Một số giải pháp hoàn thiện quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 108 - 115)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

4.4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát

triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.4.2.1. Hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại

- Về tổ chức hệ thống

Việc phân công nhiệm vụ của các phòng ban ở huyện tương đối rõ ràng, tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ. Do vậy cần củng cố tổ chức phân công nội dung phụ trách cho từng thành viên được phòng phân công. Đối với cấp xã cần phân công rõ trách nhiệm với cá nhân cán bộ xã chịu trách nhiệm chính tiếp nhận, triển khai, theo dõi quá trình thực thi chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất cần thiết nhất là đối với các xã tập trung nhiều trang trại.

- Về kinh phí xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông, làm mới các tuyến đường liên xã, liên thôn, xây dựng các tuyến đường tới khu chuyển đổi để phục vụ cho việc trao đổi mua bán vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong nội bộ vùng và với bên ngoài. Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thủy lợi bằng việc cải tạo, nâng cấp các sơ sở sẵn có như: hồ đập chứa nước, các trạm bơm,...xây dựng thêm một số công trình mới. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc, đài truyển

thanh, nhà văn hóa đến các xã giúp cho các trang trại tăng khả năng tiếp cận thông tin thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm xác định hướng đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường sự quản lý của Nhà nước

Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm tuy mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng đã có những tác động tích cực về kinh tế - xã hội như thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy hình thành những vùng nông sản hàng hóa tập trung, tạo thêm việc làm, tăng hiệu quả quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện,...Tuy nhiên việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương. Tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất có hiệu quả kinh tế, đổi mới phương thức hỗ trợ tạo điều kiện cho các trang trại chủ động trong sản xuất.

4.4.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch

Xây dựng quy hoạch và ra soát quy hoạch phát triển kinh tế trang trại để tạo cơ sở xây dựng các chương trình, đề án phát triển kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện, quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện theo từng vùng, từng xã trên địa bàn huyện. Điều này tạo điều kiện cho các trang trại có thể tiếp cận và thực thi các chính sách hỗ trợ cũng như có cơ sở để xác định và rà soát lại định hướng phương thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với quy hoạch chung. Để thực hiện tốt công tác này cần thực hiện những vấn đề sau:

Thứ nhất, các xã - thị trấn trên địa bàn huyện cần rà soát lại các quy hoạch phát triển kinh tế trang trại của địa phương mình, xác định rõ vùng có thể phát triển kinh tế trang trại, công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển kinh tế trang trại của địa phương.

Thứ hai, cần rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, các tổ chức dịch vụ về nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu suất chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính để cải thiện chính sách, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật công vụ.

Thứ ba, công tác lập kế hoạch cần phải gắn với các chủ trang trại để lấy ý kiến nguyện vọng của họ để khi triển khai được đồng thuận ý dân hơn. Có khó khăn trong cách thức thực thi thì đã có trang trại ủng hộ. Cần lập kế hoạch chi tiết, nhất là phần hoạch định kinh phí thực thi cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, công khai và công bằng.

triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, xã và phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương, khắc phục tình trạng thiếu định hướng, hiệu quả thấp và kém bền vững. Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại đảm bảo trong thời gian dài, tránh quy hoạch chồng chéo gây khó khăn cho các chủ trang trại trong định hướng kinh doanh lâu dài. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại cần gắng với bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ năm, cần công bố công khai quy hoạch phát triển kinh tế trang trại đến từng xã, thị trấn và người dân để mọi người đều biết, để các hộ có thể hiểu và tiếp cận một cách dễ dàng.

4.4.2.3. Nâng cao năng lực của cán bộ thực thi chính sách và chủ trang trại Cán bộ thực thi chính sách đóng vai trò quan trọng trong công tác thực thi chính sách. Vì vậy cần phải nâng cao năng lực của cán bộ thực thi chính sách. Hiện nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm, cán bộ thực thi có chuyên môn khá cao, tuy nhiên cần phải đầu tư nâng cao năng lực cán bộ thực thi chính sách. Cần phải đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ thực thi chính sách. Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của cán bộ thực thi chính sách. Để nâng cao năng lực của của cán bộ thực thi chính sách có các giải pháp khác như: Khen thưởng, kỷ luật, nhằm tạo động lực để cán bộ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra thanh tra thường xuyên trình độ, kỹ năng của cán bộ thực thi.Thu hút lực lượng thanh niên có trình độ, được đào tạo về kỹ thuật nông nghiệp về làm công tác khuyến nông, khuyến ngư ở các cấp huyện và cấp xã. Có chính sách khuyến khích cán bộ kỹ thuật nông nghiệp về công tác tại các miền núi, vùng cao. Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ trực tiếp thực thi chính sách trên địa bàn xã nhằm nâng cao kĩ năng và kinh nghiệm để các cán bộ có thể thực thi tốt chính sách hỗ trợ sản xuất cho các chủ trang trại được thực thi trên địa bàn xã. Tổ chức cho các chủ trang trại đi tham quan các mô hình sản xuất giỏi ở địa phương trong và ngoài nước. Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, nhất là các trang trại cùng loại hình, cùng sản xuất kinh doanh một hoặc một loại sản phẩm giống nhau để các trang trại có thể trao đổi, phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Các lớp tập huấn do cán bộ huyện có trình độ hướng dẫn đào tạo và phải có nội dung đào tạo mới, phù hợp dễ tiếp thu, áp dụng. Hình thức đào tạo phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu

nâng cao năng lực quản lý trang trại và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo từng loại hình và định hướng kinh doanh của trang trại. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng gồm từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của trang trại. Chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức cho lao động trang trại, những người sản xuất trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện các chương trình đào tạo nông dân, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo lên trong những năm tới bằng việc áp dụng chủ yếu các hình thức đào tạo ngắn ngày, đào tạo tại chỗ, vừa học vừa làm.

4.4.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện trước hết cần phải thực thi tốt công tác tuyên truyền thông qua các hệ thống thông tin đại chúng của địa phương như hệ thống loa phát thanh của xã. Bên cạnh đó cần có những hình thức mới nhằm phổ biến tuyên truyền chính sách: Phát thanh trên hệ thống loa phát thanh của các xã và thôn về nội dung của chính sách và nội dung của buổi tập huấn kiến thức để những hộ vì một nguyên nhân nào đó mà không tham gia được có nắm bắt được thông tin tốt hơn. Thông tin tập huấn đến các hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…cần phổ biến và tuyên truyền một cách có quy mô toàn huyện, và phải đồng bộ được hết mục tiêu của chương trình đến người hưởng lợi. Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nâng cao và thống nhất nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân về vị thế, vai trò và xu thế của chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức các hộ về những ưu điểm khi phát triển kinh tế trang trại, tập trung vào các chính sách vốn, đất đai, hướng dẫn các thủ tục, trình tự, thời gian, nội dung thực thi. Mở thêm các lớp tập huấn xuất phát từ nhu cầu của từng nhóm chủ trang trại, tập trung vào các kiến thức kỹ năng quản lý, thông tin thị trường, các tiến bộ kỹ thuật mới.

4.4.2.5. Hoàn thiện chính sách vốn, tín dụng

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển trang trại tuy nhiên qua khảo sát ở địa phương vấn đề về tiếp cận chính sách tín dụng đối với các trang trại là rất khó khăn. Mặc dù đã có nhiều chính sách được triển khai trên địa bàn huyện Gia Lâm tuy nhiên nguồn vốn đầu tư còn thấp, không đáng kể. Trong khi

đó, nguồn vốn của các chủ trang trại còn hạn chế và trang trại ở huyện Gia Lâm cũng vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn là thu nhập thấp nên thiếu vốn đầu tư sản xuất lâu dài, thiếu tái sản thế chấp nên các trang trại khó tiếp cận được vốn, phải vay lãi suất cao nên các trang trại. Vì vậy, cần có những thay đổi về chính sách tín dụng để các trang trại có thể tiếp cận chính sách một cách dễ dàng cụ thể như sau:

+ Căn cứ vào mức ngân sách của địa phương, tăng mức đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng.

+ Áp dụng các biện pháp hỗ trợ trang trại khi vay vốn gặp rủi do trong sản xuất kinh doanh, được tham gia bảo hiểm; nghiên cứu xây dựng quỹ bảo kanhx tín dụng để các trang trại dễ tiếp cận vốn.

+ Hỗ trợ tạo điều kiện để các trang trại có thể thế chấp đất và tài sản trên đất thuê của trang trại khi trang trại vay vốn để sản xuất kinh doanh.

+ Giảm thiểu thủ tục hành chính, kéo dài thời gian vay vốn để các trang trại yên tâm sản xuất cũng như hỗ trợ lãi xuất đối với các trang trại để họ có vốn đầu tư sản xuất.

+ Quy định rõ giá trị pháp lý của giấy cấp chứng nhận kinh tế trang trại, cho phép các chủ trang trại sử dụng nó để vay vốn tín dụng và được ưu tiên chính sách khuyến nông, khuyến ngư.

4.4.2.6. Hoàn thiện chính sách đất đai

Đất đai là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nhất là đối với kinh tế trang trại. Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Gia Lâm trong những năm gần đây cho thấy đất đai là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên các trang trại, nhất là giai đoạn hiện nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Gia Lâm diễn ra tương đối nhanh, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh. Để khuyến khích trang trại phát triển, khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả, hình thành nên các trang trại có quy mô diện tích đủ lớn, cần thực hiện những giải pháp sau:

+ Tập trung thực hiện chủ trương "dồn điền đổi thửa”. Từ năm 2012 các xã thực hiện nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có chủ trương và thực hiện dồn điền đổi thửa để tăng hiệu quả kinh tế trên các đơn vị diện tích. Tuy nhiên ở một số xã trên địa bàn huyện Gia Lâm còn tồn tại những hạn chế nhất định. Tình trạng manh mún đất đai vẫn còn khá nhiều, chưa liền vùng, liền mảnh chưa có nhiều vùng chuyên canh lớn, hiệu quả cao.

+ Khuyến khích các trang trại chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để các trang trại có đầy đủ các quyền về đất đai đối với phần diện tích đai đã chuyển đổi. Việc chuyển chuyển quyền sử dụng đất để tích tụ và tập trung ruộng đất là cần thiết trong quá trình chuyển từ điều kiện sản xuất nông nghiệp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại thực hiện chuyển đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

+ Cần có quy định và hướng dẫn cụ thể và giá thuê, giá chuyển nhượng để tích tụ đất để có thể quản lý được vấn đề này, tránh tình trạng đầu cơ ruộng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng sai quy định. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại chuyển nhượng đất dễ dàng hơn bằng cách hướng dẫn các thủ tục hành chính trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục thuê đất để các chủ trang trại thực hiện dễ dàng, chính xác và đúng quy định của Nhà nước.

+ Khuyến khích các trang trại tích tụ ruộng đất bằng nhiều hình thức phù hợp với năng lực và quy mô sản xuất ở từng địa bàn, chú trọng các hình thức cho thuê đất dài hạn và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các diện tích đất chưa được cấp để các trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại có thể dùng đất đai để vay vốn, góp vốn cổ phần, tham gia phát triển sản xuất, liên doanh, liên kết.

4.4.2.7. Hoàn thiện chính sách khoa học công nghệ

Chính sách khoa học công nghệ là một trong những chính sách quan trọng giúp trang trại phát triển bền vững trong tương lại tuy nhiên chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ trên địa bàn huyện Gia Lâm chưa phát huy cao được hiệu quả của mình. Chính vì vậy cần có những giải pháp cụ thể cho chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của địa phương, cụ thể như sau:

+ Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm.

+ Đối với các trang trại trồng trọt và trang trại tổng hợp ứng dụng quy trình cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao vào các trang trại để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng cường hướng dẫn các trang trại sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả và bảo đảm vệ sinh môi trường sinh thái; sản xuất chế biến an toàn

gắng với chuỗi khép kín từ sản xuất đến sơ chế sản phẩm. Hỗ trợ kinh phí cho các trang trại tiếp cận kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm.

+ Tập trung đầu tư đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các trang trại.

+ Đẩy mạnh triển khai công nghệ sau thu hoạch, quy hoạch công nghệ chế biến để giảm thiểu được rủi do sau thu hoạch. Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nhằm bảo toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Tổ chức tốt công tác khuyến lâm, khuyến ngư để hỗ trợ các trang trại ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)