Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 45 - 47)

2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và các nƣớc thành

2.2.1. Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Singapore

Tính đến năm 2017, Trung Quốc và Singapore có kim ngạch thương mại song phương 99,43 tỷ đô la Mỹ, tăng 19,5%. Trong đó, Singapore xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 54,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 26,2%, chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; Singapore nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 45,37 tỷ đô la Mỹ, tăng 12,3%, chiếm 13,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.30

Vào ngày 13 tháng 7 năm 2017, tại Diễn đàn Toàn cầu tương lai Trung Quốc (Future China Global Forum), phó thủ tướng Singapore và chủ tịch Ủy ban hợp tác Trung Quốc – ASEAN ông Trương Chí Hiền đã nhất chí tăng cường hợp tác thương mại trong sáng kiến ―Vành đai và Con đường‖ của Trung Quốc. Ông Trương Chí Hiền cho biết, sáng kiến "Vành đai và Con đường" cam kết thúc đẩy hội nhập khu vực, thúc đẩy ASEAN tham gia đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Ông cũng chỉ ra rằng phát triển kinh tế của Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn mới, và nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng hợp tác thương mại ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm không chỉ các doanh nghiệp nhà nước truyền thống, mà còn một số doanh nghiệp với công nghệ mới và mô hình mới, đang tích cực phát triển thị trường khu vực và quốc tế. Trong khi đó, việc quốc tế hóa nhân dân tệ cũng

Thái Lan: https://www.casetf.org/oldactivity/94.html

Indonesia: http://yzs.mofcom.gov.cn/article/t/201506/20150601008693.shtml Philippines: http://yzs.mofcom.gov.cn/article/t/201506/20150601008597.shtml 30 Theo con số thống kê của Hội chợ Thương mại Trung Quốc – ASEAN:

đang được tiến hành. Singapore cũng là một trong những trung tâm tài chính quốc tế có thể thực hiện các dịch vụ thanh lý và thanh toán trực tiếp đồng nhân dân tệ.31

Theo báo cáo của Bộ thương mại Trung Quốc thì các cuộc đàm phán để nâng cấp hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và Singapore được chính thức bắt đầu từ tháng 11 năm 2015. Đến tháng 9 năm 2017, nhân chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, nhờ việc thúc đẩy đảm phán nhằm nâng cấp hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và Singapore, ngày 13 tháng 10 năm 2017, vòng đàm phán thứ tư về việc nâng cấp hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và Singapore kết thúc. Hai bên đã thống nhất được tiếng nói chung trong việc khắc phục những vướng mắc trong hợp tác thương mại song phương. Từ đó cho thấy Singapore là nước đầu tiên của ASEAN ký thỏa thuận thương mại tự do toàn diện với Trung Quốc. Nếu đàm phán về việc nâng cấp các khu thương mại tự do giữa hai bên có thể được hoàn thành càng sớm càng tốt, Singapore sẽ là quốc gia đứng thứ nhất trong hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN.

Các sản phẩm cơ điện là sản phẩm chính của xuất khẩu của Singapore sang Trung Quốc. Năm 2017, xuất khẩu đạt 25,10 tỷ đô la Mỹ, tăng 5,3%, chiếm 46,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Các mặt hàng hoá chất, khoáng và cao su nhựa là những sản phẩm xuất khẩu tiếp theo từ Singapore sang Trung Quốc. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lần lượt đạt 6,8 tỷ đô la Mỹ, 5,59 đô la Mỹ và 5,49 tỷ đô la Mỹ, chiếm 11,3%, 10,3% và 10,2% tổng lượng xuất khẩu của Singapore sang Trung Quốc. Singapore nhập khẩu các mặt hàng cơ khí và điện từ Trung Quốc đạt 19,14 tỷ đô la Mỹ, tăng 21,4%, nhập khẩu máy móc thiết bị đạt 9,74 tỷ đô la Mỹ, tăng 12,6%. Ngoài các sản phẩm trên, hóa chất, đồng hồ quang học, thiết bị y tế, hàng dệt và nguyên liệu thô cũng là mặt hàng Singapore nhập khẩu chính từ Trung Quốc. Vào năm 2017, nó chiếm 8,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore. Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn đầu tiên các sản phẩm cơ khí và điện tử của

31 Theo trang xinhuanet của Trung Quốc

Singapore, kim loại cơ bản và thành phẩm, hàng dệt, đồ chơi và đồ nội thất, lần lượt chiếm 20,9%, 22,4%, 27,8% và 36,8% thị phần của Singapore.32

Đối với ASEAN, Singapore là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và vận chuyển quan trọng. Trong quá trình thực hiện chiến lược ―Vành đai và con đường‖ của mình, Trung Quốc đã nhận thấy Singapore là một đất nước quan trọng để xúc tiến hợp tác đầu tư. Kể từ năm 2005 khi Ủy ban xúc tiến đầu tư Trung Quốc – ASEAN được thành lập, Ủy ban đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối, củng cố và mở rộng lĩnh vực hợp tác giữa hai nước. Singapore luôn tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện chiến lược ―Đi ra ngoài‖, thúc đẩy thực hiện các dự án hợp tác song phương. Theo thống kê của Bộ thương mại Trung Quốc, năm 2013, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Singapore lên đến 2,33 tỷ đô la Mỹ, đến cuối năm 2013, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Singapore là 14,75 tỷ đô la Mỹ. Các nhà đầu tư Trung Quốc luôn coi Singapore là một trong những điểm đến quan trọng nhất đối với lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện trung quốc asean (2002 2017) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)