Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Kinh nghiệm chi ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học đối vớ
PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH 2.2.1. Kinh nghiệm chi ngân sách nhà nước của một số địa phương
2.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội
Hà Nội là đô thị loại I, thành phố lớn nhất miền Bắc nước ta, có hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện. Huyện Mỹ Đức là một trong số huyện có quá trình chi NSNN gắn với quá trình CNH - HĐH, Huyện Mỹ Đức đã thực hiện một số chính sách:
- Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội.
- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT - XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, … Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi đầu tư phát triển và đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.
- Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tư cung cấp dịch vụ do nhà nước đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch, bứt phá cơ sở hạ tầng, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, người có đất ra mặt đường phải đóng tiền, các chính sách chi đãi ngộ để thu hút và phát triển nhân tài, …
2.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
Thực hiện chương trình thí điểm xây dựng Kế hoạch tài chính và Kế hoạch chi tiêu trung hạn trong khuôn khổ Dự án “Cải cách quản lý tài chính công”, đồng thời cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, các tổ chức một bức
tranh tương đối toàn diện về ngân sách để thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương đã có những chính sách và dự báo chi, đó là:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tạm dừng mua sắm các phương tiện đi lại, các tài sản đắt tiền. Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào phát triển hạ tầng KT - XH; đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các giải pháp an sinh xã hội, bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất,…
- Bố trí phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu phát triển KT- XH theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, trên cơ sở đó đảm bảo toàn bộ hoặc một phần đối với đối tượng chính sách xã hội, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự hạch toán để phát triển.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Tiền Hải
2.2.2.1. Cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước
- Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy mô bộ máy chính quyền.
- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế thì tăng cường việc trao quyền tự quyết cao hơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự. Trong thời gian tới cần mở rộng hơn việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
- Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ bằng các văn bản chính thức hay thực hiện đơn giản hoá gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân, nhất là đối với giới doanh nghiệp.
- Tăng cường hơn nữa việc trao thêm trách nhiệm cả về tài chính lẫn chính trị, mang lại cho nhà quản lý sự tự do và linh hoạt hơn.
- Phân cấp mạnh hơn việc cung cấp các dịch vụ công cho chính quyền xã, phường gắn với việc chuyển giao nguồn lực tài chính cho họ để làm cho việc
cung cấp các dịch vụ sát với yêu cầu của người dân, hạn chế được sự lãng phí nguồn lực.
2.2.2.2. Cải cách chi ngân sách nhà nước
- Hình thành một khung chính sách kinh tế nhiều năm, khung kinh tế trung hạn hay kế hoạch phát triển nhiều năm.
- Cần phải có sự cam kết về chính trị và sự ủng hộ của các lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định liên quan đến cải cách chính sách chi NSNN theo kết quả đầu ra.
- Khởi đầu cho cải cách là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị điển hình, sau đó rút ra những kinh nghiệm thành công và kiểm tra những cách tiếp cận khác nhau trước khi thể chế hoá và phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.
- Cần tạo ra cơ chế hỗ trợ đa dạng cho tiến trình cải cách ngân sách: Các cơ quan, đơn vị công quyền phải tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ đáp ứng tiến trình triển khai hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
2.2.2.3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình chi ngân sách nhà nước
- Cần kiểm tra, giám sát toàn bộ công việc thực hiện cùng với những đánh giá khác nhau để đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định một cách hợp lý.
- Cần đảm bảo việc sử dụng thông tin thực hiện, không chỉ cho mục đích báo cáo, mà còn cho mục đích học tập quản lý và đưa ra các quyết định.
- Tránh lạm dụng hệ thống đo lường thực hiện trong đánh giá kết quả dẫn đến không trung thực.
- Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
- Cần tạo điều kiện cho công chúng, những nhà tài trợ, những người thụ hưởng, … tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách
- Minh bạch ngân sách trước người dân về việc sử dụng các nguồn thu cũng như giải trình về quản lý ngân sách.
- Khuôn khổ chi tiêu trụng hạn có phạm vi rộng hơn, bao gồm một đánh giá đầy đủ về khả năng thu và chi cho cả thời kỳ trung hạn được thể hiện trong một kế hoạch tài chính trung hạn.
2.2.2.4. Thực hiện các cơ chế chi ngân sách nhà nước theo hướng kết quả đầu ra
- Thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đồng thời với khoán biên chế đối với cơ quan hành chính.
- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp.
- Xã hội hoá là biện pháp tích cực trong việc tăng cường huy động nguồn thu, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các quyết định về chi NSNN cũng như có động cơ tiết kiệm chi phí, giữ gìn bảo quản tài sản chung và các cơ sở hạ tầng có đóng góp của chính mình.