Kinh nghiệm từ các địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 34)

a. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Trong năm năm qua, tổng số km đường giao thông nông thôn được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp ở các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố là

hơn một nghìn km. Hiện nay, 100% các xã có đường liên xã, trục xã được “cứng hóa” theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải, tỷ lệ này ở hệ thống đường ngõ xóm, trục thôn, liên thôn đạt 90% trở lên. Phần lớn đường trục chính nội đồng

cũng đã được cải tạo thành đường bê-tông xi-măng hoặc đường cấp phối đá dăm, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của các địa phương. Một số xã như Nghĩa Hương (huyện Quốc Oai), Song Phượng (huyện Đan Phượng)… còn kết hợp

đường nội đồng thành hệ thống đường giao thông chung của xã, tương đương với hệ thống đường xã, đường liên xã (Minh Hạnh, 2015).

Để triển khai các dự án xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, thành phố đã huy động kinh phí hơn 48.700 tỷđồng; trong đó ngân sách chiếm 83,5%, còn lại là nguồn vốn tín dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể và

nhân dân cũng đã tích cực đóng góp xây dựng bằng nhiều hình thức như tiền, nhân công, vật tư, nguyên liệu, đất đai... Tổng kinh phí đóng góp từ các nguồn

ba nghìn tỷ đồng. Có được nguồn lực phong phú này chính là nhờ sự chủ động, quyết liệt của chính quyền địa phương. Vận động được nhân dân đóng góp làm

đường giao thông không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách, mà cái

chính là tạo tinh thần chung sức, đồng lòng trong xây dựng cũng như trong bảo vệ của cải vật chất của xã hội sau này (Minh Hạnh, 2015).

Huyện Đan Phượng là một trong những địa phương rất tích cực trong việc chủ động huy động nguồn nội lực đểđẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng. Từ chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện đã quyết định hỗ trợ 29% vật liệu để làm

đường giao thông nông thôn và bảo lãnh ứng trước vật tư cho các nhà thầu. Cán bộ huyện phải tới từng xã để rà soát, thống nhất các đường xóm, ngõ cần xây dựng, chỉnh trang và phê duyệt phương án thiết kế đường. Sau đó, huyện vận

động doanh nghiệp giúp đỡ vốn, đồng thời giao cho các doanh nghiệp bàn bạc với nhân dân để lập dự toán và tổ chức ứng trước vật liệu chính như cát, đá, sỏi... Nhân dân góp các vật liệu khác và tổ chức thi công. Từ kinh nghiệm làm đường ngõ, xóm này, huyện tiếp tục triển khai làm đường nội đồng, đường trục thôn. Với công trình này, huyện vận động đơn vị tham gia xây dựng ủng hộ 35% giá trị

nhân công, máy móc. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất

để tạo nguồn thu xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng như vậy.

Không ít nơi, vận động người dân đóng góp rất khó khăn, việc đầu tư làm đường chỉ có thể trông đợi vào ngân sách. Thị xã Sơn Tây là địa bàn đất rộng, người

thưa, đường liên thôn có những chỗ cả cây số chỉ có vài gia đình sinh sống. Đề ra mức đóng góp như thế nào đối với các hộ này cho phù hợp là chuyện không đơn

giản. Yêu cầu góp tiền, hiến đất nhiều quá thì dân sẽ không nghe; mà ít quá thì sẽ

tạo ra sự bất cập hoặc ý kiến so bì ở chỗ khác. Ngay cả vốn ngân sách, nhiều địa

phương có khó khăn về nguồn thu, cho nên không bảo đảm được tiến độ đầu tư;

nhiều dự án thực hiện dang dở hoặc chưa được triển khai (Minh Hạnh, 2015).

UBND thành phốxác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông

nông thôn là ngân sách thành phố chiếm 40%, ngân sách huyện 40%, còn lại là ngân sách xã và nguồn huy động hợp pháp khác. Ngân sách thành phố hỗ trợ cho các dựán đã bảo đảm. Tuy nhiên, ngân sách cấp huyện mới chỉ đạt khoảng 25%; ngân sách xã và các nguồn vốn khác đạt tỷ lệ rất thấp (dưới 10%). Với tình hình

đầu tư như vậy cho nên nhiều dự án do thiếu vốn mà chậm được triển khai hoặc

thi công kéo dài; nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa

đã hoàn thành, nhưng do chưa được bốtrí đủ vốn để thanh toán cho nhà thầu, cho

nên chưa thể quyết toán. Ngoài ra, do phân bổ kế hoạch vốn không phân chi tiết cho từng dự án, cho nên có địa phương còn điều chuyển vốn sang các dự án không có trong danh mục đã được chọn, dẫn đến công trình cần xây dựng không thểhoàn thành đúng tiến độ (Minh Hạnh, 2015).

b. Kinh nghiệm của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Ngay sau khi tiếp nhận Nghị quyết 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển GTNT; Kế hoạch 1071 của UBND tỉnh về phát triển GTNT giai đoạn 2011-

2015, Đoan Hùng đã chủđộng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương

trình phát triển GTNT rộng rãi trong toàn huyện. Công tác tuyên truyền, vận

động được đẩy mạnh. Một trong những thuận lợi của Đoan Hùng trong phát triển GTNT là sự đồng tình ủng hộ, sẵn sàng vào cuộc, đóng góp sức người sức của cho phát triển GTNT của người dân bởi họ nhận thức rằng các điều kiện hạ tầng

điện, đường, trường, trạm là thiết yếu và cần thiết trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Do vậy, việc hiến đất làm các công trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là GTNT chính là phục vụ quyền lợi và

đời sống của nhân dân. Để phát triển GTNT, việc huy động vốn đã được thực hiện bằng các hình thức đa dạng, tranh thủ được các nguồn vốn của Trung ương,

của tỉnh, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án như: Chương trình xây

dựng nông thôn mới, chương trình 135, vốn huy động từ các thành phần kinh tế,

doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và sựđóng góp của nhân dân. Năm 2014 một số

tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn huyện được đẩy nhanh tiến độ thi công như: Tuyến đường từ cầu Ké đi thôn 5 xã Minh Phú; đường khu trung

tâm đi Lã Hoàng 1 xã Chí Đám; đường từ thôn 9 đi thôn 2 xã Yên Kiện; đường từ cầu Kim Xuyên đi QL2-đường Hồ Chí Minh; đường bê tông xi măng từ QL2

đi Trại Mít đi Lâm Sinh xã Chân Mộng; đường bê tông xi măng từ tỉnh lộ322 đi

Tân Minh xã Hùng Long… Bên cạnh việc đầu tư cải tạo nâng cấp, công tác duy

tu đường GTNT cũng được huyện triển khai thực hiện có hiệu quả. Ban chỉ đạo phát triển GTNT từ huyện đến xã, thị trấn luôn bám sát tình hình thực tế để chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng, đảm bảo tốt nhất việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường… Bằng nhiều hình thức

như ủng hộ vật tư, thiết bị máy móc, phương tiện, tiền mặt, hiến đất, cây cối, hoa

màu, ngày công lao động… đã huy động được từ sức dân trị giá 7,5 tỷđồng cho phát triển GTNT. Điển hình cho phong trào này là các xã: Chí Đám, Minh

Lương, Bằng Doãn, Vân Du, Bằng Luân, Yên Kiện, Vân Đồn, Hùng Quan…Kết

quả trong phát triển GTNT ở Đoan Hùng đã được khẳng định. Nhưng hạn chế

hiện nay là vấn đề bảo vệ, bảo trì công trình đưa vào khai thác sử dụng chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nhiều tuyến đường còn bị xe quá tải làm hỏng, nhiều đoạn đường bị đọng nước, đất vùi lấp rãnh chậm được xử lý, khắc phục… Năm 2017, huyện Đoan Hùng tiếp tục xác định phát triển GTNT là nhiệm vụ quan trọng trong khâu đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng, tiếp tục đẩy nhanh tiến

độ để hoàn thành chỉ tiêu cứng hóa đường GTNT. Phát triển GTNT theo quy

hoạch, thứ tự ưu tiên và nâng cao chất lượng các tuyến đường để kết nối với hệ

thống giao thông liền kề; gắn quy hoạch phát triển GTNT với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Thực hiện lồng ghép có hiệu quảcác chương trình, dự án, phối hợp với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có liên quan như lưới điện, cấp nước, thủy lợi để tranh thủ nguồn vốn cho phát triển GTNT (Báo Phú Thọ, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 34)