Các giảipháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 92 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Giảipháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn

4.3.2. Các giảipháp cụ thể

4.3.2.1. Tăng cường công tác quy hoạch giao thông nông thôn

Quy hoạch GTNT phải kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch điểm dân cư, phân vùng sản xuất, sử dụng hợp lý đất đai, phải đề cập

đến khả năng mở rộng, nâng cấp sau này đểtránh di dân, đền bù giải phóng mặt bằng,... Đảm bảo liên kết với hệ thống đường tỉnh và đường quốc gia thành một hệ thống giao thông thống nhất.

GTNT phải đảm bảo tính liên hệ trực tiếp giữa thành phố, thị trấn với các khu trung tâm huyện, giữa các khu trung tâm huyện với các trung tâm xã, giữa các xã với các thôn, xóm; giữa các khu dân cư với các khu vực sản xuất, và giữa

các khu dân cư với nhau.

Thực hiện công bố quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn và tổ chức quản lý theo quy hoạch được phê duyệt.

Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch GTNT trên địa bàn huyện phải trên

cơ sở tận dụng tối đa hệ thống đường hiện có để đáp ứng nhu cầu thông trong thời ký mới và tiết kiệm chi phí xây dựng, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và

trong tương lai.

Kết cấu mặt đường phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa

phương. Giai đoạn này tiếp tục phát triển hệ thống đường GTNT để đáp ứng nhu cầu phát triển, từng bước nâng cao chất lượng đường trong các giai đoạn tiếp theo. Có thể chọn các loại kết cấu mặt đường đảm bảo yêu cầu:

+ Dễ làm, phù hợp với khảnăng kinh phí của địa phương;

+ Có khảnăng kết hợp thi công giữa cơ giới và thủ công; + Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản;

+ Có thể sử dụng nguồn lao động tại địa phương.

Ưu tiên lựa chọn kết cấu xây dựng mặt đường GTNT sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương, với phương tiện thi công đơn giản và tận dụng nguồn nhân lực sẵn có ởđịa phương, ứng dụng nghiên cứu sử dụng vật liệu mới để xây dựng, cải tạo nâng cấp đường trục chính nội đồng phục vụ sản xuất.

Quan tâm đến công tác thống kê cập nhật số hiện trạng hệ thống cầu,

đường GTNT làm cơ sở cho công tác quy hoạch, sử dụng và điều chỉnh quy hoạch. Xây dựng bản đồ hiện trạng hệ thống GTNT. Nâng cao năng lực lập kế

hoạch đầu tư và quản lý bảo trì hệ thống GTNT của cấp huyện, cấp xã. Hướng dẫn và xây dựng biểu mẫu thống kê dữ liệu hiện trạng cầu, đường cho các cán bộ ở cấp này thật đơn giản và dễ thực hiện.

Trên cơ sở phương án quy hoạch được duyệt, dựa vào khả năng nguồn vốn đầu tư trong từng thời kỳ các cấp huyện, xã tiến hành lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư và kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo cũng như kế

Công tác quy hoạch giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc cần tập trung theo các hướng chủ yếu sau đây:

Đồng thời với việc tiến hành rà soát quy hoạch, các cấp ngành của huyện theo chức năng triển khai tốt việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của huyện; quy hoạch các ngành, lĩnh vực then chốt. Đồng thời triển khai quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông nông thôn có ý nghĩa chiến lược trong phát triển của địa phương. Nhanh chóng đưa các quy hoạch đã được duyệt vào cuộc sống, không để tình trạng quy hoạch "treo" và tình trạng thông qua quy hoạch để

thực hiện độc quyền.

Tăng cường quản lý về công tác quy hoạch. Cụ thể:

- Tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật về lập quy hoạch. Tăng cường thực hiện quản lý đối với toàn bộ công tác quy hoạch giao thông nông thôn theo chức

năng, nhiệm vụđối với lĩnh vực mình phụ trách; thông báo kết quả lập quy hoạch và

điều chỉnh quy hoạch giao thông nông thôn cho các địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ công tác quy hoạch trên địa bàn huyện.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án quy hoạch. Trước hết nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức thẩm định các dự án quy hoạch nói chung và quy hoạch giao thông nông thôn nói riêng.

- Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác quy hoạch, từng bước xây dựng đội ngũ chuyên trách công tác quy hoạch giao thông nông thôn.

Xác định đúng đắn danh mục dự án đầu tư trọng điểm:

Việc xác định đúng đắn danh mục dự án đầu tư có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó là khâu đầu tiên, tác động tới việc thực hiện rất nhiều công việc khác. Quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Ngược lại, quyết định đầu tư không đúng sẽ gây ra lãng phí lớn cho xã hội, chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, cần xác định danh mục dự án đầu tư phải theo định hướng và đảm bảo những yêu cầu cơ bản được nêu trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Đó là:

- Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như đầu tư của nước ngoài trên địa bàn huyện; khai thác tốt tài

trường sinh thái.

- Đầu tư giao thông nông thôn có phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; thiết kế có hợp lý, tiên tiến, mỹ quan, công nghệtheo hướng hiện đại không.

Để tránh những rủi ro trong công tác quy hoạch giao thông nông thôn,

Nhà nước cần nhanh chóng tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác quy hoạch, khẩn

trương xây dựng, phê duyệt quy hoạch, đảm bảo quy hoạch đi trước một bước

làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án đầu tư giao thông nông thôn, đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ quy hoạch. Nhà nước cần tạo điều kiện nâng cao chất lượng quy hoạch như bố trí đủ vốn cho công tác quy hoạch. Phải có các chế

tài đủ mạnh đối với các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư không tuân thủ

luật pháp, không thực hiện hoặc thực hiện sai quy hoạch.

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư GTNT

Chất lượng của dự án đầu tư GTNT được lập ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án, giá trị và chất lượng công trình. Tuy vậy, không phải người lập dựán nào cũng hiểu rõ các quy trình và tiêu chuẩn của việc lập dự án. Một phần vì họ thiếu kiến thức về lập dự án, một phần vì các quy định còn quá chung chung gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, mặc dù lập dự án là nhiệm vụ

của các chủ đầu tư, song Ban QLDA phải có nhiệm vụ chuẩn hóa hoạt động này phù hợp với điều kiện địa phương huyện Đà Bắc, đồng thời phải có những hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các chủđầu tư để họ nâng cao chất lượng lập dự án. Từđó nâng cao độ chính xác trong tính toán giá trị công trình cũng như chất lượng

công trình; như vậy cũng giảm được chi phí thẩm định dự án (có 80% ý kiến cho rằng công tác thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư GTNT trên địa bàn huyện còn chậm). Muốn vậy, trước hết cần nâng cao nhận thức của của đội ngũ cán bộ trong công tác thẩm tra, thẩm định các dựán đầu tư GTNT tại Ban. Cụ thể:

- Công tác thẩm định là công việc quan trọng ảnh hưởng đến quyết định

đầu tư và các giai đoạn sau của dự án, là sản phẩm thể hiện trí tuệ, kinh nghiệm.

Để làm tốt công tác này đòi hỏi hội đồng thẩm định phải là những người có kiến thức kinh nghiệm. Các nhận xét đánh giá của hội đồng thẩm định phải đảm bảo

bạch từng nhóm chuyên môn, từng lĩnh vực, từng thành viên của hội đồng thẩm

định để từng thành viên và nhóm chuyên môn có thể thẩm định sâu hơn vào

chuyên môn của mình.

- Công tác thẩm định cần được thực hiện nghiêm túc tránh tình trạng thẩm

định mang tính hình thức, thẩm định để hợp thức hóa dự án. Mặc dù các dự án

đầu tư xây dựng GTNT tại huyện Đà Bắc chủ yếu phục vụ và cải thiện chất

lượng cuộc sống của người dân, nhưng cũng cần phải được cân nhắc, cân đối hiệu quả đầu tư ở mức độ hợp lý, tránh tình trạng triển khai hàng loạt dự án trên

địa bàn huyện Đà Bắc như hiện nay làm dàn trải vốn đầu tư Nhà nước đối với các dựán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến chậm tiến độ, lãng phí và kém hiệu quả. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống người dân. Thông qua thẩm định để tìm ra các biện pháp, giải pháp tốt nhất

để vừa có thể phục vụ cộng đồng mà vẫn có thểđạt được hiệu quả dự án ở mức

độ cho phép. Bên cạnh đó, Ban QLDA huyện chỉ mới trực tiếp tiến hành thẩm

định các dự án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp nhưng các dự án quy mô lớn thì thực sự chưa có kinh nghiệm. Công tác thẩm định chưa quan tâm đến tính hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Do đó trong quá trình thẩm định dự án, dự án liên

quan đến chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của

ngành đó. Đồng thời cần có sự tham gia ý kiến của nhiều cơ quan quản lý, các ban ngành, địa phương... mới đảm bảo tính khách quan và chính xác.

- Một vấn đề nữa bản thân đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ thuộc bộ phận Thẩm định kỹ thuật - dự toán cần có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn trong công tác thẩm tra, thẩm định DAĐT. Đội ngũ cán bộ cần phải có kinh nghiệm thực tiển về thẩm định và QLDA, phải có trình độđại học trở lên, có kiến thức cơ

bản về kinh tế, xã hội, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án; có khảnăng phán đoán, có khả năng tính toán, phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế tài chính dự

án, vận dụng kiến thức và phương pháp phù hợp trong thẩm định. Bên cạnh đó,

cán bộ thẩm định phải có khảnăng đánh giá, tổng hợp nhạy bén, có kỹ thuật ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định. Cán bộ

thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Hiện nay trên địa bàn Huyện Đà Bắc có nhiều dự án đầu tư xây dựng còn dở dang, gây lãng phí nguồn vốn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Do đó, trong công tác thẩm tra, thẩm định dự án Ban QLDA cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khảo sát

Thường xuyên cử cán bộ khảo sát nhu cầu và dự báo nhu cầu xây dựng giao thông nông thôn tại huyện.

Bước 2: Lập danh mục các DA cần đầu tư

Với những công trình XD không đáp ứng yêu cầu thì cần thiết phải đầu tư

nâng cấp, hoặc phải đầu tư xây dựng mới. Thống kê sốlượng các dự án cần phải

đầu tư. Khi thống kê sốlượng dự án cần đầu tư thì cần chú ý thuyết minh cụ thể

về các dự án, phân loại các dự án theo các tiêu chí như: vị trí, quy mô vốn, thứ tự ưu tiên... tạo thuận lợi trong việc lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư. Việc lập danh mục các dự án cần đầu tư được thực hiện khách quan, tránh tình trạng vì lợi ích riêng mà lập danh mục đầu tư thiếu tập trung và thiếu trọng điểm.

Bước 3: Lựa chọn các danh mục đầu tư

Nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên đại bàn huyện Đà Bắc là rất lớn vì vậy cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư theo các tiêu chí như: quy mô vốn đầu tư, khảnăng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu về an ninh quốc phòng... Sau khi sắp xếp danh mục các dự

án cần đầu tư theo thứ tự ưu tiên để trình UBND huyện, tỉnh và các Ban ngành

liên quan để xem xét, lựa chọn. Đối với những dự án xây dựng mà Ban QLDA thực hiện công tác tư vấn thì Ban cần chú trọng tới công tác tư vấn bởi một trong những yếu tốđóng góp thành công cho công tác thẩm tra, thẩm định DAĐT cần phải kểđến việc nâng cao chất lượng tư vấn. Chất lượng các sản phẩm tư vấn là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho công tác quản lý dự án và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, kỹsư tư vấn. Do đó, nâng cao chất lượng tư vấn là nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹsư tham gia vào công tác tư vấn. Do vậy, cần có cơ chế và quy

định quản lý chặt chẽ trình độ của kiến trúc sư, kỹsư và việc phân cấp kiến trúc

sư chủ trì cấp 1, 2; các kỹsư, kỹsư chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế phải có phân biệt thứ bậc; chuyên gia quản lý dự án, người điều hành dự án… nhằm lựa chọn

được những cá nhân, nhóm tư vấn đáp ứng yêu cầu công việc của mình, khắc phục hiện tượng “rút kinh nghiệm” triền miên đối với các tổ chức tư vấn như

hiện nay. Trong những năm gần đây, huyện Đà Bắc đã tương đối thành công trong công tác thẩm định các dự án ĐT xây dựng quy mô nhỏ, tuy nhiên đối với các dự án quy mô lớn thì BQL dự án huyện vẫn còn lúng túng trong công tác

thẩm định. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này, trên cơ sở kế thừa kết hợp quan điểm của tác giả, Ban quản lý dự án huyện Đà Bắc có thể vận dụng

quy trình thẩm định DAĐT xây dựng như sau:

Sơ đồ 4.6. Quy trình thẩm định dựán đầu tư xây dựng GTNT

Nguồn: Tác giả (2018)

Theo quy trình này, việc thẩm định sẽ khách quan, đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học của dự án và đảm bảo thời gian. Quy trình kỹ thuật có thể được giải thích như sau:

Thẩm định sơ bộ: Cán bộ thẩm định của BQL dự án sẽ xem xét, thẩm

định chi tiết các vấn đề liên quan đến dự án. Nếu dự án đạt, khả thi sẽ được chấp nhận ra quyết định phê duyệt. Ngược lại nếu chưa đạt hoặc không khả thi, tư vấn (đơn vị lập) phải điều chỉnh, sửa chữa, đề xuất các phương để nhằm

đảm bảo cho dự án khả thi.

Thẩm định lần hai: Sau khi được đơn vị tư vấn điều chỉnh, cán bộ thẩm

Cần điều chỉnh Chưa đạt Thẩm định sơ bộ (về kỹ tthuật, tài chính, kinh tế xã hội, công nghệ…) Hồsơ dự án ĐTXD GTNT Khả thi Điều chỉnh phù hợp Khả thi Thẩm định lần hai (kỹ thuật, tài chính, ktxh, công nghệ..) Kết luận, ra quyết định Loại Không đạt (Không khả thi)

định sẽ kiểm tra lại các phương án, các đề xuất, các điều chỉnh của tư vấn nhằm làm cho dự án khả khi. Nếu dựán đã được điều chỉnh khả thi sẽđược chấp thuận ra quyết định phê duyệt. Ngược lại sau khi điều chỉnh, dự án vẫn không khả thi, bộ phận thẩm định sẽ trình hội đồng thẩm định và bác bỏ dự án.

4.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu

Hiện nay công tác đấu thầu tại Ban QLDA huyện Đà Bắc hiệu quảchưa

cao, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước chưa đáng kể. Chất lượng hồ sơ mời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 92 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)