Sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 90 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện

4.2.4. Sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị

Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý dự

án đầu tư xây dựng GTNT nói riêng rất cần sư phối hợp giữa các cấp, các

ngành, các đơn vị và sự phối hợp nội bộ giữa các cán bộ, nhân viên trong cùng một cơ quan, tổ chức. Khi có sự phối hợp chặt chẽ thì chắc chắn công việc sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, đảm bảo về mặt thời gian và chất

lượng công việc. Sự phối hợp giữa các cấp thể hiện trong việc phối hợp giữa cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Sự phối hợp này phải đảm bảo tuân theo sự

phân cấp về quản lý đầu tư. Qua nghiên cứu thực tế tại BQL dự án đầu tư xây

dựng huyện Đà Bắc cho thấy sự phối hợp giữa các cấp trong quản lý dự án

đầu tư GTNT về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu công việc. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số công việc của huyện, của xã cần xin ý kiến của cấp trên thì sự phối hợp giải quyết vẫn còn kéo dài. Ngoài ra, trong UBND huyện Đà

Bắc thì sự phối hợp giữa các phòng ban của huyện như phòng Kinh tế Hạ

tầng, phòng Tài chính Kế hoạch và BQL dự án đôi lúc vẫn còn chưa nhịp nhàng. Bên cạnh đó, tại BQL dự án trong một số trường hợp, sự phối hợp giữa bộ phận kỹ thuật và bộ phận đấu thầu với bộ phận kế toán chưa thật sự chặt chẽ mà chính sự phối hợp này là rất cần thiết để làm tốt công tác giám sát chi phí. Ví dụ một số trường hợp cán bộ kỹ thuật đã ký hồ sơ khối lượng cho nhà

hợp đồng bộ phận kế toán đã chuyển tiền cho nhà thầu vượt số tiền của hợp

đồng. Nguyên nhân là do thiếu sự phối hợp giữa cán bộ kỹ thuật và bộ phận kế toán và việc thiếu kinh nghiệm trong công tác thanh toán của bộ phận kế

toán. Hay một số dự án, bộ phận lập dự toán đã phê duyệt dự toán vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt…

Ngoài ra, qua khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp tham gia các gói thầu xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Đà Bắc thời gian vừa qua thì giữa nhà thầu và BQL dự án huyện còn rất thiếu sự phối hợp. BQL dựán chưa thực sự tạo điều kiện cho nhà thầu trong hoạt động của mình ví dụ như: việc bổ sung, chỉnh sửa

văn bản còn thực hiện nhiều lần, mỗi lần sửa một chỗ. Việc thanh quyết toán chậm dẫn đến nhà thầu phải đi lại rất nhiều lần…Để có thểđánh giá được sự phối hợp trong hoạt động quản lý dự án đầu tư GTNT trên địa bàn huyện Đà Bắc, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn các doanh nghiệp theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thểnhư sau: (Bảng 4.18)

Bảng 4.18. Kết quảđánh giá về sự phối hợp trong quản lý dựán đầu tư GTNT trên địa bàn huyện Đà Bắc ĐVT: Ý kiến TT Chỉ tiêu (n=10) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) Khác Tỷ lệ (%) 1 Sự phối hợp giữa các phòng ban mang tính hình thức thiếu chặt chẽ 5 50 4 40 1 10 2 Thiếu sự phối hợp giữa các cán bộ quản lý 5 50 3 30 2 20 3 Sự phối hợp giữa nhà thầu thi công và chủ đầu tư dự án còn hạn chế 8 80 1 10 1 10 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Kết quảđiều tra cho thấy, sự phối hợp giữa các phòng ban cấp huyện cũng như giữa các cán bộ quản lý và giữa đơn vị chủđầu tư với nhà thầu còn lỏng lẻo (Bảng 4.18). Trong thời gian tới, huyện Đà Bắc cần tăng cường sự phối hợp trong quản lý dự án đầu tư GTNT để đảm bảo các hoạt động diễn ra một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 90 - 92)