Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiền Hải (2014 - 2017)
TT Nội dung chi
2014 2015 2016 2017 So sánh dự toán chi theo kế hoạch (%) Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Dự toán đầu năm Dự toán bổ sung Dự toán đầu năm Dự toán bổ sung Dự toán đầu năm Dự toán bổ sung Dự toán đầu năm Dự toán bổ sung 2014/ 2015 2015/ 2016 2016/ 2017 Tổng số 464.847 289.092 175.755 411.203 299.831 111.372 430.912 330.981 99.931 589.281 521.821 67.460 -11,5 4,8 36,8
I Chi đầu tư phát triển 67.468 24.560 42.908 120.921 89.821 31.100 154.092 137.882 16.210 162.736 150.928 11.808 79,2 27,4 5,6
II Chi thường xuyên 305.981 224.535 81.446 195.482 190.148 5.334 214.435 199.882 14.553 245.026 233.112 11.914 -36,1 9,7 14,3
1 Chi sự nghiệp kinh tế 46.034 27.833 18.201 18.928 16.711 2.217 25.782 22.833 2.949 44.029 40.293 3.736 -58,9 36,2 70,8
2 Chi sự nghiệp môi trường 2.830 2.830 3.301 3.301 - 4.921 - 4.012 4.012 16,6 49,1 -18,5
3 Chi sự nghiệp GD&ĐT và Dạy nghề 157.436 118.204 39.232 110.029 99.211 10.818 113.327 109.684 3.643 119.842 112.445 7.397 -30,1 3,0 5,7
4 Chi sự nghiệp KHCN 350 350 312 312 - 339 339 401 401 -10,9 8,7 18,3
5 Chi sự nghiệp VHTT 2.508 1.895 613 1.592 1.323 269 2.572 2.253 319 3.112 2.298 814 -36,5 61,6 21,0
6 Chi sự nghiệp TDTT 349 327 22 367 321 46 401 255 146 333 198 135 5,2 9,3 -17,0
7 Chi sự nghiệp truyền thanh 675 644 31 783 778 5 692 692 - 629 555 74 16,0 -11,6 -9,1
8 Chi sự nghiệp y tế 6.169 6.159 10 6.938 5.783 1.155 7.283 6.792 491 8.988 7.821 1.167 12,5 5,0 23,4
9 Chi đảm bảo xã hội 29.871 18.832 11.039 29.837 29.837 28.998 22.131 6.867 32.322 30.112 2.210 -0,1 -2,8 11,5
10 Chi QLNN, Đảng, Đoàn
thể 55.635 43.337 12.298 19.823 19.823 25.837 20.832 5.005 26.822 23.922 2.900 -64,4 30,3 3,8
11 Chi an ninh quốc phòng 3.829 3.829 3.339 3.339 3.988 3.988 4.293 4.293 -12,8 19,4 7,6
12 Chi khác 295 295 233 233 295 295 243 ;243 -21,0 26,6 -17,6
III Chi dự phòng 4.847 4.847 5.021 5.021 4.942 4.942 5.721 5.721 3,6 -1,6 15,8
IV Chi từ nguồn thu để lại 1.200 1.200 1.225 1.225 1.210 1.210 1.392 1.392 2,1 -1,2 15,0
V Chi bổ sung cho NS xã 85.351 33.950 51.401 88.554 81.833 6.721 56.233 53.111 3.122 174.406 160.111 14.295 3,8 -36,5 210
4.2.1.2. Phân tích công tác duyệt dự toán chi ngân sách nhà nước
a. Đối với dự toán chi đầu tư XDCB
` Ngân sách huyện Tiền Hải căn cứ vào nguồn vốn XDCB tập trung được UBND tỉnh Thái Bình giao và nguồn đấu giá giá trị quyền sử dụng đất được điều tiết lại theo tỷ lệ % cho ngân sách huyện, nguồn thu từ xổ số kiến thiết, nguồn thu đóng góp xây dựng, nguồn vốn hợp pháp khác và căn cứ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, khối lượng dự kiến sẽ hoàn thành, lượng vốn đã thanh toán, những dự án mang tính chất cấp bách để phục vụ phòng chống lụt bão, phát triển sản xuất, UBND huyện Tiền Hải sẽ lập dự toán chi tiết tới từng dự án, từng công trình và phân bổ theo quan điểm: ưu tiên nguồn vốn để chi trả nợ đối với những công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán, những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp và khởi công mới.
` Hiện nay, theo quy định, đối với phân cấp chi xây dựng cơ bản cấp xã (do UBND xã quản lý), được tỉnh phân cấp chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí từ NSX, nguồn tiền này được dành cho xây dựng và cải tạo các công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, Văn hóa, thể thao và sự nghiệp khác.Đối với phân cấp chi XDCB cấp huyện: cấp huyện được phân cấp chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí ngân sách có giá trị từ 8 tỷ đồng trở xuống.
Vốn đầu tư phân bổ cho các ngành kinh tế qua các năm được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Dự toán vốn đầu tư phân bổ cho các ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2017 TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % 1 Tổng số 68.668 100 61.423 100 71.488 100 83.584 100 2 Sự nghiệp nông,
lâm, thuỷ lợi 27.474 40 23.911 38,9 29.871 41,8 33.982 40,7 3 Sự nghiệp giao thông 12.834 18,7 10.928 17,8 12.911 18,1 13.094 15,7 4 Quản lý nhà nước 9.054 13,2 8.981 14,6 9.092 12,7 14.988 17,9 5 Sự nghiệp giáo dục 11.920 17,4 10.984 17,9 11.055 15,5 12.972 15,5 6 Sự nghiệp văn hoá, thể thao, y tế 6.734 9,8 6.053 9,9 7.893 11,0 7.765 9,3 7 Sự nghiệp khác 652 1,0 566 0,9 666 0,9 783 0,9 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiền Hải (2014 - 2017) Trong giai đọan 2014 - 2017, dự toán chi đầu tư XDCB được phân bổ vốn tập trung cho 2 lĩnh vực chính là: giao thông và thủy lợi để phát triển hệ thống giao thông với những tuyến đường liên xã, liên thôn kết nối các xã, thị trấn trên địa bàn huyện như tuyến đường Thanh Niên; Nâng cấp sửa chữa đường trục xã Đông trà, Xây dựng hệ thống nước sạch xã Đông Long - Đông Minh - Đông Phong; đường bến xe Nam Hải đến Trạm bơm Chính Tâm; Kiên cố hóa kênh mương các xã Tây An, Tây Giang, Tây Lương; đường liên xã Nam Thịnh – Nam Trung; đường cứu hộ đê Đáy- Ngòi Quyền; đường liên xã Nam Hải – Nam Hưng – Nam Phú; đường vào vùng trồng cây vụ đông xã Vũ Long... đã từng bước tạo dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, xây dựng bộ mặt mới cho nông thôn Tiền Hải.
Là một huyện nông nghiệp nên hệ thống thủy lợi cũng được huyện quan tâm đầu tư để phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều công trình như xây dựng hệ thống kênh mương, nạo vét các tuyến kênh trục, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao Nam Thịnh – Nam Trung … Số vốn đầu tư phân bổ hàng năm giai đoạn 2014 – 2016 tăng mạnh. Cụ thể năm 2014, số vốn đầu
tư dự toán phân bổ cho sự nghiệp nông, lâm, thủy lợi đạt 29.871 triệu đồng, tăng 24,93% so với năm 2016. Sang năm 2017, số vốn dự toán cho sự nghiệp này tiếp tục tăng thêm 4.111 triệu đồng (tương ứng tăng với tỷ lệ13,76%) so với năm 2014 và đạt 33.982 triệu đồng. Số dự toán phân bổ cho sự nghiệp nông, lâm và thủy lợi chiếm tỷ trọng cao nhất trong thời gian vừa qua (khoảng 40%).
Giáo dục - đào tạo và dạy nghề, y tế trong những năm qua cũng được quan tâm đúng mức. Trong đó, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dự toán chi ngân sách theo ngành là chi cho sự nghiệp giáo dục (từ 15 – 17%). Điều này đã tạo điều kiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng Trung tâm dạy nghề huyện để có cơ sở đào tạo nghề cho nông dân giúp họ nâng cao kỹ năng lao động, học thêm các nghề phụ như thêu ren, đan hàng cói xuất khẩu, may công nghiệp… và xây dựng các trạm y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác lập, phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB còn biểu hiện những bất cập như: Chất lượng lập dự toán của các chủ đầu tư chưa đạt yêu cầu, do công tác khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đầu tư, khối lượng dự kiến thực hiện đến thời điểm lập dự toán chưa sát với thực tế nên trong năm còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, bổ sung danh mục công trình dẫn đến chưa chủ động được trong quá trình điều hành chi đầu tư XDCB.
Cơ cấu chi đầu tư giữa các ngành, các lĩnh vực chưa hợp lý. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên ngân sách huyện mới ưu tiên chủ yếu phân bồ vốn cho 2 lĩnh vực là giao thông và thuỷ lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển còn các lĩnh vực khác như đầu tư cho các công trình về phát triển văn hoá, thể thao, nghiên cứu khoa học, kiến thiết thị chính, quản lý nhà nước, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm… chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra.
Nhìn chung, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Tiền Hải chưa thật sự bám sát mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, đôi khi việc phân bổ vốn còn mang tính chất mang mún, cục bộ.
b.Đối với dự toán chi thường xuyên
Căn cứ nhiệm vụ chi thường xuyên được HĐND tỉnh phân cấp, nguồn kinh phí được ngân sách tỉnh giao, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và định mức phân bổ chi ngân sách theo Nghị quyết số 22/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi
thường xuyên ngân sách địa phương năm 2013 (năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015) quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách trong đó có quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã theo từng nhiệm vụ chi.
Theo đó, định mức phân bổ dự toán chi được quy định như sau:
+Quản lý hành chính, Đảng, nhà nước, Đoàn thể trên cơ sở đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng (hàng năm thay đổi theo khung mới nếu có). Với chi nghiệp vụ và hoạt động thường xuyên phân bổ theo tổng biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao và bằng 13.500.000 đồng/biên chế/ năm đối với ngân sách cấp huyện, 8.500.000 đồng/biên chế/năm đối với ngân sách cấp xã.
+Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề phân bổ theo tiêu chí dân số với các định mức ứng với vùng đồng bằng, đô thị, núi thấp, núi cao.
Trên cơ sở định mức trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 11% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 11%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 89%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 11%.
+ Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh truyền hình, sự nghiệp đảm bảo xã hội, định mức chi cho quốc phòng an ninh, sự nghiệp y tế phân bổ theo tiêu chí dân số theo vùng đô thị, đồng bằng, núi thấp, núi cao.
+ Chi cho sự nghiệp kinh tế bằng 3,5% tổng chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách.
+ Chi khác ngân sách phân bổ theo tỷ trọng 0,4% tổng các khoản chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách.
+ Chi dự phòng tính chung bằng 2,5% tổng chi cân đối chi thường xuyên ngân sách. Trong định mức phân bổ có tính đến các đơn vị có dân số thấp để đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhìn chung, công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên cơ bản thực hiện theo đúng quy trình, bám sát dự toán UBND tỉnh, đảm bảo thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán. Dự toán chi đã phân bổ chi tiết đến từng lĩnh vực, từng đơn vị sử dụng ngân sách và chi tiết theo chương, loại, khoản, mục của mục lục ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho
các đơn vị, UBND các xã, thị trấn chủ động, kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm, tạo cơ sở thuận lợi cho việc chấp hành, kiểm soát chi, kế toán và quyết toán ngân sách hàng năm.
Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước còn biểu hiện những bất cập và hạn chế:
Đối với chi cấp xã theo phân cấp: Trong quá trình lập và phân bổ chi ngân sách xã còn một số hạn chế như(i)Lập và phân bổ thấp hơn dự toán cấp trên giao theo quy định của nhà nước như dự phòng, sự nghiệp giáo dục đào tạo. (ii) Một số xã khi phân bổ ngân sách chưa giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương (iv) Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên dẫn đến mất cân đối về nguồn ngay từ khi lập dự toán gây khó khăn cho trong việc chấp hành chi ngân sách.
Đối với chi cấp huyện theo phân cấp:Với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề do biên chế sự nghiệp UBND tỉnh giao là đủ, không thiếu biên chế nhưng thực tế các trường trong huyện có trường thừa, trường thiếu. UBND huyện trình HĐND huyện phân bổ theo tiêu chí: Đảm bảo đủ kinh phí thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, trong khi chờ luân chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu, số trường cógiáo viên thừa được cấp đủ lương và các khoản đóng góp, không cấp kinh phí chi chuyên môn nghiệp vụ. Đối với chi phục vụ nhiệm vụ chuyên môn phân bổ theo số học sinh của từng trường có tính hệ số, cụ thể:
- Trường có dưới 200 học sinh: hệ số 1,7.
- Trường có từ 200 học sinh đến 300 học sinh; hệ số 1,5. - Trường có từ trên 300 học sinh đến 400 học sinh: hệ số 1,2. - Trường có từ trên 400 học sinh; hệ số 1,0.
Phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo chưa hợp lý: Hiện nay, định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục được căn cứ theo dân số nhằm mục đích tạo sự công bằng về nhịp độ phát triển giữa các huyện, xã. Tuy nhiên, cơ chế phân bổ như trên hiện đang phát sinh những hạn chế đó là: (i) Tình trạng di dân tạo ra sự thiếu minh bạch trong quá trình phân bổ; (ii) Không kích thích được địa phương quản lý số lượng người đi học; (iii) Chưa đặt ra yêu cầu phải cung cấp một số lượng hàng hóa dịch vụ công “là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu thực tế”.
Đối với nhiệm vụ chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể ngoài phân bổ theo định mức của tỉnh là đảm bảo đủ lương, các khoản như lương, phân bổ 13.500.000 đồng chi thường xuyên/biên chế kế hoạch/năm, UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn bổ sung ngoài định mức: Văn huyện uỷ 500 triệu đồng; Văn phòng UBND huyện 400 triệu đồng; Thường trực HĐND huyện 150 triệu đồng…
Đối với sự nghiệp VHTT, TDTT bổ sung thêm ngoài định mức phân bổ theo dân số: 100 đến 150 triệu đồng do định mức phân bổ chỉ đủ trả lương, các khoản đóng góp và chi hành chính, không có kinh phí cho hoạt động sự nghiệp.
Chi an ninh quốc phòng ngoài định mức phân bổ của tỉnh, hàng năm ngân sách cấp huyện phải phân bổ tăng thêm khoản 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện nhiệm vụ diễn tập; ngân sách cấp xã phân bổ tăng thêm 5 triệu đồng/xã/năm để đáp ứng được tình hình an ninh trật tự và phục vụ nhiệm vụ huấn luyện dân quân tự vệ, diễn tập chiến đấu trị an.
Để hiểu rõ nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng định mức, tác giả đã tiến hành khảo sát đới với 83 CBCC trên địa bàn huyện Tiền Hải, kết quẻ thu được được thể hiện tại biểu đồ 4.2:
Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát về nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số