Stt Chỉ tiêu Đơn vị Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tổng hợp Tổng số 1
Tổng số trang trại Trang
trại 5 21 4 10 40 Số trang trại đã chuyển mục đích sử dụng đất Trang trại 2 5 4 5 15 Tỷ lệ % 40,00 23,81 100,00 50,00 37,50 2 Diện tích bình quân 1 trang trại Ha 2,4 0,61 2,1 4,21 2,09
3 Diện tích đất đi thuê
(bình quân) Ha 1,25 0,12 1,23 2,53 1,11
4 Thời hạn thuê Năm
Đất các hộ 5 5 5 5 5
Đất công UBND xã
quản lý 20 20 20 20 20
5 Giá thuê Trđồng/
ha/năm 19,2 19,5 17,5 18,5 19,18
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Qua điều tra ta thấy được trong 40 trang trại thì có 15 trang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm trang trại, cụ thể trang trại trồng trọt có 2 trang trại xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trang trại chăn nuôi và tổng hợp có 5 trang trại, trang trại thủy sản có 4 trang trại. Về diện tích trung bình của các trang trại, trang trại trồng trọt diện tích trung bình 2,4ha, diện tích trung bình của trang trại chăn nuôi là 0,61ha, trang trại thủy sản 2,1 ha, cao nhất là trang trại tổng hợp là 4,21ha.
thuê là 1,25ha, trang trại chăn nuôi bình quân thuê thêm 0,12ha, trang trại tổng hợp thuê thêm 2,53 ha, thông thường thời gian thuê là 20 năm.
4.2.3.3. Chính sách tín dụng
Vốn là yếu tố quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Thiếu vốn là vấn đề lớn của các trang trại trong đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của trang trại. Tuy Nhà nước có nhiều chính sách tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ phát triển trang trại nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn này còn nhiều hạn chế. Việc vay vốn được thực thi theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 của thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các chủ trang trại được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 500 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo khảo sát số trang trại ở địa phương nguồn vốn vay chủ yếu của các trang trại đó là từ ngân hàng nông nghiệp và một số nguồn từ các tổ chức hội như hội phụ nữ, hội nông dân,… Chủ yếu các trang trại phải vay theo hình thức thế chấp với lãi suất 8-9%/ năm. Các trang trại lựa chọn vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với lý do lãi suất ngân hàng này thấp hơn các ngân hàng thương mại khác và thời gian vay vốn được dài hơn.
Bảng 4.13. Các nguồn vốn chủ yếu hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm
STT Nguồn vốn Lãi suất (%) Điều kiện vay Thời gian (tháng) 1 Ngân hàng NN&PTNT 9-11 Thế chấp 12
2 Quỹ khuyến nông Thành phố 6 24
3 Quỹ tín dụng nhân dân 11-13 12
- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện (gồm Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ Khuyến nông):
- Các trang trại vay vốn bằng hình thức thế chấp là chủ yếu
- Lãi suất vay vốn ở Quỹ khuyến nông Thành phố thấp nhất (6%/năm) - Các trang trại có xu hướng thường vay vốn ở Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân được hình thành phù hợp với thị trường tín dung nông nghiệp, nông thôn, các hình thức huy động vốn được đáp ứng theo nguyên tắc cùng có lợi, linh hoạt, thủ tục giải ngân nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của nông dân trong đời sống sản xuất. Do vậy khả năng huy động nguồn vốn tại chỗ phục vụ cho phát triển kinh tế ngày càng tăng.
Kết quả thực thi chính sách tín dụng được hình thành từ nguồn ngân sách của thành phố. Cụ thể:
- Từ Quỹ khuyến nông Thành phố: Từ năm 2014 -2016, tổng số tiền đã cho vay là 9,7 tỷ đồng với 47 chủ trang trại. Trong đó: Đã hỗ trợ vùng chăn nuôi tập trung xây dựng đường giao thông, trạm điện, hệ thống cống cấp thoát nước với tổng số vốn 4,5 tỷ đồng.