Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lâm (2016)
Loại hình trang trại Dưới 500 Tr.đ 500 - 1000 Tr.đ Lớn hơn 1000 Tr.đ Tổng SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC(%) Chăn nuôi 25,00 47,17 7,00 13,21 1,00 1,89 33,00 62,26 Thủy sản 4,00 7,55 - - - - 4,00 7,55 Trồng trọt 4,00 7,55 1,00 1,89 - - 5,00 9,43 Tổng hợp 3,00 5,66 5,00 9,43 3,00 5,66 11,00 20,75 Tổng số 36,00 67,92 13,00 24,53 4,00 7,55 53,00 100,00
Hầu hết các trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm có quy mô vốn sản xuất kinh doanh dưới 500 triệu đồng chiếm tới 62,26% số lượng trang trại trên địa bàn huyện trong đó trang trại chăn nuôi chiếm 47,17%, thủy sản và trồng trọt đều là 7,55% và tổng hợp chiếm 5,66%. Tỷ lệ trang trại có vốn sản xuất kinh doanh lớn hơn 1 tỷ đồng rất thấp (chỉ có 1 trang trại chăn nuôi và 3 trang trại tổng hợp). 4.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 4.2.1 Khái quát các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của Nhà nước được triển khai trên địa bàn huyện Gia Lâm
Như chúng ta đã biết từ sau năm 2000, nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HDH đã được ban hành tạo nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại có thể kể đến như: Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 – 2010; Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị kháo IX năm 2003) về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh và luật đất đai năm 2013. Ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ NN & PTNT đã ban hành Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế trang tại, trong đó có một số chính sách chủ yếu như sau: Chính sách Cấp giấy chứng nhận trang trại, Chính sách tín dụng, Chính sách đất đai, chính sách về khoa học công nghệ, Chính sách đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ khác.
a. Chính sách cấp giấy chứng nhận
Tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm được thực hiện theo thông tư 27 ngày 13 tháng 4 năm 2017 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và cấp giấy chứng nhận trang kinh tế trang trại. Theo đó nhiệm vụ sẽ được phân cho từng cấp. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thông tư này. UBND huyện có trách nhiệm cấp mới, cấp đổi, thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. UBND xã có trách nhiệm hướng dẫn cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các hộ, cá nhân có nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại, theo dõi tình hình sản xuất của các trang trại trên địa bàn xã.
* Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận kinh tế trang trại gồm: - Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận KTTT của chủ trang trại
- Bản sao Giấy chứng nhận QSD đất hoặc Hợp đồng thuê đất thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
- Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình. b. Chính sách đất đai
Có nhiều chính sách khuyến khích để phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước thực thi như: Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được nhà nước giao đất hoặc cho thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp được ưu đãi đầu tư nếu được. Nhà nước giao đất thì được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền thuế sử dụng đất đối với các dự án đầu tư đó.
sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.
Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được ủy ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, có vốn đầu tư để phát triển trang trại, được ủy ban nhân dân xã sở tại cho thuê đất.
Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại, thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê, hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết này, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
c. Chính sách tín dụng
Để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng, Nhà nước đã ban hành một số chính sách tín dụng để hỗ trợ trang trại như sau: (1) Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn được hướng dẫn cụ thể bởi thông thu 10/2015/TT-NHNN; (2) Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 31/1/2009 về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để suất xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn; (3) Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và Quyết định số 2213/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 về hỗ trợ lãi suất vay vốn có mục đích mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng, nhà ở khu vực nông thôn.
Các chính sách này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế trang trại, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân và các chủ trang trại tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các hộ nông dân và chủ trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp với các thị trường hiện nay. Các chính sách này đi theo hướng giảm dần hỗ trợ trực tiếp đi theo hướng hỗ trợ theo mỗi chuỗi một quy trình sản xuất đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế trang trại. Các hình thức hỗ trợ tín dụng được đa dạng hóa, giảm được nhiều thủ tục để tiếp cận nguồn tín dụng này. Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại cho nông dân, chủ trang trại có thể tiếp cận nguồn vay theo hình thức tín chấp, tạo nhiều điều kiện cho các trang trại vay vốn khi áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.
d. Chính sách khoa học công nghệ
Để thực thi chính sách khoa học công nghệ, Sở nông nghiệp & PTNT giao cho Chi cục PTNT Thành phố, Trung tâm khuyến nông Thành phố, Trung tâm Phát triển cây trồng Thành phố phối hợp với các huyện, thị xã thực hiện một số hoạt động hỗ trợ. Ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ của Thành phố, hàng năm UBND huyện Gia Lâm thường bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ các hoạt động đưa các cây con mới vào sản xuất.
- Tổ chức các đoàn tham quan, nghiên cứu học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế trang trại trong và ngoài huyện có hiệu quả kinh tế cao.
- Liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, Học viện Nông nghiệp chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.
e. Các chính sách hỗ trợ khác
chính sách đào tạo về nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.
- Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ; thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất.
- Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. Bên cạnh đó, Nhà nước còn hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước đối với các nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi và khuyến khích đầu tư.
Nhà nước còn một số chính sách khác hỗ trợ trang trại như các chính sách hỗ trợ về thuế, chính sách hỗ trợ về môi trường, đào tạo hỗ trợ các trang trại về mặt thị trường như việc cung cấp thông tin thị trường khuyến cáo khoa học kỹ thuật giúp các trang trại định hướng được sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.
- Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nuớc.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.
- Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.
Ngoài ra Nhà nước còn có những chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại như: Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi.
4.2.2. Tình hình triển khai thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
4.2.2.1. Các đơn vị tham gia triển khai thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
Vấn đề triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội có sự tham gia của nhiều phòng ban chức năng trong huyện. UBND huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo chung các phòng ban về việc phát triển kinh tế trang trại, đưa ra các định hướng phát triển; xem xét các chính sách hỗ trợ khuyến khích và xây dựng phát triển kinh tế trang trại và cấp giấy chứng nhận trang trại cho các trang trại đạt yêu cầu.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện
+ Cơ cấu UBND huyện bao gồm: 01 Chủ tịch UBND, 03 Phó Chủ tịch UBND, 01 Phó Chủ tịch HĐND và các phòng chuyên môn gồm: Văn phòng HĐND - UBND, Phòng Kinh tế, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Quản lý đô thị, Thanh tra huyện, Tư pháp, Văn hóa – Thông tin, Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo, Lao động – Thương binh & xã hội, Y tế, Dân tộc.
+ Bộ phận trực tiếp liên quan quản lý trang trại gồm: 01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Nông nghiệp và các phòng Kinh tế, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Quản lý đô thị và một số chuyên viên phụ trách. Trong đó, phòng Kinh tế là cơ quan Thường trực được UBND huyện giao chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở cấp xã
+ Cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã, thực hiện theo Nghị định 92/2009 của Chính phủ, quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách; bao gồm: Chủ tịch, 01 - 02 phó Chủ tịch UBND và từ 21 - 25 chức danh công chức, tùy theo là xã loại 1, 2, 3.
+ Về phân công nhiệm vụ: Trực triếp phụ trách phát triển kinh tế trang trại là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường.
Sơ đồ 4.1. Bộ máy chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm
Bảng 4.4. Thực trạng về trình độ cán bộ của huyện năm 2016 TT Cấp huyện Cấp xã Tổng số SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số CBCC 291 100,0 549 100,0 840 100,0