Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 107 - 108)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

a. Định hướng phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững đến năm 2020 tầm nhìn 2030

Căn cứ vào khả năng, nguồn lực và mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn và đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 – 2020 định hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm:

+ Phát triển các mô hình kinh tế trang trại đến năm 2020 diện tích các loại hình trang trại tổng hợp khoảng 1400 ha; phấn đấu có 150 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

+ Phát triển kinh tế trang phù hợp với điều kiện của từng vùng theo quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm. Phát triển kinh tế trân trại theo hướng xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với kinh tế trang trại với chế biến tiêu thụ sản phẩm

+ Phát triển kinh tế trang trại gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Gap đối với các trang trại trồng trọt và trang trại tổng hợp. Trang trại chăn nuôi hướng đến sản xuất an toàn đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung đẩy mạnh ứng dụng tộng rãi các mô hình tiên tiến, đẩy mạnh cơ giới hóa trong quá trình sản xuất của các trang trại.

Tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất giống.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực và chất lượng chế biến nông sản của kinh tế trang trại.

Gắn kết với nông nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quan trọng bảo đảm tính phát triển bền vững của kinh tế trang trại.

b. Căn cứ thực tế về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở địa phương

quan tâm của Nhà nước và xã hội hiện nay. Kinh tế trang trại đã tạo ra khối lượng hàng hóa có giá trị cao, tạo nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế hộ, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của địa phương, sử dụng đất đai một cách hợp lý và tận dụng được nguồn lao động của ở địa phương. Tuy nhiên, thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại còn tồn tại những hạn chế nhất định như việc tiếp cận thông tin chính sách còn nhiều hạn chế; việc triển khai các chính sách hỗ trợ còn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của các trang trại trên địa bàn huyện; các vấn đề liên quan đến thuê, thầu đất đai; các chính sách liên quan đến đào tạo, áp dụng khoa học công nghệ còn chưa mang lại nhiều hiệu quả.

Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại các nhóm yếu tố liên quan đến năng lực cán bộ thực thi chính sách, nhóm yếu tố về công tác tuyên truyền, nhóm yếu tố về nguồn ngân sách thự thi chính sách là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến thực thi chính sách phát triển kinh tế trang trại chính vì vậy cần có những giải pháp để nâng cao khả năng thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)