d-4f1f- bc0d-0772986cc5e5

46 <中国—菲律宾产能与投资合作论坛隆重召开>,2017-09-12,<Diễn đàn hợp tác đầu tư và năng lực sản xuất Trung Quốc - Philippines>

trương rằng tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, đều được hưởng sự tôn trọng lẫn nhau. Ngày 7/1/1984, Brunei trở thành nước thành viên thứ sáu của ASEAN, từ đó quốc gia này có mối quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN và coi ASEAN là nền tảng ngoại giao. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Brunei vào ngày 30 tháng 9 năm 1991, lãnh đạo hai nước thường xuyên thực hiện các cuộc trao đổi cấp cao và thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị và kinh tế. Sự hợp tác song phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và các lĩnh vực khác ngày càng thành công. Đặc biệt kể từ khi thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 2010, thương mại song phương vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong hợp tác thương mại song phương, chẳng hạn như kim ngạch thương mại hạn chế, mức độ hợp tác thấp, tiềm năng về lợi thế bổ sung thấp. Trong bối cảnh của việc xây dựng chiến lược ―Vành đai và con đường‖, hai bên đang nỗ lực làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại giữa hai nước, và tích cực thúc đẩy khả năng hợp tác song phương, thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại song phương lên một cấp độ mới. Brunei là nước có các đặc tính độc đáo trong khối các nước ASEAN. Brunei là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao hơn trong khối ASEAN nhưng phát triển kinh tế trong nước bị giới hạn trong việc phát triển và xuất khẩu tài nguyên dầu mỏ. Tương tự như mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước đang phát triển trong khối ASEAN, kim ngạch thương mại song phương còn thấp, hợp tác đầu tư còn hạn chế do Brunei phụ thuộc rất cao vào nguồn tài nguyên dầu, khiến thương mại Trung Quốc chủ yếu tập trung vào nhập khẩu dầu từ Brunei. Việc xuất khẩu các sản phẩm dầu và nguyên liệu thô của Trung Quốc sang Brunei rất hạn chế.

Trong 15 năm thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và Brunei, nền kinh tế của Brunei đang phát triển ổn định, tuy nhiên thương mại song phương giữa hai nước vẫn chưa phát triển rộng rãi, cán cân thương mại song phương không cân bằng, dầu mỏ vẫn là sản phẩm duy nhất – nền tảng hợp tác giữa Trung Quốc và Brunei. Trong tháng 4 năm 2008 hai nước đã tổ chức tham vấn kinh tế và thương mại lần thứ nhất. Đến tháng 4 năm 2011, tham vấn thương mại và kinh tế giữa Trung Quốc và Brunei được tổ chức lần thứ hai.

Hình 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc – Brunei 2010 – 2016 (triệu đô la Mỹ)

Nguồn: 李冬冬, “中国与文莱经贸关系研究”, 2017, 硕士学位论文, 华中师范大

学政治与国际关系学院. “Phân tích quan hệ kinh tế, thương mại Trung Quốc –

Brunei”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị và Quan hệ quốc tế Đại học Hoa Trung, Tr.22-23

Nhìn từ biểu đồ ta thấy, trong năm 2010, kim ngạch thương mại song phương của Trung Quốc và Brunei lên đến 1,03 tỷ đô la Mỹ, tăng 142,8%, và đã hoàn thành đúng tiến độ, vượt quá mục tiêu 1 tỷ đô la Mỹ được xác định bởi các nhà lãnh đạo của hai nước. Trong số đó, phía Trung Quốc đạt kim ngạch xuất khẩu 360 triệu đô la Mỹ, tăng 161,8% và kim ngạch nhập khẩu 670 triệu đô la Mỹ, tăng 133,3%. Trong nửa đầu năm 2011, kim ngạch thương mại song phương của hai nước đạt 759 triệu đô la Mỹ, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, phía Trung Quốc xuất khẩu 418 triệu đô la Mỹ và nhập khẩu 341 triệu đô la Mỹ. Hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Brunei ngày càng đa dạng, số lượng hàng hóa tăng từ 59 loại lên đến 81 loại. Các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu từ Brunei

chủ yếu là dầu thô, và các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Brunei chủ yếu là hàng dệt may, vật liệu xây dựng và các sản phẩm nhựa. Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Trung Quốc, tháng 12 năm 2015, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Brunei đạt 156 triệu đô la Mỹ, tăng 27,22% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc đạt 29 triệu đô la Mỹ từ Brunei, tăng 392,51% so với tháng trước; kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Brunei đạt 126 triệu đô la Mỹ, tăng 8,59% so với quý trước. Đến năm 2016, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Brunei trong năm 2016 là 720 triệu đô la Mỹ, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Brunei đạt 510 triệu đô la Mỹ, và kim ngạch nhập khẩu đạt 210 triệu đô la Mỹ. Trong 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước là 510 triệu đô la Mỹ, tăng 7,9%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 300 triệu đô la Mỹ, giảm 4% và kim ngạch nhập khẩu đạt 200 triệu đô la Mỹ, tăng 32,3 %.47

Vào ngày 16 tháng 5 năm 2015, Quốc vụ viện Trung Quốc đã giới thiệu về "Ý kiến hướng dẫn về tăng cường hợp tác quốc tế về năng lực sản xuất và chế tạo trang thiết bị". Hợp tác quốc tế về năng lực sản xuất sẽ trở thành một hướng đi quan trọng cho sự phát triển thương mại và hợp tác kinh tế quốc tế của Trung Quốc trong tình hình mới. Sự phát triển và hợp tác tài nguyên dầu khí sẽ trở thành một phần quan trọng trong hợp tác quốc tế về năng lực sản xuất. Brunei là nước giàu tài nguyên dầu khí. Đây là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba ở Đông Nam Á và là nước sản xuất khí tự nhiên lớn thứ tư trên thế giới. Với triển vọng khai thác và chế biến phong phú, tăng cường hợp tác quốc tế về năng lực sản xuất là nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại của Brunei. Trong những năm gần đây, chính phủ Brunei đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa kinh tế và thành lập phòng phát triển kinh tế phụ trách lập kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài, cùng Trung Quốc bắt tay hợp tác quốc tế về năng lực sản xuất. Dưới khuôn khổ Sáng kiến hợp tác Con đường tơ lụa thế kỉ 21,

47 李冬冬, ―中国与文莱经贸关系研究‖, 2017, 硕士学位论文, 华中师范大学政治与国际关系学院. ―Phân

tích quan hệ kinh tế, thương mại Trung Quốc – Brunei‖, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị và Quan hệ quốc tế Đại học Hoa Trung, Tr.22-23

Trung Quốc sẵn sàng duy trì khái niệm "hợp tác kinh doanh, xây dựng và chia sẻ" với Brunei, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên dầu khí và đạt được nhiều thành tựu trong hợp tác và phát triển chung.

Tuy nhiên, những con số trong hình 8 cho thấy, khi những kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Brunei tăng thì kim ngạch xuất khẩu của Brunei lại giảm mạnh. Vì trái với Brunei, Trung Quốc hiện chỉ tập trung vào việc nhập khẩu dầu mỏ từ Brunei nhưng với thực trạng giá dầu trên thế giới giảm mạnh và Brunei lại là quốc gia quá phụ thuộc vào công nghiệp dầu nên rất có thể điều đó sẽ thương mại song phương giữa quốc gia này với Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, Trung Quốc và Brunei đang hợp tác thúc đẩy đầu tư phát triển thương mại mới. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Brunei hiện còn rất hạn chế, trong năm 2015, khoản đầu tư chỉ là 9,59 triệu đô la Mỹ. Sự chậm trễ trong hợp tác đầu tư đã làm hạn chế đáng kể phạm vi phát triển và tiềm năng hợp tác thương mại song phương của hai nước.

Vào ngày 15 tháng 5 năm 2017, hội nghị hợp tác đầu tư công nghiệp Trung Quốc – Brunei đã được tổ chức tại Bắc Kinh, trong khuôn khổ Diễn đàn Hội nghị thượng đỉnh hợp tác quốc tế "Vành đai và con đường". Tại hội nghị, ông Trương Ngọc Trung – Phó giám đốc Cục xúc tiến đầu tư của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, trong những năm gần đây, hợp tác đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có năm đặc điểm chính, một là nhờ sự phát triển nhanh chóng của đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã trở thành một nước xuất khẩu ròng; hai là hợp tác với các nước khu vực ASEAN đã trở thành điểm sáng trong hợp tác quốc tế; ba là dòng vốn đầu tư nước ngoài được tối ưu hóa, ngành công nghiệp mới nổi đang nhận được sự quan tâm lớn từ chính phủ; bốn, đối tượng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đa dạng hơn, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp địa phương đã từng bước trở thành lực lượng chính; năm, việc xây dựng các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại song phương đang hình thành mạnh mẽ hơn, và đang trở thành nền tảng cho các doanh

nghiệp Trung Quốc thực hiện chiến lược "đi ra ngoài".48 Bên cạnh đó, phía Trung Quốc cũng nhận thấy Brunei là một quốc gia có môi trường kinh tế, chính trị ổn định, chính sách thuế ưu đãi và thị trường Hồi giáo kết nối mạnh mẽ, tài nguyên phong phú, môi trường thuận lợi, giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thực phẩm, ngành du lịch và tài chính phát triển nhanh. Từ những thuận lợi đó, những năm gần đây, Trung Quốc và Brunei đang tăng cường đầu tư lẫn nhau từ đó phát triển và hợp tác thương mại hàng hóa trung gian và các sản phẩm sản xuất giữa hai nước, tăng tỷ lệ thương mại nội ngành, và khai thác tiềm năng vốn có của thương mại song phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)