PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Việc lựa chọn điểm nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc nghiên cứu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của các trang trại. Do tính chất và điều kiện thời gian nghiên cứu, đề tài chúng tôi đã chọn địa điểm nghiên cứu là 4 xã, thị trấn đại diện có quy mô phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn của huyện. Chúng tôi đã điểu tra tổng số 40 trang trại (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Phân bổ mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu

(Đơn vị: Trang trại)

STT Tên vùng Tổng

Trong đó

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tổng hợp

1 TT Trâu Quỳ 7 2 - 1 4

2 Xã Văn Đức 22 2 17 - 3

3 Xã Đa Tốn 2 1 - 1 -

4 Xã Phú Thị 9 - 4 2 3

Tổng số 40 5 21 4 10

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến việc tiếp cận các chính sách phát triển kinh tế trang trại của các trang trại. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề, tôi tiến hành tra cứu, tổng hợp từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tôi thu thập tại các phòng ban liên quan ở địa phương.

Bảng 3.5. Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp

STT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và các nước trên thế giới về phát triển kinh tế trang trại

Sách, báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin.

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất đai, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, tình hình sử dụng đất đai. Phòng kinh tế, phòng TNMT, phòng quản lý đô thị Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp từ các báo cáo 3 Những văn bản, cơ chế chính sách tạo

điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại

Internet, Phòng ban liên quan

Tổng hợp 4 Số liệu về diện tích, tình hình phát triển

kinh tế trang trại của huyện, xã.

Phòng kinh tế, ban nông nghiệp các xã.

Tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp từ các báo cáo. 3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thiết lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ địa phương, cán bộ quản lý, chủ trang trại.

a. Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin sơ cấp đối với chủ trang trại như sau:

- Thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ hộ, tuổi đời, trình độ chuyên môn.

- Thông tin về hiểu biết các chính sách về phát triển kinh tế trang trại. - Thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ.

- Thông tin về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn.

- Thông tin về việc thực thi chính sách phát triển kinh tế trang trại. - Thông tin về kết quả hoạt động sản xuất của trang trại

- Nhóm câu hỏi về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất, ý kiến của chủ trang trại, định hướng trong tương lai của trang trại.

b. Phương pháp chuyên gia

Chúng tôi tham khảo và nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, các cán bộ quản lý công tác kinh tế trang trại, tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của các chủ trang trại thành công. Đồng thời thực hiện tra cứu các công trình nghiên cứu đã công bố, từ đó lựa chọn, kế thừa và vận dụng có chọn lọc phù hợp với đề tài nghiên cứu. Từ đó, rút ra những nhận xét đánh giá về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại một cách chính xác và khách quan hơn. Các nội dung trao đổi cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Nội dung phỏng vấn chuyên gia về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Đối tượng Nội dung

1. Phòng Kinh tế

Thu thập thông tin liên quan đến thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại, chính sách khoa học công nghệ ở huyện Gia Lâm; tập huấn, tham quan cho các chủ trang trại; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường

Thu thập thông tin liên quan đến thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, triển khai kế hoạch sử dụng đất, cho thuê đất; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

3. Phòng Quản lý đô thị

Thu thập thông tin liên quan đến thực thi chính sách hỗ trợ hạ tầng; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

4. UBND huyện, xã

Thu thập thông tin liên quan đến tổ chức tuyên truyền cơ chế, chính sách đang được thực thi cho phát triển trang trại ở Gia Lâm; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

5. Trạm khuyến nông

Thu thập thông tin liên quan đến thực thi chính sách khoa học công nghệ áp dụng cho các chủ trang trại ở Gia Lâm; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

6. Trang trại Thu thập thông tin tình hình thực thi chính sách; những thuận lợi, khó khăn; nguyên nhân và mong muốn của chủ trang trại .

3.2.3. Tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu sau khi khảo sát được tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ ,... Các thông tin thu thập được mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Thang đo định tính 5 mức độ Bậc 1: Không ảnh hưởng Bậc 2: Ảnh hưởng một chút Bậc 3: Ảnh hưởng trung bình Bậc 4: Ảnh hưởng nghiêm trọng Bậc 5: Ảnh hưởng rất nghiêm trọng

Sử dụng thang đo này để đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội dung cụ thể: (1) Nhóm yếu tố về chính sách, văn bản pháp luật (Khung pháp lý chưa thông thoáng; Chính sách tín dụng chưa phù hợp; Chính sách đất đai chưa phù hợp; Chính sách khoa học công nghệ chưa phù hợp); (2) Năng lực cán bộ của địa phương; (3) Nhóm yếu tố ảnh hưởng liên quan đến trang trại (Nhận thức của chủ trang trại; Số lượng lao động và chất lượng lao động); (4) Nhóm yếu tố về công tác tuyên truyền đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại (Nội dung tuyên truyền; Hình thức tuyên truyền; Số lần tuyên truyền); (5) Nhóm yếu tố ảnh hưởng khác (Nguồn ngân sách thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại; Sự quan tâm của chính quyền địa phương và quy mô của trang trại).

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, bằng việc thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối,… để phân tích tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này giúp chúng ta biết được ưu – nhược điểm của những hiện tượng mà ta cần nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh giữa các loại hình trang trại.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Chỉ tiêu chung

- Số lượng trang trại - Quy mô trang trại

- Cơ cấu loại hình trang trại - Số lượng chính sách

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả thực thi chính sách phát triển kinh tế trang trại

- Các chỉ tiêu về công tác tuyên truyền: Số hội nghị hội thảo được tổ chức, phương thức tuyên truyền.

- Các chỉ tiêu thực thi chính sách đất đai: số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số diện tích đất, thời gian sử dụng, mục đích đất được sử dụng của các trang trại.

- Các chỉ tiêu về thực thi chính sách tín dụng phát triển kinh tế trang trại: nguồn vốn vay, lãi suất vay.

- Các chỉ tiêu về thực thi chính sách khoa học công nghệ: số trang trại được tham gia tập huấn, số trang trại được hỗ trợ về yếu tố đầu vào.

- Các chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại: trình độ của cán bộ thực thi, trình độ của chủ trang trại, nguồn ngân sách phát triển kinh tế trang trại, sự quan tâm của chính quyền địa phương.

- Mức độ ý kiến của chủ trang trại đánh giá về tình hình thực thi các chính sách.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm Trong giai đoạn 2014 – 2016 nhờ thực hiện tốt việc hỗ trợ cũng như việc Trong giai đoạn 2014 – 2016 nhờ thực hiện tốt việc hỗ trợ cũng như việc chuyển đổi cơ cấu câu trồng vật nuôi, kinh tế trang trại huyện Gia Lâm phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2014 huyện Gia Lâm mới có 37 trang trại đến năm 2016 huyện Gia Lâm đã tăng 16 trạng trại. Tuy nhiên diện tích đất bình quân trên 1 trang trại lại giảm dần trong giai đoạn 2014 – 2016.

Bảng 4.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016

Loại hình trang trại

2014 2015 2016 SL (trang trại) CC (%) SL (trang trại) CC (%) SL (trang trại) CC (%) Chăn nuôi 24,00 64,86 23,00 62,16 33,00 62,26 Thủy sản 2,00 5,41 2,00 5,41 4,00 7,55 Trồng trọt 4,00 10,81 4,00 10,81 5,00 9,43 Tổng hợp 7,00 18,92 8,00 21,62 11,00 20,75 Tổng số trang trại 37,00 100,00 37,00 100,00 53,00 100,00 Tổng diện tích (ha) 52,91 - 52,80 - 71,93 - Diện tích bình quân/ trang trại 1,43 - 1,43 - 1,36 -

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lâm (2016) Loại hình kinh tế trang trại chủ yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm là chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao. Năm 2014 loại hình trang trại này chiếm tới 64,86% tới năm 2016 trang trại chăn nuôi giảm song vẫn tương đối ổn định chiếm tới 62,26%. Loại hình trang trại tổng hợp chiếm 20,75%. Loại hình trang trại trồng trọt chiếm 9,43%. Loại trang trại phát triển hạn chế là trang trại thủy sản, qua các năm có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm 7,55% tổng số trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Tốc độ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 tăng khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng trang trại giai đoạn 2014 – 2016

đạt 19,68% trong đó: tốc độ tăng trưởng giai đoạn này của trang trại chăn nuôi là 19,02%; trang trại thủy sản là 22,07% và trang trại trồng trọt là 11,08% và trang trại tổng hợp là 25,35%. Tốc độ phát triển tăng nhanh là do huyện Gia Lâm triển khai Quyết định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ theo mô hình trang trại.

4.1.2. Tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm bàn huyện Gia Lâm

4.1.2.1. Loại hình sản xuất kinh doanh

Do điều kiện tự nhiên, đất đai, điều kiện kinh tế của mỗi trang trại khác nhau mỗi trang trại đều lựa chọn những mục đích tối ưu nhất phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực của trang trại.

Đồ thị 4.1. Cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm (2016) Theo số liệu thống kê năm 2016 hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm có 53 trang trại (theo thông tư 27 ngày 14/03/2017 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các trang trại này được phân làm 4 loại hình cụ thể như sau:

- Trang trại chăn nuôi với tổng số lượng là 33 trang trại chiếm tới 62,26%. Chỉ yếu ở đây là trang trại chăn nuôi lợn chiếm tới 85,29%.

- Trang trại thủy sản là loại hình không phổ biến nhất trên địa bàn huyện Gia Lâm. Tính đến hết năm 2016 mới chỉ có 4 trang trại chiếm 7,55%.

- Trang trại tổng hợp đây là một loại hình trang traị đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Với điều kiện đặc thù của loại hình trang trại này là sản xuất đa dạng, diện tích lớn chính vì vậy hiệu quả kinh tế của loại hình trang trại này khá cao. Tính hết năm 2016 trên địa bàn huyện có tổng số 11 trang trại chiếm gần 21%.

4.1.2.2. Thực trạng về nguồn lực của trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

a. Lao động

Nguồn lao động chủ yếu của trang trại là lao động của gia đình chủ trang trại chủ yếu là lao động trong gia đình. Năm 2016 số lao động thường xuyên của trang trại trên địa bàn huyện là 246 người trong đó lao động gia đình là 182 người chiếm 73,98% chỉ có 64 lao động đi mướn ngoài chiếm 26,02%.

102 20 27 33 33 8 4 19 0 20 40 60 80 100 120

Chăn nuôi Trồng trọt Thủy sản Tổng hợp

Lao động gia đình Lao động đi thuê

Đồ thị 4.2. Lao động trong các lại hình trang trại trên địa bàn

huyện Gia Lâm năm 2016

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lâm (2016) Loại hình trang trại đi thuê lao động nhiều nhất là trang trại chăn nuôi, số lao động đi thuê chiếm 13,42%, tiếp đến là lao động trong loại hình tổng hợp

chiếm 7,72%, sau đó là trang trại trồng trọt chiếm 3,25%; thấp nhất là trang trại thủy sản lao động đi thuê chiếm 1,63%. Qua khảo sát thực tế cho thấy lao động thuê ngoài chủ yếu là thuê theo thời vụ của trang trại trồng trọt và một phần nhỏ lao động kỹ thuật của trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp.

b. Quy mô diện tích sản xuất kinh doanh của các trang trại

Diện tích đất sản xuất của trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm chủ yếu dưới 2 ha chiếm 50,94%. Số lượng trang trại có quy mô sản xuất kinh doanh có từ 3ha trở lên chỉ chiếm 11,32%.

Bảng 4.2. Phân loại trang trại theo quy mô diện tích năm 2016 Loại hình

trang trại

Dưới 2 ha Từ 2 ha – 3ha Từ 3ha trở lên Tổng SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Chăn nuôi 19,00 35,85 10,00 18,86 4,00 7,55 33,00 62,26 Thủy sản - - 4,00 7,54 - - 4,00 7,55 Trồng trọt 3,00 5,66 2,00 3,77 - 5,00 9,43 Tổng hợp 5,00 9,43 4,00 7,54 2,00 3,77 11,00 20,75 9 Tổng số 27,00 50,94 20,00 37,73 6,00 11,32 53,00 100,00

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lâm (2016) Qua kết quả phân loại cho thấy đối với tất cả các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm có diện tích đất sản xuất còn hạn chế với diện tích bình quân trên trang trại mới chỉ đạt 1,36 ha điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm nhất là nâng cao hiệu quả quy mô trên trang trại.

c. Quy mô vốn đầu tư

Vốn sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh của trang trại. Vốn là yếu tố quyết định vấn để đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bảng 4.3. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2016 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lâm (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)