Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 27 - 29)

a. Chủ trương, chính sách quy định của Nhà nước

Trong những năm qua, chủtrương phát triển nông nghiệp nông thôn luôn

được Đảng ta quan tâm chỉ đạo trong đó có vấn đề phát triển hệ thống giao thông nông thôn nhằm tăng cường sự lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Dưới sựlãnh đạo của Đảng và sự

điều hành của Chính phủ nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân

cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, bền vững; hàng hóa nông sản được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộđã có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước. Hiện nay, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn nhiều thách thức được đặt ra. Chủtrương phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Chủtrương của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đến quản lý và phát triển giao thông nông thôn ở nước

ta (Nguyễn Ngọc Đông, 2012).

b. Nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn

Nguồn lực cho quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn ngoài nguồn

nhân lực thì các vấn đề vềcơ sở vật chất, kinh tế, kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Giao thông nông thôn là lĩnh vực rộng lớn và quan trọng đòi hỏi phải có sự đầu

tư đúng mức cả về nguồn vốn lẫn các công nghệ kỹ thuật mới. Khi có sự đầu tư đúng mức của Nhà nước cũng như sựđóng góp của nhân dân trong quản lý dự án

đầu tư giao thông nông thôn thì sựđầu tư sẽ có hiệu quảcao và ngược lại. Chính vì vậy, nguồn lực cho quản lý dựán đầu tư giao thông nông thôn đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của dựán đầu tư giao

thông nông thôn (Nguyễn Ngọc Đông, 2012).

c. Năng lực của cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý là người trực tiếp tham gia các khâu của chu trình đầu tư

dự án giao thông nông thôn và có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, thẩm

định, điều chỉnh các hoạt động của dự án. Khi cán bộ quản lý có năng lực thì việc quản lý dựán đầu tư giao thông sẽ đạt được các yêu cầu đặt ra và ngược lại. Cán bộ quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn đòi hỏi phải là người có trình độ, am hiểu về kỹ thuật xây dựng và phải có tâm huyết với việc phát triển nông thôn

nói chung cũng như giao thông nông thôn nói riêng. Năng lực của cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn đến kết quả cũng như hiệu quả của dự án đầu tư giao thông

d. Sự hiểu biết của người dân

Hiện nay, chủ trương xây dựng nông thôn mới với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đặc biệt là trong việc quản lý, phát triển giao thông nông thôn rất cần có sựđồng thuận của nhân dân. Khi sự hiểu biết của người dân

được nâng cao bởi họ thấy rõ được lợi ích của các công trình trong việc phục vụ

nhu cầu đi lại, học hành, chữa bệnh, phát triển kinh tế… thì nhân dân sẽ thể hiện sựđồng tâm hiệp lực với Đảng, Nhà nước, xã hội trong việc huy động nguồn vốn phát triển GTNT. Hệ thống GTNT không chỉ là những tuyến đường huyết mạch nối các trung tâm huyện với xã hoặc nối các trung tâm xã với nhau mà còn là các tuyến đường liên thôn, liên xóm, kể cảđường bờ mương, bờ vùng, bờ thửa… để

nối các khu dân cư, thôn xóm, phục vụđời sống dân sinh tại các vùng nông thôn. Sự hiểu biết của người dân đóng vai trò quan trọng trong quản lý, phát triển hệ

thống giao thông nông thôn hiện nay (Nguyễn Ngọc Đông, 2012).

e. Sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị

Trong quản lý dựán đầu tư giao thông nông thôn cần có sự phối hợp của rất nhiều đơn vịtrong đó các cơ quan quản lý bao gồm phòng tài chính -kế hoạch chủtrì tham mưu về nguồn vốn, phòng kinh tế - hạ tầng quản lý về kỹ thuật, xây dựng. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là cơ quan chuyên môn trực tiếp quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn. Ngoài ra, để tranh thủ được tối đa các

nguồn lực rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn nhằm tăng cường chỉđạo công tác tuyên truyền xây dựng giao

thông nông thôn trên địa bàn và huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các

công trình. Khi có sự phối hợp tốt sẽ huy động được nhiều tổ chức, cá nhân, các

doanh nghiệp trên địa bàn tham gia ủng hộ đóng góp ngày công, kinh phí, vật

liệu xây dựng, hiến đất để làm đường. Sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị có

ảnh hưởng lớn đến việc quản lý các dự án đầu tư giao thông nông thôn (Viện quản lý dự án PMI, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)