Tình hình triển khai thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 72 - 90)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

4.2.2. Tình hình triển khai thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế

trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

4.2.2.1. Các đơn vị tham gia triển khai thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại

Vấn đề triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội có sự tham gia của nhiều phòng ban chức năng trong huyện. UBND huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo chung các phòng ban về việc phát triển kinh tế trang trại, đưa ra các định hướng phát triển; xem xét các chính sách hỗ trợ khuyến khích và xây dựng phát triển kinh tế trang trại và cấp giấy chứng nhận trang trại cho các trang trại đạt yêu cầu.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp huyện

+ Cơ cấu UBND huyện bao gồm: 01 Chủ tịch UBND, 03 Phó Chủ tịch UBND, 01 Phó Chủ tịch HĐND và các phòng chuyên môn gồm: Văn phòng HĐND - UBND, Phòng Kinh tế, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Quản lý đô thị, Thanh tra huyện, Tư pháp, Văn hóa – Thông tin, Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo, Lao động – Thương binh & xã hội, Y tế, Dân tộc.

+ Bộ phận trực tiếp liên quan quản lý trang trại gồm: 01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Nông nghiệp và các phòng Kinh tế, Tài nguyên – Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Quản lý đô thị và một số chuyên viên phụ trách. Trong đó, phòng Kinh tế là cơ quan Thường trực được UBND huyện giao chủ trì,

phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở cấp xã

+ Cơ cấu bộ máy chính quyền cấp xã, thực hiện theo Nghị định 92/2009 của Chính phủ, quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách; bao gồm: Chủ tịch, 01 - 02 phó Chủ tịch UBND và từ 21 - 25 chức danh công chức, tùy theo là xã loại 1, 2, 3.

+ Về phân công nhiệm vụ: Trực triếp phụ trách phát triển kinh tế trang trại là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Môi trường.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm

Bảng 4.4. Thực trạng về trình độ cán bộ của huyện năm 2016 TT Cấp huyện Cấp xã Tổng số SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số CBCC 291 100,0 549 100,0 840 100,0 - Biên chế 195 67,0 396 72,1 591 70,4 - Hợp đồng 96 33,0 153 27,9 249 29,6 1.Sau đại học 63 21,5 18 5,1 81 9,6 - Ngành trồng trọt 10 15,9 4 22,2 14 17,3 - Ngành chăn nuôi, thú y 8 12,7 2 11,1 10 12,4 - Ngành KTNN 31 49,2 10 55,6 41 50,6 - Ngành khác 14 22,2 2 11,1 16 19,8 2.Đại học 228 78,4 358 65,2 586 69,8 - Ngành trồng trọt 48 21,1 74 20,7 126 20.8 - Ngành chăn nuôi, thú y 25 10,9 102 28,5 127 21,7 - Ngành KTNN 88 38,6 79 22,1 167 28,5 - Ngành khác 51 22,4 103 28,8 154 26,3 3.Cao đẳng 0 0 104 18,9 104 12,4 - Ngành trồng trọt 0 0 0 0 0 0 - Ngành chăn nuôi, thú y 0 0 25 24,0 25 24,0 - Ngành KTNN 0 0 42 40,4 42 40,4 - Ngành khác 0 0 37 35,6 37 35,6 4.Trung cấp, sơ cấp 0 0 69 12,7 69 8,2 - Ngành trồng trọt 0 0 0 0 0 0 - Ngành chăn nuôi, thú y 0 0 8 11,6 8 11,6 - Ngành KTNN 0 0 32 46,4 32 46,4 - Ngành khác 0 0 29 42,0 29 42,0

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm Theo kết quả ở bảng 4.4 ta thấy, hiện nay trình độ chuyên môn của cán bộ công chức tại huyện Gia Lâm là khá cao. Tỷ lệ cán bộ ở cấp huyện có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao 78,4% còn sau đại học là 22,6%, ở huyện không có ai có trình độ cao đẳng hay trung cấp.

4.2.2.2. Xây dựng kế hoạch triển khai và huy động nguồn lực thực thi chính sách

a. Xây dựng kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại Xây dựng kế hoạch làm một trong những khâu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai các chính sách hỗ trợ nói chung và chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội nói riêng.

Bảng 4.5. Công tác lập kế hoạch thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KTTT STT Hoạt động Đối tượng tham gia Nội dung hoạt động Thời gian Tổ chức STT Hoạt động Đối tượng tham gia Nội dung hoạt động Thời gian Tổ chức

thực thi 1 Xác định nhu cầu về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại Phòng Kinh tế, phòng TN&MT, phòng Quản lý đô thị, trạm khuyến nông, trạm thú y UBND xã, chủ trang trại

Đánh giá nhu cầu về các chính sách phát triển kinh tế trang trại cần thiết thông qua ý kiến của nông dân chủ chốt 1/2016 Phòng Kinh tế 2 Thông tin, phổ biến, tuyên truyền

Chủ trang trại - Tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về nông nghiệp. - Tuyên truyền về khoa học tiến bộ, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; kỹ năng quản lý tài chính; Quanh năm Cán bộ phòng Kinh tế, Ban thú y, Hội nông dân, cán bộ Khuyến nông 3 Đào tạo, tập

huấn, đi thăm quan học tập kinh nghiệm

Chủ trang trại - Kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh. - Phổ biến giống cây trồng, vật nuôi mới. - Sản xuất nông nghiệp an toàn. - Kỹ năng quản lý tài chính, sản xuất theo chuỗi.

Đợt 1 vào 3/2016 Đợt 2 vào 92016 Chi cục Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế, UBND xã 4 Xây dựng mô hình

Cán bộ phòng Kinh tế Đề xuất dự án xây dựng mô hình lúa chất lượng, mô hình trồng hoa Ly (Nhà lưới), chuỗi VSATTP vùng rau, lai tạo giống bò thịt BBQ, nhãn hiệu chuối,…

Cuối Quý 3/2016

UBND xã

Kế hoạch triển khai có tốt, có cụ thể thì mới mang lại hiệu quả cao cho công tác triển khai thực thi chính sách. Trên địa bàn huyện Gia Lâm kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại được lồng ghép vào chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại.

Trong quá trình xây dựng bản kế hoạch, cán bộ phụ trách ở phòng Kinh tế huyện có tham khảo ý kiến của UBND xã, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông và 1 số trang trại sản xuất tiêu biểu về nhu cầu, mong muốn của người dân đối với các hoạt động trong thời gian tới. Đồng thời, xem xét kế hoạch chung của các xã nhằm đề xuất lên phòng Kinh tế những nhu cầu về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của người nông dân mà vẫn đảm bảo đi đúng phương hướng phát triển của địa phương.

Thành phần tham gia và số lượng người tham gia triển khai chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm cụ thể như sau

Bảng 4.6. Số lượng người tham gia triển khai chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại

STT Nội Dung Số lượng

1 Phòng kinh tế 3

2 Phòng tài nguyên môi trường 2

3 Phòng quản lý đô thị 2

4 Trạm khuyến nông 3

5 Cán bộ xã 44

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm (2016) Theo đánh giá chung, công tác lập kế hoạch phát triển trang trại của huyện vẫn chưa được thực thi tốt, vì hiện nay chưa có chỉ đạo lập kế hoạch riêng về lĩnh vực kinh tế trang trại. Việc lập kế hoạch vẫn mang tính hình thức, chính vì vậy, việc đánh giá nhu cầu của địa phương ở cơ sở còn thiếu, trình tự các bước lập kế hoạch chưa được thực thi đầy đủ, một số nội dung hoạt động tổ chức thực thi chính sách chưa xuất phát từ nhu cầu của người chủ trang trại, hỗ trợ về chính sách chưa thực sự phát huy được vai trò của mình.

b. Nguồn lực thực thi chính sách

Theo quy định của Quyết định 700/QĐ-UBND về hỗ trợ kinh phí thì UBND huyện hỗ trợ đối với các phương án xây dựng vùng sản xuất tập trung.

Mức hỗ trợ 70% từ ngân sách huyện cho việc xây dựng phương án và đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, phần kinh phí còn lại UBND xã, thị trấn huy động vốn của địa phương. Thực tế ở huyện Gia Lâm, nguồn lực để thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại chưa có nguồn riêng chính vì vậy nguồn vốn hỗ trợ này là là nguồn vốn để phát triển nông nghiệp chung của cả huyện. Nguồn vốn phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2015 là 2,893 tỷ đồng. Trong đó có hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng đường, hệ thống kênh mương nội đồng cho vùng chuyển đổi tập trung, ngoài ra còn hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và hỗ trợ tập huấn các hộ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, triển khai các mô hình tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, hỗ trợ xây dựng thương hiệu (rau an toàn ở Đặng Xá, chuối Cổ Bi,…), quảng bá trên webside về cây con giống,… Đối với các hộ chuyển đổi thì hiện nay chưa có nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp, chỉ có ưu tiên một số hoạt động như: Miễn phí làm hồ sơ chuyển đổi, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn các tổ chức tín dụng.

4.2.2.3. Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại

Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách phát triển kinh tế trang trại là hoạt động không thể thiếu trong quá trình thực thi chính sách. Hoạt động thông tin tuyên truyền giúp các chủ trang trại nắm rõ được các thông tin về chính sách, các chương trình hỗ trợ để phát triển kinh tế trang trại thông qua hệ thống thông tin đại chúng và các cán bộ địa phương nhất là các tổ chức hội. Các nội dung của chính sách các chương trình hỗ trợ, các đối tượng áp dụng, cách tiếp cận hay hồ sơ để tham gia chương trình đều được phổ biến trên địa bàn huyện. Để thực thi tốt công tác này phòng Kinh tế huyện Gia Lâm kết hợp song song việc giảng dạy trên lớp, cấp phát tài liệu với phát các bản tin trên đài phát thanh huyện, đài phát thanh các xã, đi học tập mô hình giỏi. Mục tiêu là tuyên truyền tốt những chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và các định hướng chủ trương phát triển kinh tế trang trại nói riêng. Các tin, bài phát đều có chất lượng tốt, đã qua sự kiểm duyệt của UBND các xã. Tất cả các tin bài đều được phát hai lần để các hộ nông dân có điều kiện tiếp thu. Chuyên mục nông nghiệp, nông thôn phát trên đài huyện được nhiều độc giả quan tâm. Nhiều độc giả đến xin nội dung về nghiên cứu. Các đài phát tin đều vào sổ theo dõi hàng tháng bằng bản photocopy. Các bài có nội dung tuyên

truyền cao được phòng Kinh tế chuyển cho các đài trong huyện phát lại để mở rộng phạm vi tuyên truyền. Công tác thông tin tuyên truyền quan trọng nhưng để thực thi tốt chính sách có hiệu quả cao nhất thì cần kết hợp nhuần nhuyễn với các hoạt động khác như: đào tạo, tập huấn, tham quan hội thảo, xây dựng mô hình,… Phòng Kinh tế triển khai chính sách xuống cơ sở, các cán bộ phụ trách ở xã thông qua các tổ chức hội nông dân, chủ trang trại tiêu biểu để tuyên truyền sâu rộng về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại được chính phủ ban hành. Các bước triển khai thực hiện chính sách được thực hiện theo sơ đồ 4.2.

Quá trình phổ biến chính sách ở huyện bao gồm: Huyện đã triển khai phổ biến chính sách phát triển kinh tế trang trại dưới nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, họp dân; qua loa đài truyền thanh các xã; qua các trưởng thôn, đội trưởng đội sản xuất, và đặc biệt là qua đội ngũ cán bộ địa chính xã, khuyến nông viên cơ sở ,... Triển khai thực thi chính sách huy động sự tham gia của dân trong các hoạt động thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Khi nhận được các quyết định về xây dựng các mô hình hay triển khai tập huấn kĩ thuật cho bà con nông dân thì UBND các xã phối hợp cùng cán bộ phòng Kinh tế phổ biến về từng thôn. Các đồng chí trưởng thôn thông báo để người dân đến tham gia chương trình dưới sự giảng dạy của của các giảng viên.

Sơ đồ 4.2. Các bước triển khai chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại Tuyên truyền phổ biến chính sách

1/ Chính sách cấp giấy chứng nhận KTTT 2/ Chính sách đất đai 3/ Chính sách vay vốn 4/ Chính sách khoa học và công nghệ Lập kế hoạch thực thi Tổ chức triển khai chính sách

Bảng 4.7. Tình hình nhận biết chính sách của các chủ trang trại

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Chỉ tiêu

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tổng hợp Tổng

SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%)

I.Tình hình nhận biết về chính sách phát triển kinh tế trang trại 1. Số trang trại biết

được thông tin về chính sách

Có biết 4 10,81 19 51,35 4 10,81 10 27,03 37 92,50

Không biết 1 33,33 2 66,67 - - - - 3 7,50

2. Số trang trại biết được nội dung của các chính sách

Có biết 3 9,38 17 53,13 3 9,38 9 28,13 32 80,00

Không biết 2 25,00 4 50,00 1 12,50 1 12,50 8 20,00

3. Số trang trại tham gia trực tiếp vào triển khai chính sách

Tham gia 3 10,34 14 48,27 3 10,34 9 31,03 29 72,50

Không tham gia 2 18,18 7 63,63 1 9,09 1 9,09 11 27,50

I. Nguồn thông tin của chính sách đến với chủ trang trại

- Cán bộ chính quyền địa phương 1 4,54 15 68,18 2 9,09 4 18,18 22 55,00

- Cán bộ phòng Kinh tế, khuyến nông 2 18,18 5 45,45 1 9,09 3 27,27 11 27,50

- Từ sinh hoạt nhóm/ hội 1 16,67 3 50,00 - - 2 33,33 6 15,00

- Tự tìm hiểu - - 1 50,00 - - 1 50,00 2 5,00

II. Phương thức tuyên truyền phổ biến chính sách đến chủ trang trại

- Đài phát thanh 5 13,16 19 50,00 4 10,53 10 26,31 38 95,00

- Họp 5 14,28 18 51,43 3 8,57 10 28,57 35 87,50

Với tình hình người sản xuất nông nghiệp tại huyện Gia Lâm như trên, khi đi sâu tìm hiểu tình hình nhận biết chính sách phát triển trang trại em nhận thấy có một số hộ sản xuất không hề biết về các chính sách phát triển trang trại, và một số hộ có nghe nói nhưng không quan tâm nội dung chính sách phát triển trang trại cũng như chưa từng tham gia để được hưởng hỗ trợ tại huyện. Cụ thể được trình bày trên bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 nhận thấy hầu hết chủ trang trại sản xuất nông nghiệp trong huyện đều biết được các chính sách phát triển kinh tế trang trại triển khai trên địa bàn huyện (chiếm 92,5%), chỉ còn lại số người không biết tới chính sách phát triển trang trại (chiếm 7,5%). đây là những chủ trang trại quy mô nhỏ nằm ở những khu vực, vùng không tập trung phát triển trang trại cách xa khu vực trung tâm huyện, xã.

Tuy nhiên, cũng có một số hộ biết về chính sách phát triển kinh tế trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)