Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu
thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học. Việc thu thập thông tin thứ
cấp được liệt kê cụ thể qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp
Vấn đề
nghiên cứu Tài liệu Nguồn thu thập Phương phápthu thập
- Cơ sở lý luận.
- Cơ sở thực tiễn vềquản lý dự án nói chung và quản lý dự án đầu tư giao thông nông
thôn nói riêng
- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài.
- Sách và giáo trình. - Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Internet. - Thư viện.
- Sách.
- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội
dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp
thông tin.
- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội củahuyện Đà Bắc
- Thực trạng quản lý dự án đầu tư giao thông
nông thôn
- Định hướng và giải pháp để tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư giao thông nông
thôn
- Báo cáo kết quả KT- XH
củahuyện qua các năm.
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụquản lý dự án đầu tư giao thông nông
thôn
- Báo cáo tình hình phát
triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện
- Chính sách về quản lý dự án đầu tư giao thông nông
thôn
- Niên giám thống kê.
- UBND huyện - Phòng Kinh tế - Phòng Tài Chính - Kế hoạch Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)
3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu
điều tra phỏng vấn cho các đối tượng điều tra, phỏng vấn cán bộ thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn từ huyện đến xã, cụ thể: UBND huyện, Phòng Kinh tế, Phòng Tài Chính - Kế hoạch, Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng huyện, Cán bộ quản lý giao thông nông thôn các xã. Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện quản lý dựán đầu tư giao thông nông thôn, cụ thể:
Bảng 3.4. Bảng chọn mẫu điều tra
Loại mẫu Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập
1. Cơ quan quản lý về dự án đầu tư giao thông nông thôn - Phòng Kinh tế - HT; - Phòng Tài chính - Kế hoạch - BQL dự án - Cấp xã 2 2 4 20 - Số lượng, trình độ cán bộquản lý; Tình hình quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn.
- Công tác lập kế hoạch, bố trí vốn, thẩm định kỹ thuật, kiểm tra giám sát…tình hình thực hiện việc quản lý dự án đầu tư giao thông
nông thôn; Tham mưu xây dựng văn bản, chếđộ về quản lý dự án đầu tư giao thông
nông thôn. 2. Các Doanh nghiệp xây dựng - Chủ DN, cán bộ kỹ thuật của DN
10 - Đánh giá hoạt động quản lý của cơ quan chức năng; Chấp hành quy định vềquản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn; Đánh giá về chủ trương, chính sách của Đảng và NN trong đầu tư xây dựng giao thông nông thôn
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2017)
Dựa vào đặc điểm tự nhiên và các yếu tố phát triển kinh tế xã hội, huyện
Đà Bắc được chia thành 3 vùng : Vùng 1: Vùng ven thị. Vùng này có cơ sở hạ
tầng tương đối phát triển, trình độ dân trí khá, bao gồm 4 xã và 1 thị trấn. Vùng
2: Vùng ven hồ thuỷ điện Hòa Bình, bao gồm 10 xã. Vùng 3: Vùng cao. Đây là
vùng núi hay còn gọi là vùng định canh, định cư, vùng ĐBKKđể lựa chọn các dự án điều tra.
Lựa chọn 3 dự án đại diện cho 3 vùng như sau: Dự án 1: Đường từ thôn
Mu Công đi xóm Tình xã Tu Lý, huyện Đà (Đại diện cho vùng 1); BắcDự án 2:
Thi công xây dựng công trình giao thông xã Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương -
xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc (Đại diện cho vùng 3).