Cơcấu giảng viên theo độ tuổi của Học việnHậu cần năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên học viện hậu cần (Trang 70 - 72)

Khoa Dưới 35 Từ 35 - 50 Trên 50 Tổng (GV) SL (GV) Tỷ lệ (%) (GV) SL Tỷ lệ (%) (GV) SL Tỷ lệ (%)

Chỉ huy tham mưu 12 27,9 25 58,1 6 14,0 43 Quân nhu 8 27,6 16 55,2 5 17,2 29 Vận tải 10 32,3 15 48,4 6 19,4 31 Xăng dầu 9 32,1 12 42,9 7 25,0 28 Doanh trại 9 26,5 18 52,9 7 20,6 34 Tài chính 12 31,6 19 50,0 7 18,4 38 Quân sự 8 21,1 21 55,3 9 23,7 38 Lý luận Mác-Lê Nin 8 25,8 15 48,4 8 25,8 31 CTĐ, CTCT 7 22,6 17 54,8 7 22,6 31 Cơ bản 14 29,2 22 45,8 12 25,0 48 Ngoại ngữ 10 40,0 11 44,0 4 16,0 25 Biệt phái ĐH KTQD 2 28,6 3 42,9 2 28,6 7 Biệt phái HVTC 3 42,9 2 28,6 2 28,6 7 Chiến dịch 2 11,8 11 64,7 4 23,5 17 Tổng 114 28,0 207 50,9 86 21,1 407 Nguồn: Ban tổ chức, Học viện Hậu cần (2016, 2017, 2018)

Phần lớn đội ngũ này được tuyển dụng trong vòng 3năm trở lại đây, đó là những sinh viên khá, giỏi được đào tạo tại Học viện và được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp từ các trường đại học lớn trong nước. Một số giảng viên khoa chuyên ngành, phần lớn đã được kinh qua thực tế tại đơn vị hoặc làm nghiệp vụ chuyên môn. Vì vậy, giảng viên này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn tới. Với sức trẻ, nhạy bén và những điều kiện thuận lợi họ sẽ vươn lên nhanh chóng, là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ giảng viên đã trên 50 tuổi của Học viện.

Hạn chế lớn nhất của số giảng viên dưới 35 tuổi là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong Học viện, họ chưa được rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Điều này có thể khắc phục được nếu các cấp quản lý trong trường quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn

giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đầu đàn, có trình độ chuyên môn cao quan tâm giúp đỡ để họ phát triển.

Học viện vẫn tiếp tục tăng cường, bổ sung lực lượng giảng viên trẻ để vừa đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, sự biến động là không đáng kể trong giai đoạn 2016-2018. Nhất là việc bổ sung giảng viên ở những ngành nhiều học viên - sinh viên, kịp thời thay thế số giảng viên sắp đến tuổi về hưu, đồng thời góp phần trẻ hoá đội ngũ giảng viên. Giảng viên có độ tuổi từ 35-50 chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 50,9% và số lượng giáo viên trên 50 tuổi là 86 giảng viên, chiếm 21,1% (Bảng 4.2a,b,c). Hai nhóm này có số giảng viên có thâm niên nghề nghiệp cao, được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, phần lớn trong số đó hiện đang giữ cương vị chủ chốt lãnh đạo chuyên môn ở các khoa và bộ môn, là lực lượng giảng viên đầu đàn, giảng viên chính của Học viện. Tuy nhiên số giảng viên này sắp đến tuổi về hưu nên cần phải có lực lượng kế cận kịp thời.

4.1.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên Học viện Hậu cần giai đoạn 2016-2018

Ban Giám đốc Học viện Hậu cần luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ. Theo đó, số lượng giảng viên có trình độ trên đại học chiếm đa số. Hiện tại, Học viện Hậu cần có 236 giảng viên có trình độ thạc sĩ (chiếm 57,9%); 74 giảng viên có trình độ tiến sỹ và Phó Giáo sư (18,2%) trong khi đó số lượng giảng viên là cử nhân vẫn chiếm tỷ lệ cao (23,9%) (Bảng 4.3a,b,c).

Trên cơ sở dự báo về quy mô số lượng Học viên của Học viện Hậu cần được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và căn cứ vào các chương trình đào tạo các chuyên ngành đồng thời đáp ứng đủ tiêu chuẩn ngành học của Bộ Quốc phòng và Bộ giáo dục và đào tạo, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên Học viện luôn đáp ứng được các yêu cầu. Với 236 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 74 giảng viên có trình độ tiến sĩ trong đó có 16 giảng viên đạt danh hiệu Phó Giáo sư.

Hiện tại, vẫn còn 97 giảng viên có trình độ cử nhân đang trong quá trình đào tạo thạc sỹ, thời gian tới đội ngũ giảng viên này kết thúc chương trình đào tạo thạc sỹ thì chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện sẽ được nâng lên. Với trình độ chuyên môn như vậy để chuẩn hoá đội ngũ giảng viên cần có sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của chính bản thân các giảng viên, bên cạnh đó lãnh đạo Học viện cũng cần có những chính sách phù hợp nhằm thu hút và điều kiện cho đội ngũ giảng viên này tham gia học tập đạt chuẩn, vượt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ sự nghiệp chung của Học viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên học viện hậu cần (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)