.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên học viện hậu cần (Trang 60 - 65)

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Học viện Hậu cần hiện nay gồm: Ban Giám đốc, 14 cơ quan, 14 khoa giáo viên, 5 hệ và 5 tiểu đoàn. Đề tài nghiên cứu chất lượng đội ngũ giảng viên nên tác giả lựa chọn nghiên cứu điều tra theo 3 nhóm đối tượng: Giảng viên là cán bộ, lãnh đạo (Chỉ huy Khoa, Bộ môn); Đội ngũ giảng viên; và Học viên, sinh viên đã và đang theo học tại trường.

Trong đó, đội ngũ là cán bộ lãnh đạo các Khoa chuyên môn hiện nay phần lớn kiêm nhiệm cả công tác giảng dạy. Vì vậy, tác giả sử dụng 02 mẫu khảo sát gồm: Mẫu dành cho giảng viên và cán bộ lãnh đạo và mẫu dành cho học viên. Số lượng mẫu điều tra được xác định dựa trên công thức:

n = N

1+N (e)2

Trong đó: n là số mẫu cần khảo sát, N là tổng thể, và e là sai chuẩn (5%). Như vậy, với 407 cán bộ quản lý và giảng viên trường hiện tại, tác giả sẽ khảo sát mẫu với số lượng:

n = 407 = 201 (CBGV) 1+407(0,05)2

Năm 2018, số lượng học viên của trường là 2.300 học viên. Do đó, tác giả điều tra phỏng vấn, khảo sát số mẫu là:

n = 2300 = 341 (học viên)

1+2300(0,05)2

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra giảng viên và học viên của Học viện Hậu Cần

Khoa Số lượng CB GV Số lượng HV

CB quản lý 21 0

Chỉ huy tham mưu 20 65

Quân nhu 18 55 Vận tải 13 58 Xăng dầu 13 56 Doanh trại 13 52 Tài chính 18 55 Quân sự 17 0

Lý luận Mác - Lê Nin 16 0 Công tác đảng, công tác chính trị 18 0

Cơ bản 12 0

Ngoại ngữ 11 0

Chiến dịch 11 0

Tổng 201 341

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

a. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập, nghiên cứu các tài liệu báo cáo và thông tin đã công bố để phân tích, lựa chọn các quan điểm về phương pháp luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Số liệu và nguồn gốc của các số liệu đã công bố được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng thu thập thông tin, số liệu đã công bố

Nơi thu thập Thông tin

Học viện Hậu cần

- Quá trình hình thành và phát triển Học viện - Thành tích đạt được của Học viện

- Quy mô, cơ cấu, trình độ đội ngũ giảng viên - Chế độ, chính sách dành cho đội ngũ giảng viên - Kế hoạch phát triển của Học viện

Sách, báo, tạp chí, website, báo cáo

- Chất lượng đội ngũ giảng viên đại học tại Việt Nam - Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng viên của một số trường

b. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bảng hỏi 201 giảng viên của các khoa trong toàn Học viện và 341 học viên tại các khoa chuyên môn có sự quản lý trực tiếp từ học viên. Bên cạnh đó, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và sinh viên của học viện để có được đánh giá khách quan, toàn diện về chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện.

Nội dung điều tra, khảo sát theo 3 nhóm đối tượng: các lãnh đạo các Khoa chuyên môn; các giảng viên; cáchọc viên đang theo học tại Học viện.

Các thông tin thu thập từ các lãnh đạo Khoa chuyên môn và giảng viên gồm: tên, đơn vị công tác, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo, nơi đào tạo…; bộ môn giảng dạy, tính chất môn học, thời gian giảng dạy, tỷ lệ giảng viên/sinh viên,...; đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên, khóa đào tạo tham gia sau khi về trường, chất lượng khóa đào tạo, chất lượng tuyển dụng, công tác quản lý và sử dụng giảng viên, chính sách của Học viện, hoạt động liên kết đòa tạo...; nhu cầu tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn, nhu cầu tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng đội ngũ giảng viên; giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện.

Các thông tin thu thập từ phía học viên gồm: tên, lớp, chuyên ngành học; đánh giá của họ về đội ngũ giảng viên bằng các tiêu chí như: cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, thái độ, tác phong, ngôn ngữ khi làm việc; đánh giá kết quả giảng dạy của đội ngũ giảng viên; đánh giá về lối sống, ...

3.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

3.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa thực tế năng lực của đội ngũ giảng viên với năng lực mà họ cần phải có trong tương lai để đáp ứng yêu cầu công việc. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thời gian tới.

3.2.3.2.Phương pháp cho điểm

Với phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên thông qua phiếu phỏng vấn người học sẽ đánh giá được chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên. Sử dụng thang đo LIKERT 5 mức độ từ 1 đến 5 điểm, người học đánh giá sẽ xếp hạng chất lượng của cán bộ, giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất của Học viện và các điều kiện học tập khác. Từ kết quả đánh giá sử dụng phương pháp tính điểm bình quân để xếp hạng mức độ chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện Hậu cần. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng 5 mức đánh giá như sau: 5- Rất tốt; 4- Tốt; 3- Tương đối tốt; 2- Không tốt; 1-Yếu kém.

Để tính được điểm xếp hạng bình quân của các mức độ đánh giá, chúng tôi sử dụng phương pháp tính chỉ số bình quân gia quyền để tính chỉ số đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên như sau:

=

Trong đó: xi: mức độ đánh giá theo các điểm tương ứng (1, 2, 3, 4, 5); ui: số giảng viên tham gia quá trình đánh giá. Khi đó: giá trị khoảng cách được xác định như sau (maximum-minimum)/n, áp dụng công thức trên chúng ta có giá trị khoảng cách là (5-1)/5 = 0.8.

Trong luận văn này, tác giả chia chỉ số điểm bình quân mức độ xếp hạng chất lượng đội ngũ giảng viên thành các cấp độ phản ánh nội dung như sau: 1.00-1.80 là yếu kém; 1,81 – 2,60 là không tốt; từ 2,61 – 3,40 là tương đối tốt; từ 3,41 – 4,20 là mức tốt; và mức 4,21 – 5,00 là mức rất tốt.

Các tiêu chí được đánh giá gồm: Hoạt động nghiên cứu khoa học; Kết quả thực hiện công việc; Năng lực; Phẩm chất; Kiến thức chuyên môn; Kỹ năng sư phạm; Sức khỏe đảm bảo thực hiện nhiệm vụ công việc.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tỷ lệ giảng viên ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp;

- Trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ giảng viên ở các trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị;

- Trình độ ngoại ngữ và tin học ở bậc đại học và chứng chỉ; - Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng sư phạm, giao tiếp;

- Tiêu chí về kinh nghiệm công tác: tỷ lệ giảng viên ở các mức thâm niên công tác khác nhau;

- Số lượng và tỷ lệ đội ngũ cán bộ giảng viên được đào tạo và bồi dưỡng hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ;

- Số lượng và tỷ lệ giảng viên được tuyển dụng mới; - Nhóm chỉ tiêu đánh giá từ phía giảng viên:

+ Năng lực của đội ngũ giảng viên tại Học viện;

+ Phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên tại Học viện;

+ Chất lượng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên tại Học viện; + Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên tại Học viện;

+ Đạo đức của đội ngũ giảng viên tại Học viện;

+ Công tác đào tạo kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giảng viên tại Học viện; + Điều kiện giảng dạy tại Học viện;

+ Chế độ chính sách của Học viện;

-Nhóm chỉ tiêu đánh giá từ phía học viên tại Học viện: + Năng lực của đội ngũ giảng viên tại Học viện; + Chất lượng bài giảng của giảng viên tại Học viện; -Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học;

-Chất lượng nghiên cứu khoa học;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên học viện hậu cần (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)