Công tác quy hoạch, kế hoạch dự án đầu tư giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 53)

Căn cứ vào Nghị quyết số 01-NQ/HU về phát triển giao thông giai đoạn

2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 của huyện ủy Đà Bắc. UBND huyện Đà

Bắc đã xây dựng quy hoạch đối với việc đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Cụ thểnhư sau:

Về quan điểm phát triển:

Phát triển giao thông nông thôn là phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, từng bước xóa đói nghèo, giảm sự chênh lệch kinh tế giữa thành thị với nông thôn, gắn liền với việc củng cố an ninh quốc phòng.

Nhanh chóng phát triển theo hướng bền vững hóa hệ thống giao thông nông thôn và phải dựa trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh và huyện.

Hệ thống giao thông nông thôn phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển trong quá trình công nghiệp hóa -

hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn gắn liền với phát triển nông thôn mới và phải gắn với công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.

Phát triển giao thông nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, quán triệt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; phát huy nội lực và tranh thủ nguồn vốn từ trung ương, nguồn vốn nước ngoài, huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, từ cácthành phần kinh tế và các nguồn vốn để xây dựng mới và cải tạo hệ thống giao thông nông thôn.

Về Mục tiêu phát triển: Mục tiêu tổng quát là thiết lập quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ và liên hoàn trong tương lai, đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng. Góp phần xây dựng nền

mạng lưới quốc lộ và đường tỉnh, nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống giao thông nông thôn. Bảo đảm thông suốt đến các xã và cơ bản có đường ô tô đến trung tâm xã. Từng bước nâng cao chất lượng đường nông thôn; có cơ chế, chính sách đảm bảo duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; Làm căn cứ để thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp và phát triển các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện, làm cơ sở trong công tác quản lý và lập kế hoạch đầu tư toàn bộ hoặc từng phần hệ thống giao thông.

Cụ thể từ nay đến năm 2020 sẽ ưu tiên phát triển các tuyến do Nhà nước

đầu tư và quản lý, hàng năm được ngân sách cân đối vốn duy tu, sửa chữa hoặc nâng cấp; tuyến tỉnh lộ433 được đầu tư mở rộng thành đường cấp 3 đối với đoạn km0 - km23 và tiếp tục xây dựng cả tuyến thành quốc lộ; đường trục huyện liên

xã được nâng cấp thành tỉnh lộ và thực hiện duy tu, bảo dưỡng hàng năm với 3 tuyến ĐH32, ĐH34, ĐH35. Dự kiến đến năm 2020 sẽ nâng cấp các tuyến đường trục huyện liên xã đạt 100% tiêu chuẩn đường cấp 5, một số tuyến trọng yếu đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 mặt đường rải bê tông nhựa; 100% tuyến đường đất được rải nhựa và bảo trì thường xuyên; 100% tuyến đường trục xã được cứng hóa;

90% đường xã, thôn được cứng hóa; 50% đường ra đồng ruộng được đầu tư đạt tiêu chuẩn loại B-GTNT và cứng hóa bằng bê tông xi măng, số còn lại được chủ động gia cố bằng sỏi sạn thiên nhiên. Riêng vềđường đô thị, huyện Đà Bắc xác

định sẽ huy động tối đa nguồn lực để nâng cấp theo quy hoạch với 60% tổng chiều dài toàn tuyến đạt chuẩn; đồng thời xây dựng đồng bộ hệ thống cống thoát

nước ngầm, vỉa hè, chiếu sáng, cây xanh; hoàn thành số tuyến đường phố còn lại của thị trấn và các đường đi qua khu trung tâm xã và thị tứ. Với kế hoạch đề ra, huyện Đà Bắc phấn đấu từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng GTNT, hình thành hệ thống giao thông đường bộ đáp ứng tốt yêu cầu, từ đó đóng góp quan

trọng vào quá trình xây dựng NTM.

Phát triển GTNT cần đi trước một bước làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện HĐH - CNH nông nghiệp nông thôn. Mở rộng và phát triển mạng lưới GTNT trên toàn bộ hệ thống đường huyện, đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất. Quy hoạch giao thông nông thôn huyện Đà Bắc,

tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 chủ yếu tập trung phát triển mạng lưới đường bộ. Kết quả quy hoạch mạng lưới đường bộ được thể hiện theo một số chỉ tiêu như sau:

Bảng 4.1. Quy hoạch mạng lưới đường GTNT huyện Đà Bắc

Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2030

1. Tổng chiều dài Km 411 592 Quốc lộ Km 23 30 Đường tỉnh Km 30 40 Đường huyện Km 50 60 Đường đô thị Km 8 12 Đường xã Km 300 450 2. Mật độ theo diện tích km/km2 0,89 1,45

3. Mật độ theo dân số km/1.000 dân 2,5 4,89

4. Tỷ lệ nhựa hóa % 80 100

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc (2017)

Về quỹ đất phát triển mạng lưới giao thông đường bộ: Theo quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phạm vi đất dành cho

đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.Phần đất của đường bộ, gồm: Phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng; Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ.Đất hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.Quỹ đất phát triển giao thông trên địa bàn huyện Đà Bắc như sau:(Bảng 4.2)

Nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư GTNT trên địa bàn huyện Đà Bắc bao gồm NS tỉnh, NS huyện, NS xã và các nguồn vốn khác của các dự án như dự án 135, chương trình xây dựng NTM... Về cơ chế hỗ trợ cho từng dự án xem xét có thể sẽ hộ trợ theo cơ cấu vốn:

+ Đối với đường trục xã: hỗ trợ theo tỷ lệ NS tỉnh - NS huyện - NS xã là: 50% - 25% - 25%.

+ Đối với đường thôn, xóm, đường sản xuất: hỗ trợ theo tỷ lệ NS tỉnh -

NS địa phương là: 30% - 70%; ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách xã; đóng góp của nhân dân, địa phương tự lo kinh phí giải phóng mặt bằng.

+ Đối với cầu GTNT NS tỉnh hỗ trợ 100%, ngân sách địa phương đảm

Bảng 4.2. Quỹđất quy hoạch phát triển các dự án giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc STT Hạng mục Quỹ đất chiếm dụng (ha) Đất xây dựng Đất bảo vệ, bảo trì Đất hành lang an toàn Tổng 1 Quốc lộ 139 13 81 233 2 Đường tỉnh 101,5 7,9 74,2 183,6 3 Đường huyện 70 1,2 100 171,2 4 Đường xã 571 101 384 1056 5 Bến xe, trạm dừng nghỉ 7,4 Tổng 881,5 123,1 639,2 1651,2 Nguồn: Phòng Tài nguyên MT huyện Đà Bắc (2017)

Quy hoạch nguồn vốn cho đầu tư đường GTNT trên địa bàn huyện Đà Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3. Nguồn vốn phân bổ cho các dựán đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

ĐVT: Tỷđồng

TT Nguồn vốn Năm 2020 Năm 2030

1 NS tỉnh 20 50

2 NS huyện 70 150

3 NS xã 10 20

4 Nguồn khác 20 30

5 Tổng cộng 120 250

Nguồn: Quy hoạch GTNT huyện Đà Bắc (2015)

Để có thể đánh giá cụ thể công tác quy hoạch đường GTNT trên địa bàn huyện Đà Bắc, tác giả tiến hành điều tra điều tra, khảo sát các cán bộ liên quan từ cấp huyện đến cấp xã theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.4. Kết quảđiều tra cán bộđánh giá công tác quy hoạch đầu tư GTNT của huyện Đà Bắc TT Chỉ tiêu (n=28) Đồng ý (n=28) Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) Khác Tỷ lệ (%) 1 Luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành 16 57,14 10 35,72 2 7,14 2 Đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của NN 28 100,00 0 0 0 0 3 Quy hoạch chi tiết, dễ thực hiện 15 53,57 10 35,72 3 10,71 4 Quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của huyện 10 35,72 15 53,5 3 10,71

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua kết quả điều tra có thể thấy, việc quy hoạch phát triển GTNT trên địa bàn huyện Đà Bắc đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành với 16 ý kiến đánh giá, tương ứng 57,14%. Tuy nhiên, theo tác giả tỷ lệ đánh giá cho rằng công tác quy hoạch GTNT luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành ở mức này chưa cao. Trong thời gian tới, huyện Đà Bắc cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quy hoạch GTNT. Các ý kiến đánh giá đều cho rằng việc quy hoạch là đúng chủ trương của Đảng về phát triển NTM và thực hiện theo đúng các quy định về pháp luật với tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, ý kiến đánh giá cho rằng quy hoạch chi tiết, dễ thực hiện và quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương còn ở mức thấp, chỉ ở mức lần lượt là 53,57%và 35,71%.Thiết nghĩ, trong thời gian tới để có thể tăng cường tính hiệu quả của công tác quy hoạch

GTNT, huyện Đà Bắc có thể áp dụng các biện pháp như gửi văn bản xin ý kiến

của các đơn vị, phòng ban cấp huyện, cấp xã thậm chí là cả ý kiến của người dân để điều chỉnh quy hoạch phù hợp hơn với điều kiện thực tế của địa phương. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng mấu chốt cơ bản của quy hoạch đó chính là sự khó khăn về nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch và sự đồng tình ủng hộ của người dân trong công tác GPMB cũng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong chủ trương xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)