Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước
Về chủtrương, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn và một vấn đề quan trọng hàng đầu của phát triển
đất nước. Đứng trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đang là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội. Trong những năm qua, dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ huyện và UBND huyện Đà Bắc nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đà Bắc
đã cơ bản thay đổi. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
đang là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội. Đây chính là
tiền đềđể tỉnh Hòa Bình cũng như huyện Đà Bắc tập trung mọi nguồn lực đểđầu
tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong thời gian tới. Nhiều nghị quyết của Đảng và các nghị quyết, quyết định, kế hoạch và chương trình hành động của Chính phủ đã trực tiếp triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp, nông dân và
nông thôn, cụ thểnhư: Ngày 5-8-2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành
Nghị quyết số 26/NQ-TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Nghị định số
61/2010/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Bằng Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16-4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới. Đây là những mục tiêu và tiêu chí đòi hỏi cần có sự phấn đấu cao độ
trong giai đoạn tới. Bộ tiêu chí quốc gia này bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành
năm nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, vềvăn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện quản lý dự án đầu tư giao thông nông
thôn còn khá nhiều bất cập. Nguyên nhân xuất phát từ sự mâu thuẫn, chồng chéo
trong các quy định về quản lý của Nhà nước. Hiện nay, việc quản lý dựán đầu tư
giao thông nông thôn cần phải căn cứ rất nhiều Luật, Nghị định và Thông tư như:
Trong quản lý dự án có Luật xây dựng số 50/QH 13/2014 và 6 Nghịđịnh của Chính Phủ, 7 thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành; Trong Quy hoạch xây dựng có Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, thông tư số 12/2016/TT-BXD; Trong quản lý chi phí có
nghị định số32/2015/NĐ-CP và 7 thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan
như bộ Tài chính, bộ Xây dựng, bộLao động TBXH…; Trong quản lý đấu thầu có Luật đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP và Nghị định 63/2014/NĐ-CP và 7 thông tư hướng dẫn của Bộ kế hoạch và đầu tư. Ngoài ra trong
quản lý hợp đồng xây dựng còn phải chịu sự quản lý của Luật thương mại 2015, bộ
luật dân sự 2015 cùng hàng loạt các Nghị định, thông tư hướng dẫn. Có thể thấy, việc quản lý dựán đầu tư xây dựng GTNT đang chịu sự ràng buộc của rất nhiều quy
định của pháp luật gây khó khăn cho quá trình quản lý đầu tư.
Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát các cán bộ làm công tác quản lý theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thểnhư sau:
Bảng 4.15. Kết quảđiều tra khảo sát đánh giá về quy định của dựán đầu tư xây dựng giao thông nông thôn
TT Chỉ tiêu (n=28) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) Khác Tỷ lệ (%) 1 Các quy định còn chồng chéo 10 35,71 10 35,71 8 28,57 2 Văn bản quy định chưa
chi tiết, khó thực hiện 10 35,71 13 46,42 5 17,86 3 Văn bản thiếu tính ổn
định, thường xuyên
thay đổi
18 64,29 9 32,14 1 3,57 4 Nhiều quy định còn bất
hợp lý 16 57,14 8 28,57 4 14,29 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Đối với tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xây dựng giao thông nông thôn. Qua tham khảo các ý kiến của các cán bộ công tác lâu năm trong lĩnh vực quản lý dự án của huyện Đà Bắc được biết, trong thời gian gần đây (từ năm 2004 - nay), đã có nhiều văn bản pháp luật được
ban hành, trong đó có nhiều văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung với 18 ý kiến
đánh giá tương ứng 64,29%. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành, đối với công tác XDCB nói chung
và đầu tư xây dựng giao thông nông thôn nói riêng, đồng thời khắc phục từng
bước những bất hợp lý, tạo thuận lợi hơn trong việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư,
phân rõ trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình tham gia dự án, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào khía cạnh khác thì lại thấy rõ sự chuẩn bị ra đời một văn bản quy phạm pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Hiệu lực của
các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây khá ngắn. Nếu thời gian từ khi ban hành Luật Xây dựng, Nghị định
16/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định 52/1999/NĐ-CP có thời gian triển khai áp dụng là 6 năm thì NĐ112/2006/NĐ-CP điều chỉnh bổ sung NĐ16/2005/NĐ-CP
chỉ khoảng 1 năm, NĐ12/2009/NĐ-CP thay thế NĐ112/2006/NĐ-CP và
NĐ16/2005/NĐ-CP khoảng gần 3 năm. Hay như văn bản luật cao nhất là Luật
như Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đấu thầu năm 2005 đến năm 2009 cũng đã có điều chỉnh, bổ sung. Điều này đã gây khó khăn rất lớn trong việc nghiên cứu áp dụng, lúng túng trong triển khai thực hiện đối với các đối tượng thực thi (bao gồm cả các cơ quan QLNN, tổ chức tư vấn và nhà thầu xây dựng), thậm chí có
tình trạng có hành vi này là đúng với quy định này nhưng không đúng với quy
định trước đó (ví dụ như hành vi Tư vấn thiết kế đồng thời là tư vấn thẩm tra, Chủđầu tư tham gia thiết kế,…).
Điều quan trọng nhất đối với các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật và các Nghịđịnh là phải có tính ổn định trong một thời gian dài, đảm bảo có thời gian để các đơn vị thực hiện nghiên cứu, thấm nhuần, từ đó tạo tâm lý yên tâm, tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc. Muốn vậy, công tác tham vấn, tổ chức phản biện cần được quan tâm hơn, trong đó đặc biệt chú trọng thu thập thông tin, phản ánh từcác đơn vịcơ sở.
Có 10 ý kiến tương ứng 35,71% cho rằng văn bản quy định chưa chi tiết,
khó thực hiện, 16 ý kiến tương ứng 57,14% cho rằng nhiều quy định còn bất hợp lý. Đối với các bất hợp lý trong tính toán chi phí thiết kế, thẩm tra các công trình
đầu tư, xây dựng giao thông nông thôn. Hiện nay theo quy định của Bộ Xây dựng, chi phí thiết kế, thẩm tra các công trình xây dựng được tính theo tỷ lệ phần
trăm (%) giá trị xây lắp của công trình. Điều này cũng có nghĩa là, nếu giá trị xây lắp của công trình càng cao thì chi phí thiết kế cũng như thẩm tra càng lớn và
ngược lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng, hầu như đơn vị tư vấn thiết kế cũng như tư vấn thẩm tra nào cũng không đặt nặng vấn đề nghiên cứu giải pháp kỹ
thuật hợp lý, tính toán chặt chẽ kết cấu để giảm giá thành, tiết kiệm chi phí đầu tư
xây dựng, đặc biệt là các công trình vốn Nhà nước quản lý. Ngược lại, nhiều đơn
vị Tư vấn có xu hướng thiết kế thiên về an toàn quá mức cần thiết (kích thước lớn, bố trí nhiều cốt thép,…) dẫn đến giá thành tăng cao. Việc này cũng được sự
thống nhất của Tư vấn thẩm tra. Lý do là nếu tính toán để điều chỉnh theo hướng tiết kiệm sẽ vừa tốn thời gian, vừa giảm chi phí thiết kế cũng như thẩm tra. Để
khắc phục tình trạng trên, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị tư vấn, cần nghiên cứu điều chỉnh lại cách tính chi phí thiết kế, thẩm tra theo hướng tính theo quy mô và mức độ phức tạp của công trình mà không theo giá trị xây lắp công trình. Ví dụ đối với đường giao thông thì đơn giá thiết kế tính theo m2 (hoặc chiều dài) của đường tùy theo bề rộng mặt cắt ngang đường (đường trong hay
ngoài đô thị, có hay không có dải phân cách); đối với cầu thì đơn giá tính theo
chiều dài nhịp, kết cấu nhịp đơn giản hay liên tục, áp dụng công nghệ mới hay
công nghệthông thường,…