Nội dung chất lượng đội ngũ giảng viên đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên học viện hậu cần (Trang 28 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

2.1.3. Nội dung chất lượng đội ngũ giảng viên đại học

Trong số 24 tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Tuyết (2008) cho rằng chất lượng của đội ngũ giảng

viên là một trong chín yếu tố cơ bản quyết định chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng: với chất lượng đội ngũ khác nhau, các cơ sở giáo dục khác nhau sẽ có một chất lượng giáo dục khác nhau.

Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết (2008), tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên qua ba lĩnh vực, bao gồm: (1) Lĩnh vực giảng dạy: Bao gồm thành tích trong giảng dạy, số lượng, chất lượng giảng dạy, hiệu quả trong giảng dạy và tham gia vào đánh giá, phát triển chương trình đào tạo, tài liệu học tập; (2) Lĩnh vực nghiên cứu khoa học: là các công trình nghiên cứu khoa học được công bố; số lượng sách và tài liệu tham khảo được xuất bản, sử dụng; tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học; tham gia các hội nghị/hội thảo; (3) Lĩnh vực phục vụ xã hội/cộng đồng: là năng lực tham gia đóng góp để phát triển các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học; tham gia vào các hội đồng chuyên môn; phục vụ xã hội/cộng đồng.

Chất lượng đội ngũ giảng viên là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh mức độ hội tụ về phẩm chất các chuẩn mực đạo đức, chính trị, chuyên môn, năng lực,... của đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học.

2.1.3.1. Chất lượng về chuyên môn

a. Trình độ của đội ngũ giảng viên

Tác giả Ngô Quang Trường (2015) cho rằng trình độ đội ngũ giảng viên phải được đánh giá trên cả ba yếu tố là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ chính trị, cụ thể:

+ Trình độ học vấn: Là tiền đề, nền tảng cho việc giảng dạy, giảng viên có kiến thức thì mới có thể truyền tải được nội dung bài giảng đến với sinh viên; hạn chế về trình độ học vấn sẽ dẫn đến hạn chế về khả năng nhận thức và khả năng truyền tài kiến thức tới sinh viên. Không những thế nó còn thực sự nghiêm trọng nếu như giảng viên không có kiến thức nhưng vẫn đứng lớp giảng dạy từ đó làm sai lệch kiến thức và nhận thức của sinh viên.

+ Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Đây là những kiến thức bắt buộc mà mỗi giảng viên cần phải có. Nếu như có kiến thức chuyên môn, giảng viên sẽ truyền đạt được đầy đủ kiến thức nhất đến với người học. Bên cạnh đó phải kể đến kiến thức sư phạm, đây cũng là kiến thức đặc biệt quan trọng vì người giảng

viên không đơn thuần chỉ nắm được kiến thức mà phải biết cách truyền tải kiến thức đó cho người học hiểu và nắm được.

+ Trình độ chính trị: Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm lập trường giai cấp công nhân của cán bộ nói chung. Thực tế cho thấy nếu giảng viên có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ có sức thuyết phục nhân dân trong quá trình thực thi các chính sách của ngành, tạo được lòng tin, kính trọng từ sinh viên. Ngược lại, nếu giảng viên nào lập trường chính trị không vững vàng, lý luận chı́nh tri ̣ non yếu hoặc hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá biến chất sẽ mất lòng tin, sự tôn trọng từ sinh viên.

b. Năng lực của đội ngũ giảng viên

Để đánh giá được năng lực của đội ngũ giảng viên, trước hết tác giả Ngô Quang Trường (2015) đã đưa ra cách hiểu chung nhất về năng lực là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng - kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đó có hiệu quả.

Cũng theo tác giả, năng lực đội ngũ giảng viên bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ và trình độ văn hóa. Năng lực thể hiện ở chỗ làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian, vật chất nhưng đem lại hiệu quả cao. Trong năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối quan hệ ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Năng lực giúp người giảng viên có thể thực hiện đạt kết quả những hoạt động khác nhau như: học tập, lao động, quản lý. Việc phát hiện ra năng lực người giảng viên thường căn cứ vào những dấu hiệu cơ bản sau: Sự hứng thú đối với công việc nào đó, sự dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp, hiệu quả lao động cao đối với một loại công việc cụ thể nào đó.

Nhìn chung, hiện nay phần “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên của chúng ta chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” chúng ta mới bắt đầu và cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và phát triển của bản thân: thực hành, và tìm tòi trong việc ứng dụng vào giảng dạy; phần “nghiên cứu” đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội ngũ giảng viên trẻ chúng ta. Các trường hầu như chỉ chú trọng tới các chứng chỉ mà bộ yêu cầu đối với giảng viên chứ chưa thực sự chú trọng vào năng lực thực sự của giảng viên vì thế chất lượng của các chứng chỉ này chưa phản ánh được năng lực thực chất của các giảng viên khi đứng lớp.

Nếu một người được đào tạo tốt trong các chuyên ngành đào tạo và có bằng Tiến sỹ thì họ sẽ được đào tạo sâu về chuyên môn và năng lực nghiên cứu, khi đó họ là nhà nghiên cứu. Hệ thống đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ của ta hiện nay cũng chưa đạt đến chất lượng cao nên cả hai mảng này đều yếu. Là một học giả mới có thể tiến hành các nghiên cứu, tham gia vào quá trình sáng tạo ra tri thức và qua đó làm cho tri thức và năng lực của bản thân giảng viên không ngừng phát triển. Thực hiện tốt chức năng sáng tạo ra tri thức của trường đại học – một tiêu chí quan trọng trong đánh giá và xếp hạng các trường đại học. Nếu một người có chuyên môn giỏi và có năng lực giảng dạy tốt thì họ là một nhà giáo dục (Educator). Hầu hết các giảng viên đại học hiện nay đều không được đào tạo và hỗ trợ tốt về năng lực giảng dạy. Để phát triển năng lực giảng dạy, giảng viên cần xác định (1) những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách; (2) các phương pháp phù hợp với chuyên môn đó; (3) các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phương pháp giảng dạy khác nhau; (4) những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển; (5) công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo...

Trong việc phát triển các năng lực giảng dạy cho giảng viên, cần chú trọng đến các năng lực sau:

a) Xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học (viết một chương trình môn học): (1) Xác định mục tiêu học tập của môn học và từng đơn vị học tập của sinh viên; (2) Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các mục tiêu đã đề ra; (3) Xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp nhằm chuyển tải được nội dung và đạt tới mục tiêu; và (4) Xác định các phương pháp đánh giá phù hợp để động viên người học, đánh giá đúng trình độ của người học.

b) Các năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với chuyên môn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án...)

c) Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi)

d) Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định e) Năng lực quản lý xung đột và đàm phán

f) Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...)

2.1.3.2. Nghiệp vụ sư phạm

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết (2008) khẳng định một trong những chức năng rất quan trọng của trường đại học là truyền đạt kiến thức. Chức năng này không thể đánh giá tách rời với chức năng nghiên cứu khoa học. Một giảng viên giỏi phải là người biết kích thích tính tò mò học hỏi của sinh viên bằng cách hướng sinh viên đến những phát hiện nghiên cứu mới nhất và những tranh luận thuộc về chuyên ngành của họ. Một giảng viên giỏi không chỉ truyền thụ kiến thức mà đồng thời còn giúp sinh viên phát triển những kỹ năng phát hiện vấn đề và kỹ năng phân tích và qua đó họ có thể phát triển suy nghĩ của riêng mình.

Do đó, để đánh giá đầy đủ năng lực của giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy cần có những tiêu chí đánh giá bao quát toàn bộ những yêu cầu về hoạt động giảng dạy đối với mỗi giảng viên. Các nội dung đánh giá năng lực giảng dạy bao gồm: Đối với thành tích trong giảng dạy; Những ấn phẩm về giáo dục như phản biện các bài báo của đồng nghiệp, tham gia viết sách, xây dựng bài giảng qua các băng Video, đĩa CD.

Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục: Trình bày báo cáo tại các hội nghị quốc tế, báo cáo viên cho các hội nghị. Số các giải thưởng về giáo dục được nhận, kể cả trong và ngoài nước.

Luôn có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiếm tra đánh giá mới phù hợp với trình độ của sinh viên. Tham gia tích cực vào các chương trình bồi dưỡng phát triển chuyên môn, tham gia giảng dạy hệ sau đại học, tham gia hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên cao học, nghiên cứu sinh.

Tham gia vào việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo, có ý thức tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia để không ngừng nâng cao trình độ giảng dạy.

Tham gia vào việc đánh giá sinh viên, đặc biệt là việc tham gia vào các hội đồng chấm khóa luận, luận văn hoặc luận án.

Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của sinh viên cho mỗi môn học. Cung cấp cho sinh viên kiến thức mới, cập nhật. Tạo điều kiện, giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan đến giảng dạy như tư vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học phù hợp,

giúp sinh viên xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp. Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học ở các mức độ khác nhau.

Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo, chẳng hạn như đánh giá các môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao gồm cả việc tham gia vào việc điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật. Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, chẳng hạn như các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc theo nhóm, đào tạo từ xa, sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng dạy, có đầy đủ các tài liệu học tập bắt buộc. Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ cho giảng dạy…

Theo Khoản 1 Mục 1 Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12/4/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), quy định:

Trang bị kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về giảng dạy đại học cho các đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Như vậy, để trờ thành giảng viên đại học bắt buộc 100% giảng viên phải có chứng chỉ sư phạm xác nhận đủ năng lực trình độ nghiệp vụ sư phạm truyền đạt kỹ năng chuyên môn cho người học.

2.1.3.3. Nghiên cứu khoa học

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết (2008), công tác nghiên cứu khoa học trong trường không chỉ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, chất lượng bài giảng và rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người giảng viên trước những vấn đề bức xúc của thực tiễn mà còn làm tăng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Việc nghiên cứu khoa học của đội giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học, Cao đẳng chủ yếu là nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai. Vì vậy, người giảng viên phải có trình độ cao và năng lực tốt mới có thể giải quyết được các vấn đề đặt ra. Việc đánh giá chất lượng và

năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên không chỉ căn cứ vào số lượng các công trình khoa học mà chủ yếu căn cứ vào giá trị và hiệu quả của các công trình đó. Theo Hoàng Văn Mạnh (2014), nghiên cứu khoa học được quan niệm là một chức năng đặc trưng của giáo dục đại học. Với chức năng này, các trường đại học không chỉ là trung tâm đào tạo mà đã thực sự trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới hiện đại. Do đó, để phù hợp với chức năng này, yêu cầu người giảng viên phải tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động này cần được đánh giá.

Có rất nhiều cách để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động sáng tạo của giảng viên. Dưới đây là nội dung đánh giá chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học.

- Đối với các công trình nghiên cứu khoa học được công bố:

+ Số lượng và chất lượng các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt là danh tiếng của các tạp chí) hoặc các hội nghị khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến các công trình nghiên cứu.

+ Việc phát triển và tìm tòi các kỹ năng và quy trình nghiên cứu mới. + Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn, vào giảng dạy (những nội dung nghiên cứu được áp dụng như là những ý tưởng mới hoặc những sángkiến quan trọng cho công việc).

- Đối với số lượng sách và tài liệu tham khảo được xuất bản/sử dụng: + Sách và các công trình nghiên cứu chuyên khảo.

+ Số lượng các chương viết trong sách và hoặc đánh giá về các bài báo. + Báo cáo về hoạt các hoạt động học thuật/kỹ năng nghiên cứu.

- Đối với tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học:

+ Số lượng các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học tham gia. + Vai trò làm chủ nhiệm các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học.

+ Hướng dẫn, bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ. - Đối với tham gia các hội nghị/hội thảo:

+ Tham gia với vai trò là người thuyết trình cho các hội nghị/hội thảo trong và ngoài nước.

- Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học với các trường đại học trong nước và nước ngoài.

2.1.3.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học

Theo tác giả Nguyễn Danh Tuấn(2013), trong xu thế toàn cầu hóa quốc tế, việc đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tin học quốc tế cho cán bộ, giảng viên trong các trường đại học được coi là ưu tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên học viện hậu cần (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)