Tình hình dân số huyện Đà Bắc giai đoạn 201 5 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Dân số TB Người 51.460 51.800 52.695 2 Mật độ dân số Người/Km2 62,8 63,2 64 3 Số hộ gia đình Hộ 11.712 11.799 12.028

4 Dân số phân theo giới tính Nam 25.713 25.695 26281 Nữ 25.747 26.105 26414 5

Dân số phân theo khu vực Thành thị 4.417 4.761 4569

Nông thôn 47.043 47.039 48126

6 Tỷ lệ sinh ‰ 18,87 18,11 18,02

7 Tỷ lệ chết ‰ 7,72 6,00 5,24

8 Tỷ lệ tăng tự nhiên ‰ 11,15 12,11 12,78

9

Dân số trong độ tuổi lao động (TB.) Người 33.453 33.466 39.362 - Phân theo giới tính Nam 16.715 16.601 19.631 Nữ 16.738 16.865 19.731 - Phân theo khu vực Thành thị 2.871 3.076 3.413

Nông thôn 30.582 30.390 35.949 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đà Bắc (2017)

* Về giáo dục đào tạo

Nhìn chung công tác giáo dục đào tạo đã có nhiều cố gắng trong việc tổ

chức quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học. Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trang thiết bịtrường học từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện. Tuy đã được nâng cao song chất lượng dạy và học còn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung của tỉnh.

Hầu hết các trường học đã được xây kiên cố và bán kiên cố ở 21 xã, thị

nứa lá. 100% sốxã được công nhận xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Số

học sinh đến lớp tăng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là học sinh cấp 2 và cấp 3; tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm; số lượng học sinh khá giỏi tăng.

Huyện đã thành lập trường thanh thiếu niên dân tộc nội trú dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Tuy đã có nhiều cố gắng, song công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định như: Trang thiết bị, dụng cụ

học tập, giảng dạy còn thiếu; một số phòng, lớp học cần được xây dựng, hoàn thiện tốt hơn; số người chưa tốt nghiệp tiểu học còn cao... (Uỷ ban nhân dân huyện Đà Bắc, 2018).

* Về y tế

Trong những năm qua hệ thống y tế của huyện đã không ngừng cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụchăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, phòng và chữa bệnh kịp thời cho nhân dân. Các chương trình phòng chống sốt rét, viêm gan B, tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh xã hội được triển khai, thực hiện có kết quả, các ổ dịch sốt rét đã được phát hiện và dập tắt kịp thời. Tuy nhiên do địa hình trải rộng, bị chia cắt nhiều, nhiều xã thuộc vùng hồ thuỷđiện Hòa Bình giao thông đi

lại khó khăn; việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn; đội

ngũ cán bộ y, bác sỹ còn thiếu nhiều nên công tác y tế - nhất là y tếcơ sở, vùng sâu vùng xa còn nhiều hạn chế, cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn. (Uỷ ban nhân dân huyện Đà Bắc, 2018).

* Về văn hoá, văn nghệ, thông tin thể thao

Các chuẩn mực, truyền thống vănhoá, đạo đức ngày càng được coi trọng, giữ

gìn và bảo tồn. Các hoạt động tuyên truyền nếp sống văn minh, giữ gìn, phục hồi, phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử, cách mạng...thường xuyên

được tổ chức. Các hủ tục, tập quán lạc hậu trong lao động sản xuất, cưới hỏi, ma chay, chữa bệnh...dần được thay thế bằng nếp sống mới thông qua các cuộc vận

động toàn dân xây dựng đời sống gia đình văn hoá mới. Các hoạt động tôn giáo, tín

ngưỡng của nhân dân được tự do hoạt động theo pháp luật. Công tác truyền thanh truyền hình đã bám sát nhiệm vụ chính trị để thông tin tuyên truyền kịp thời đến

nhân dân. Bình quân qua các năm đã tiếp sóng hàng trăm chương trình của tỉnh và

Trung ương, thu và phát lại khoảng 40.000 giờ. Hiện nay, huyện đã xây dựng và phủ sóng phát thanh đến toàn bộ các xã. Huyện có 3 trạm thu - phát và tiếp sóng truyền

hình, đã phủsóng được trên 50% diện tích toàn huyện.

Các hoạt động thể dục, thể thao nhằm rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực

như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn...ngày càng được mở rộng và coi trọng. Các giải thể thao do huyện và các xã tổ chức hàng năm được nhiều người dân tham gia, cổ vũ. Sân vận động của huyện và các điểm vui chơi thể thao tại các xã

được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư, xây dựng, phục vụ tốt nhu cầu chơi thể

thao rèn luyện thân thể của nhân dân. (Uỷ ban nhân dân huyện Đà Bắc, 2018).

* Về công tác lao động, xoá đói giảm nghèo

Công tác lao động, xoá đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền

đặc biệt chú trọng, quan tâm. Nhiều Chương trình, dự án như : CT135, CT

mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, dự án Giảm nghèo (vốn WB., DA

472...đã được triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Tuy nhiên do điều kiện quá

khó khăn số hộ nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn khá cao (Uỷ ban nhân dân huyện Đà Bắc, 2018).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi lựa chọn các xã Hiền Lương, Tu Lý, Tân Minh làm các điểm

nghiên cứu. Các điểm nghiên cứu sẽđại diện cho các vùng kinh tế của huyện, nơi

tập trung các dự án đầu tư giao thông nông thôn để điều tra nghiên cứu. Các xã

được lựa chọn phải có các yếu tố, đặc điểm hội tụđầy đủ những nội dung và mục tiêu mà tác giảđã lựa chọn để nghiên cứu.

Dựa vào đặc điểm tự nhiên và các yếu tố phát triển kinh tế xã hội, huyện

Đà Bắc được chia thành 3 vùng : Vùng 1: Vùng ven thị. Vùng này có cơ sở hạ

tầng tương đối phát triển, trình độ dân trí khá, bao gồm 4 xã và 1 thị trấn. Vùng

2: Vùng ven hồ thuỷ điện Hòa Bình, bao gồm 10 xã. Vùng 3: Vùng cao. Đây là

vùng núi hay còn gọi là vùng định canh, định cư, vùng ĐBKK. Vùng này bao

gồm 6 xã. Tác giả đã lựa chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng của huyện làm điểm nghiên cứu, đó là: Xã Tu Lý: Đại diện cho vùng 1; Xã Hiền Lương: Đại diện cho vùng 2; Xã Tân Minh: Đại diện cho vùng 3.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

Tác giả tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu điều tra cho các loại phiếu

điều tra, cụ thểcho các nhóm đối tượng và cơ quan thực hiện quản lý dựán đầu tư

giao thông nông thôn. Các đối tượng điều tra bao gồm các cán bộ phòng kinh tế và

đối tượng đó được lựa chọn ngẫu nhiên trong địa điểm nghiên cứu trên.

Lựa chọn tập trung điều tra hình thức tổ chức, cơ chế hoạt động và các yếu tố tác động tới hoạt động quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn tại các

điểm nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu

thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học. Việc thu thập thông tin thứ

cấp được liệt kê cụ thể qua bảng 3.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)