Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện
4.4.4. Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá đối với mỗi giảng viên
Đánh giá toàn diện và chính xác năng lực của giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý vì nếu đánh giá thiếu chính xác và thiếu khách quan sẽ không mang lại nhiều tác dụng mà đôi khi còn kìm hãm sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể từng giai đoạn, Học việnHậu cần cần thiết kế, xây dựng một hệ thống các tiêu chí cũng như bộ công cụ liên quan đánh giá toàn diện các hoạt động của giảng viên. Kết quả đánh giá giảng viên về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập tự bồi dưỡng, tham gia các hoạt động phục vụ xã hội là cơ sở để đánh giá năng lực toàn diện của một giảng viên.
Các công trình nghiên cứu khoa học được công bố: Thể hiện ở số lượng và chất lượng các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí khoa học hoặc các hội nghị. Việc phát triển và tìm tòi các kỹ năng và quy trình nghiên cứu mới. Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn.
Số lượng sách và tài liệu tham khảo được xuất bản/sử dụng: Bao gồm sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo. Số lượng các chương viết trong sách hoặc đánh giá về các bài báo. Báo cáo về các hoạt động học thuật/kỹ năng nghiên cứu.
Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học: Số lượng các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học đã tham gia. Vai trò làm chủ nhiệm các đề tài/dự án. Hướng dẫn, bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ.
Tham gia các hội nghị/hội thảo: Tham gia với vai trò là người thuyết trình cho các hội nghị/hội thảo. Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Xây dựng văn hóa đánh giá giảng viên. Việc kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên cần phải khách quan, công khai, dân chủ, công bằng nhằm tạo ra văn hóa đánh giá giảng viên một cách lành mạnh tốt đẹp. Có như vậy mới phát huy được sự sang tạo nhiệt tình say mê trong công tác giảng dạy và học tập.
Bên cạnh việc đánh giá dựa trên 03 yếu tố kể trên, Học viện cần kết hợp sử dụng hình thức đánh giá chất lượng giảng viên thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên. Học viện có thể sử dụng hòm thư góp ý tại các khu giảng đường của Học viện, khuyến khích sinh viên đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Học viện. Đồng thời, sau mỗi nội dung hoặc chương trình đào tạo có thể lấy ý kiến
đánh giá xác suất hoặc sử dụng phiếu khảo sát để sinh viênchất lượng giảng dạy. Đó cũng chính là một trong những căn cứ để Học viện có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy.