Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58 - 61)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến việc tiếp cận các chính sách phát triển kinh tế trang trại của các trang trại. Về lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề, tôi tiến hành tra cứu, tổng hợp từ các nguồn sách báo, mạng internet, các nghiên cứu khoa học trước đây. Về các thông tin liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tôi thu thập tại các phòng ban liên quan ở địa phương.

Bảng 3.5. Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp

STT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và các nước trên thế giới về phát triển kinh tế trang trại

Sách, báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin.

2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất đai, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, tình hình sử dụng đất đai. Phòng kinh tế, phòng TNMT, phòng quản lý đô thị Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp từ các báo cáo 3 Những văn bản, cơ chế chính sách tạo

điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại

Internet, Phòng ban liên quan

Tổng hợp 4 Số liệu về diện tích, tình hình phát triển

kinh tế trang trại của huyện, xã.

Phòng kinh tế, ban nông nghiệp các xã.

Tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp từ các báo cáo. 3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thiết lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ địa phương, cán bộ quản lý, chủ trang trại.

a. Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin sơ cấp đối với chủ trang trại như sau:

- Thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ hộ, tuổi đời, trình độ chuyên môn.

- Thông tin về hiểu biết các chính sách về phát triển kinh tế trang trại. - Thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ.

- Thông tin về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn.

- Thông tin về việc thực thi chính sách phát triển kinh tế trang trại. - Thông tin về kết quả hoạt động sản xuất của trang trại

- Nhóm câu hỏi về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất, ý kiến của chủ trang trại, định hướng trong tương lai của trang trại.

b. Phương pháp chuyên gia

Chúng tôi tham khảo và nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, các cán bộ quản lý công tác kinh tế trang trại, tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của các chủ trang trại thành công. Đồng thời thực hiện tra cứu các công trình nghiên cứu đã công bố, từ đó lựa chọn, kế thừa và vận dụng có chọn lọc phù hợp với đề tài nghiên cứu. Từ đó, rút ra những nhận xét đánh giá về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại một cách chính xác và khách quan hơn. Các nội dung trao đổi cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Nội dung phỏng vấn chuyên gia về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Đối tượng Nội dung

1. Phòng Kinh tế

Thu thập thông tin liên quan đến thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại, chính sách khoa học công nghệ ở huyện Gia Lâm; tập huấn, tham quan cho các chủ trang trại; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

2. Phòng Tài nguyên và Môi trường

Thu thập thông tin liên quan đến thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, triển khai kế hoạch sử dụng đất, cho thuê đất; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

3. Phòng Quản lý đô thị

Thu thập thông tin liên quan đến thực thi chính sách hỗ trợ hạ tầng; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

4. UBND huyện, xã

Thu thập thông tin liên quan đến tổ chức tuyên truyền cơ chế, chính sách đang được thực thi cho phát triển trang trại ở Gia Lâm; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

5. Trạm khuyến nông

Thu thập thông tin liên quan đến thực thi chính sách khoa học công nghệ áp dụng cho các chủ trang trại ở Gia Lâm; những thuận lợi và khó khăn trong thực thi các chính sách này.

6. Trang trại Thu thập thông tin tình hình thực thi chính sách; những thuận lợi, khó khăn; nguyên nhân và mong muốn của chủ trang trại .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)