Cơ sở thực tiễn quản lý dự án đầu tư GTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 29 - 31)

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn từ các nước trên thế giới

a. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trong quản lý dựán đầu tư giao thông nông thôn ở Hàn Quốc, Nhà nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp công của, nhân dân tự quyết định loại công trình nào

cần ưu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm, quyết định tất cả về thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Nhà nước bỏ ra 1 (chủ yếu là vật tư, xi măng, sắt thép…) thì nhân dân bỏ ra 5 - 10 ( công sức và tiền của.. Sựgiúp đỡ đó của Nhà

nước trong năm đầu chiếm tỷ trọng cao, dần dần các năm sau tỷ trọng hỗ trợ của

Nhà nước giảm trong khi quy mô địa phương và nhân dân tham gia tăng dần. Nhân dân thực hiện và bước đầu đã đạt được kêt quả khả quan. Và bước đi của

chương trình này diễn ra như sau:

- Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Nông dân ở mỗi làng dưới sự tổ chức của Uỷ ban phát triển nông thôn tiến hành dân chủ lựa chọn các dự án phát triển. Bước đầu là các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thôn xã. Có khoảng 16 loại dự án chi tiết đáp ứng yêu cầu

như làm đường, làm cầu… Qua hệ thống hành chính địa phương, mỗi làng báo cáo và liệt kê các dự án theo thứ tựưu tiên cho các văn phòng huyện.

- Để kích cầu tiêu thụ bớt xi măng sản xuất ứđọng, Chính phủ phân phối

xi măng hỗ trợ các làng làm chương trình. 1600 làng được chọn tiến hành dự án

bước đầu Chính phủ cấp cho mỗi làng 300 bao phân phối qua các kênh hành

chính địa phương, từ TƯ - tỉnh - tới làng không phân biệt quy mô và vị trí của

làng, không phân biệt làng giàu làng nghèo. Trợ giúp khiêm tốn này được coi

như chất xúc tác thúc đẩy phát triển đi lên. Đến năm 1978, các dự án phát triển

giao thông nông thôn cơ bản được hoàn thành, tổng chiều đài con đường mới

được xây dựng mới và mở rộng từ làng tới các trục đường chính lên tới 43.631

km. Các con đường trong xã được mở rộng và xây mới lên tới 42.220 km. Khoảng 70.000 các cây cầu kênh nhỏ cá loại được sửa chữa và xây mới.

- Mở rộng phong trào xây dựng giao thông nông thôn sang các hợp tác xã và doanh nghiệp. Hệ thống hợp tác xã được tổ chức song song với hệ thống các

cơ quan hành chính Nhà nước nhằm phục vụ tốt cho các mục tiêu của Chính phủ. Phần lớn các khoản thu nhập của hợp tác xã được trả cho nhân viên của hệ thống tổ chức xây dựng giao thông (ĐỗXuân Nghĩa, 2015).

b. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước lớn cả về diện tích và dân số trong khu vực Đông Nam Á, là nước nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Việt Nam, xuất khẩu cao su tựnhiên hàng đầu thế giới. Chính sách kinh tế

Năm 1992 tổng chiều dài đường bộ cảnước là 167.448 km, trong đó 107.300 Km đường nông thôn. Từ kế hoạch 5 năm lần ba (1972-1976) mạng lưới giao thông

nông thôn đã được quan tâm phát triển, đặc biệt là các đường nối liền khu sản xuất với các thịtrường chế biến, tiêu thụ. Tính đến năm 1976, năm cuối cùng của kế hoạch đã xây dựng mới và nâng cấp 16.569 km đường nông thôn, phần lớn tập trung vào các vùng có tiềm năng sản xuất. Đường giao thông nông thôn được

đưa vào kế hoạch xây dựng với mục đích phát triển các khu vực có tiềm năng chưa được khai thác và phục vụ nhu cầu quốc phòng (ĐỗXuân Nghĩa, 2015).

Mục đích chung của việc phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn là:

+ Bảo đảm khoảng cách từcác làng xóm đến bất cứ tuyến đường ô tô nào

cũng không được lớn hơn 5 km.

+ Hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn kết hợp với biên giới hành chính của các tỉnh, huyện, xã.

+ Bảo đảm đầu tư các tuyến đường phục vụ cho quyền lợi của dân làng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)