Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43 - 48)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ

2.2.2. Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở

Việt Nam

Một số tỉnh có những chính sách riêng về phát triển kinh tế trang trại, cụ thể như sau:

2.2.2.1. Chính sách đất đai

- 75% số hộ đang sản xuất với quy mô đất đai lớn (trang trại) ở các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Yên Bái, Trà Vinh và Đồng

Nai, cho rằng quyền sử dụng đất đai được xác lập từ năm 1988, đến nay chỉ còn lại 4 – 5 năm sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là thời gian rất ngắn để đầu tư lâu dài và bền vững trên đất (Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng, 2007).

- Có đến 65% trong tổng số trang trại có diện tích đất đai vượt hạn điền. Chính phủ đã có những thông tư liên bộ về việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và hỗ trợ trang trại về tín dụng và tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, quá trình này - cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và cho trang trại nói riêng, được thực thi rất chậm. Việc này không khuyến khích nông dân đầu tư và hoạt động trong môi trường thị trường có nhiều thay đổi.

- Mặc dù quyền tự quyết của nông dân nói chung đã đươc giải phóng, ở một vài tỉnh nơi những hợp tác xã truyền thống vẫn tồn tại, sự lựa chọn trồng cây gì vẫn bị phụ thuộc vào các hợp tác xã và chính quyền cấp huyện để đạt mục tiêu sản xuất mà những mục tiêu này thường cao hơn mức mà Chính phủ đã đề ra (như cánh đồng 50 triệu). Việc này đã hạn chế khả năng tối đa hoá mục tiêu trong sử dụng các nguồn lực sẵn có của hộ và việc tiếp cận với nhu cầu thị trường của hộ. Trong một vài trường hợp quyết định sản xuất cây gì là do bên ngoài không phải do hộ lựa chọn có thể còn dẫn đến việc hộ rơi vào tình trạng tái nghèo.

- Thông tin về thị trường giao dịch đất đai còn hạn chế nên thị trường đất đai hoạt động chưa có hiệu quả. Thị trường đất đai hoạt động không có hiệu qủa sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc phân bổ lại đất đai ở cả khu vục nông thôn và thành thị.

- Ở một số tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, việc dồn điền, đổi thửa được thực thi chủ yếu thông qua biện pháp hành chính của chính quyền địa phương để giải quyết vấn đề manh mún. Điều này gây ra rủi ro lớn cho hộ, chẳng hạn sau khi phân bổ lại đất đai có một số hộ nông dân nhận được phần lớn diện tích đất đai là những đất kém màu mỡ hoặc ở những cánh đồng dễ bị lụt lội. Một bộ phận đáng kể nông dân mặc dù đã tìm được việc làm trong các khu công nghiệp ở nông thôn nhưng vẫn giữ lại đất đai. Họ thuê mướn lao động để sản xuất trên phần đất đai đó. Trong số này, khoảng 75% số nông hộ cho rằng mặc dù như vậy họ sẽ bị lỗ (khoảng 25 – 30% giá trị) nhưng họ vẫn giữ lại đất đai bởi vì họ sợ rằng việc làm phi nông nghiệp có thể không ổn định hoặc không chắc chắn.

- Với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh như hiện nay, rất nhiều diện tích đất nông nghiệp sẽ chuyển thành đất công nghiệp dẫn đến nhiều hộ nông dân bị mất đất canh tác. Chẳng hạn quỹ đất của Bắc Ninh và Hưng Yên cho các khu công nghiệp đến năm 2020 đã được phân bổ và chuyển đổi từ năm 2002. Nông dân tuy nhận được tiền đền bù từ việc mất đất nhưng thường không có khả năng tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp khác hoặc tự mở ngành nghề sản xuất kinh doanh vì họ thiếu kiến thức, kỹ thuật.

- Đất đai không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự đói nghèo. Chúng ta cần giúp đỡ những hộ nghèo nâng cao kỹ năng và khả năng tiếp cận với tín dụng và thị trường. Như vậy, họ có thể sử dụng đất đai và lao động tốt hơn.

2.2.2.2. Chính sách tín dụng

- Hải Phòng: Quyết định số 1076/2011/QĐ-UBND: hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn đối với 20% tổng mức vốn đầu tư trang trại trong thời gian 36 tháng (UBND thành phố Hải phòng, 2011).

- Thái Bình: Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay của các tổ chức tín dụng để đầu tư tài sản cố định trực tiếp cho sản xuất (xây dựng chuồng trại và thiết bị sản xuất).

- Tuyên Quang: Hỗ trợ một lần 50% lãi suất tiền vay với mức tối đa 500tr/trang trại đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Đắc Lắc: Ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn tối đa 500tr trở xuống, thời gian hỗ trợ không quá 36 tháng, mức hỗ trợ 30% lãi suất tiền vay.

- Các tỉnh khác (Hà Tĩnh, Quảng Nam, Hà Giang): Hỗ trợ một lần đối với tùy từng loại cây con khác nhau.

2.2.2.3. Chính sách về thị trường, hỗ trợ phát triển sản xuất

- Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Long: Hỗ trợ chi phí xây dựng nhãn hiệu, hỗ trợ 50% kinh phí đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩn và hỗ trợ 100% kinh phí khi tham gia hội trợ triển lãm.

- Bình Dương: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp, tổ chức và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nơi tổ chức.

- Bà Rịa Vũng Tàu: Chính sách xây dựng mạng lưới chợ đầu mối tiêu thụ nông sản.

- Bình Dương, Khánh Hòa, Quảng Nam: Hỗ trợ vật tư nông nghiệp, thuốc thú y.

2.2.2.4. Chính sách về tuyên truyền, tập huấn

- Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Tây Ninh: Chủ trang trại được đào tạo bồi dưỡng theo các chuyên đề nâng cao năng lực quản lý, khoa học, công nghệ trong sản xuất.

- Tiền Giang, Bình Dương: Hỗ trợ chi phí đào tạo, dậy nghề tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, sơ chế sản phẩm VietGap.

2.2.2.5. Chính sách về môi trường

- Hà Nội: Hỗ trợ di dời đối với trang trại gây ô nhiễm môi trường, bao gồm tiền tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển đối với trang trại di dời ra vùng trang trại chăn nuôi tập trung.

- Tuyên Quang, Hà Nội: Hỗ trợ một lần kinh phí làm hầm Bioga cho trang trại chăn nuôi.

2.2.2.6. Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng của trang trại

Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ngãi: Xây dựng CSHT về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, chuồng trại, kho tàng, nhà xưởng và mua thiết bị phục vụ sản xuất.

2.2.2.7. Kinh nghiệm thực thi các chính sách trong phát triển kinh tế trang trại ở một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội

a. Huyện Chương Mỹ

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ có tổng số: 281 trang trại; trong đó có 242 trang trại chăn nuôi, 24 trang trại tổng hợp, 14 trang trại thuỷ sản, 01 trang trại lâm nghiệp (UBND huyện Chương Mỹ, 2014).

Thực thi Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016, trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã có một số chủ hộ được hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Hàng năm UBND huyện đều phân bổ ngân sách cho sự nghiệp khuyến nông xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn theo kế hoạch hàng năm. Ngoài ra các chủ hộ còn được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh một số cây

trồng, vật nuôi theo các chương trình, dự án của các Chi cục, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội tổ chức.

Đa số các chủ trang trại đều mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật, nhà xưởng, máy móc trang thiết vào sản xuất nhất là các trang trại chăn nuôi nhằm bị hạn chế rủi ro trong sản xuất và mang lại lợi nhuận cao. Chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học về cây, con giống mới đưa vào sản xuất, 160/281chủ trang trại đã được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...Đã có sự liên kết giữa các chủ trang trại với một số công ty trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhất là tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam theo hình thức gia công. Chủ trang trại có trách nhiệm đầu tư phần chuồng trại, đường giao thông và các công trình phụ trợ (hệ thống làm mát, quạt hút gió,…) công trình hạ tầng kỹ thuật, công nhân, người quản lý theo đúng yêu cầu của Công ty. Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P.Việt Nam cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, vacxin phòng dịch bệnh, kỹ thuật,…và bao tiêu toàn bộ đầu ra của sản phẩm.

Nhận xét:

Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành của Hà Nội, có đường Quốc lộ 6 đi qua. Những năm qua trang trại của Huyện tăng nhanh về số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh. Đạt được kết quả đó là do Huyện đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đất đai và giao thông thuận lợi. UBND huyện đã sớm ban hành hướng dẫn các chủ trang trại làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, Huyện tạo điều kiện, khuyến khích để doanh nghiệp và các chủ trang trại hợp tác liên kết từ khâu xây dựng chuồng trại đến bao tiêu sản phẩm.

b. Huyện Đan Phượng

Thực thi Chương trình số 12-CTr/HU ngày 12/10/2011 của Huyện uỷ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống của nông dân giai đoạn 2011-2015; Chương trình số 05-CTr/HU ngày 07/4/2011 của Huyện uỷ về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghệ cao, sinh thái bền vững giai đoạn 2011-2015. Từ năm 2012 đến năm 2014, UBND huyện đã phê duyệt 14 dự án trang trại, phát triển sản xuất hoa, rau an toàn, lúa - cá quy mô 5 ha trở lên với tổng diện tích 144,7 ha, đã thực thi chuyển đổi sản xuất tính đến nay đạt 146 ha. Trong đó, có dự án sản xuất hoa ly 50 ha ở xã Hạ Mỗ, giá trị thu nhập vẫn giữ ở mức cao đạt gần 1

tỷ đồng/ha/vụ. Ngoài những vùng dự án, nhiều xã đã chuyển đổi đất lúa hoặc đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, chuối và một số cây có giá trị kinh tế khác theo quy hoạch, kế hoạch nhằm tăng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, nâng tổng diện tích chuyển đổi quy mô tập trung trên 1 ha được 951,69 ha trong đó tổng diện tích chuyển đổi theo quy hoạch, kế hoạch là 543,6ha, diện tích chuyển đổi theo dự án là 408,09 ha; Chia ra theo loại cây trồng: hoa 328,35 ha, rau 116,36 ha, lúa - cá 27,51ha, chuối 165,26 ha, đu đủ 77,55 ha, dong riềng, măng và cây thuốc 59,96 ha; bưởi, cam canh, phật thủ, táo 174,7 ha (UBND huyện Đan Phượng, 2014).

Nhận xét:

Huyện Đan Phượng là một trong các huyện điển hình của thành phố Hà Nội về việc đầu tư hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mà điển hình là mô hình chuyển đổi từ đất lúa sang trồng hoa ly ở xã Hạ Mỗ, đến nay đã hình thành một vùng trồng hoa tập trung trên 50 ha. Một số kinh nghiệm rút ra:

- Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm cao của chính quyền địa phương từ Huyện tới xã và sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp.

- UBND huyện đã vận dụng chính sách hiệu quả nguồn ngân sách hỗ trợ của Thành phố theo Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố về quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2016, UBND huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp trong 2 năm 2012-2013 tổng số 130 tuyến đường trục chính nội đồng, chiều dài 74,2 km.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)