a. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập, nghiên cứu các tài liệu báo cáo và thông tin đã công bố để phân tích, lựa chọn các quan điểm về phương pháp luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Số liệu và nguồn gốc của các số liệu đã công bố được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2. Bảng thu thập thông tin, số liệu đã công bố
Nơi thu thập Thông tin
Học viện Hậu cần
- Quá trình hình thành và phát triển Học viện - Thành tích đạt được của Học viện
- Quy mô, cơ cấu, trình độ đội ngũ giảng viên - Chế độ, chính sách dành cho đội ngũ giảng viên - Kế hoạch phát triển của Học viện
Sách, báo, tạp chí, website, báo cáo
- Chất lượng đội ngũ giảng viên đại học tại Việt Nam - Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng viên của một số trường
b. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bảng hỏi 201 giảng viên của các khoa trong toàn Học viện và 341 học viên tại các khoa chuyên môn có sự quản lý trực tiếp từ học viên. Bên cạnh đó, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và sinh viên của học viện để có được đánh giá khách quan, toàn diện về chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện.
Nội dung điều tra, khảo sát theo 3 nhóm đối tượng: các lãnh đạo các Khoa chuyên môn; các giảng viên; cáchọc viên đang theo học tại Học viện.
Các thông tin thu thập từ các lãnh đạo Khoa chuyên môn và giảng viên gồm: tên, đơn vị công tác, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo, nơi đào tạo…; bộ môn giảng dạy, tính chất môn học, thời gian giảng dạy, tỷ lệ giảng viên/sinh viên,...; đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên, khóa đào tạo tham gia sau khi về trường, chất lượng khóa đào tạo, chất lượng tuyển dụng, công tác quản lý và sử dụng giảng viên, chính sách của Học viện, hoạt động liên kết đòa tạo...; nhu cầu tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn, nhu cầu tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng đội ngũ giảng viên; giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Học viện.
Các thông tin thu thập từ phía học viên gồm: tên, lớp, chuyên ngành học; đánh giá của họ về đội ngũ giảng viên bằng các tiêu chí như: cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, thái độ, tác phong, ngôn ngữ khi làm việc; đánh giá kết quả giảng dạy của đội ngũ giảng viên; đánh giá về lối sống, ...