Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 93 - 104)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Một số giải pháp hoàn thiện chi ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn

4.4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích chi ngân sách nhà nước

nhà nước cấp huyện tại huyện tiền Hải

Để hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước cấp huyện ở Tiền Hải, cần chú trọng trước hết vào hoàn thiện công tác lập, quyết định và chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước của huyện. Một biện pháp không kém phần quan trọng khác là tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai tài chính. Ngoài ra, cũng cần thiết thực hiện một loạt giải pháp mang tính hỗ trợ cho hai biện pháp chủ đạo nói trên, nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước của Tiền Hải.

4.4.2.1. Chú trọng công tác lập, quyết định và chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước quận, huyện

* Căn cứ:

Luật ngân sách nhà nước hiện hành.

Số kiểm tra về thu chi trong năm cơ quan Tài chính cấp trên trực tiếp giao (Sở Tài chính giao).

Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị hàng năm của từng đơn vị dự toán .

* Mục tiêu:

Công tác lập dự toán, quyết định dự toán và chấp hành dự toán nhằn đảm bảo tính công khai minh bạch, chủ động cho công tác tài chình ngân sách nói chung cũng như tạo sự chủ động cho các đơn vị dự toán trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.

* Nội dung:

Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu đầu tiên của quá trình quản lý ngân sách nhà nước. Chất lượng của một chu trình ngân sách nhà nước phụ thuộc rất lớn vào khâu lập dự toán. Theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước năm 2002, yêu cầu cơ bản mà một khâu lập dự toán phải đạt được là phải lên được kế hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, trong đó có toàn bộ các dự kiến về các khoản thu như thuế, phí, viện trợ,…và các khoản chi như chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển…đều phải được dự toán đầy đủ. Với tư cách là khâu mở đầu, lập dự toán ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý ngân sách nhà nước sao cho ổn định, an toàn và hiệu quả.

Đánh giá đúng được tầm quan trọng của việc lập dự toán, huyện cần chỉ đạo đôn đốc các đơn vị, tổ chức lên kế hoạch ngân sách cụ thể. Tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, quên nhiệm vụ chi. Khi có những trường hợp như thế xảy ra sẽ dẫn đến việc quản lý ngân sách bị động, ảnh hưởng đến năm ngân sách và cả các năm sau đó.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào hướng dẫn và thông báo số kiểm tra của Ủy ban nhân dân tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách huyện mình. Ủy ban nhân dân huyện phải chỉ đạo các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước tiến hành lập dự toán.

Lập dự toán ngân sách huyện phải đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ lập và xét duyệt dự toán của các đơn vị qua 4 nhóm kinh phí: kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí lương, phụ cấp, kinh phí quản lý và kinh phí sự nghiệp, đặc thù của từng đơn vị.

Khi đó việc quyết định các dự toán chi ngân sách phải dựa trên các chuẩn mực khoa học đã được xác định, phải thực sự thận trọng, khách quan. Điều này có thể tránh được sự áp đặt chủ quan của cơ quan xét duyệt dự toán, hạn chế sự

bất bình đẳng giữa các đơn vị, đảm bảo hiệu quả trong quản lý ngân sách, làm cho dự toán được xét duyệt của các đơn vị sát với tình hình thực tế.

Trong quá trình chấp hành ngân sách, cần cụ thể hóa dự toán ngân sách nhà nước được duyệt để chỉ đạo quá trình thực hiện dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo sát, hợp với tình hình thực tế, chủ động nguồn nhằm đảm bảo nhu cầu chi trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những điều chỉnh, thay đổi dự toán và chủ động xử lý thiếu hụt tạm thời theo luật định trong quá trình thực hiện.

Xây dựng mô hình quản lý đầu tư phát triển cần xác định các khâu trọng yếu như: tiêu chuẩn được tham gia đấu thầu, đấu thầu công khai, mở rộng đối tượng giám sát tiến độ, chất lượng thi công, công khai tiêu chuẩn nền móng, vật tư tại công trình; cơ sở chuẩn mực để xem xét nghiệm thu quyết toán công trình, phải đảm bảo được sự kiểm tra chéo, đảm bảo khách quan.

Tổ chức triển khai thật tốt, thật toàn diện cơ chế quản lý khoán chi hành chính; cơ chế tự chủ tài chính với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Đồng thời triển khai kết hợp các quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra và quy chế tự chủ. Điều này có thể khắc phục được tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đang “lỗi thời, lạc hậu”.

Các đơn vị áp dụng cơ chế khoán chi ở cơ quan hành chính và cơ chế tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính phải quan tâm, rà soát, xam xét các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hàng năm để bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Điều kiện thực hiện:

Có chủ chương Ủy ban nhân dân, Nghị quyết Hội đồng Nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân.

4.4.2.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai tài chính

* Căn cứ thực hiện:

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Thanh tra nhà nước nói chung cũng như chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng ngành.

* Mục tiêu:

Thứ nhất, thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, là chức năng thiết yếu của tài

chính nhà nước. Làm tốt công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi ngân sách sẽ góp phần phòng ngừa những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho nhà nước, tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Từng bước thực hiện thanh tra tài chính và kiểm toán nhà nước hàng năm đối với tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành Luật kế toán, chế độ hạch toán kế toán ngân sách tại các đơn vị. Thực hiện công khai kết luận thanh tra, kiểm toán. Chú trọng công tác xử lý kỷ luật về tài chính ngân sách và kiến nghị xử lý về trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị có vi phạm pháp luật về tài chính ngân sách. Thông qua thanh tra, kiểm tra đề xuất các nội dung, biện pháp bổ sung để hoàn thiện chính sách, chế độ quản lý tài chính, tăng cường công tác phúc tra, kiểm tra việc thực hiện những kết luận, kiến nghị xử lý sau mỗi cuộc thanh tra nhằm thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính và ý thưc chấp hành pháp luật của Nhà nước trong tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện.

Để khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm tra cần xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra theo hướng: đối với một đơn vị và cùng một nội dung mỗi năm chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra một lần; đoàn thanh tra sau phải sử dụng kết quả của đoàn thanh tra trước (trừ trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo), không được kiểm tra, thanh tra trùng lắp nội dung đoàn thanh tra, kiếm tra trước đã làm.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. Cần nâng tỷ trọng đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách giúp việc trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, tăng cường đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên nghiệp để giúp cho Hội đồng nhân dân các cấp giám sát và quyết định chính xác các vấn đề có liên quan đến ngân sách.

Tăng cường sự giám sát của cán bộ công nhân viên, của nhân dân nhằm thúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Thực

hiện nghiêm chỉnh các quy định về công khai tài chính đối với các cấp ngân sách huyện, xã, các đơn vị dự toán, các tổ chức ngân sách nhà nước hỗ trợ, công khai các khoản đóng góp của dân, công khai phân bổ, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước…Thực hiện đổi mới phương thức công khai tài chính, cải cách thủ tục tạo điều kiện tối đa cho người được cung cấp thông tin nắm được nhanh gọn, chính xác những thông tin cơ bản, kể cả nguồn tài chính và kết quả của việc sử dụng nguồn tài chính đó.

Thứ hai, công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của

cán bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; giám sát hoạt động huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh việc công khai tài chính các cấp ngân sách cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phương, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này. Ngoài các hình thức công khai như lâu nay, đối với ngân sách cấp tỉnh và huyện có thể công khai trên trang thông tin điện tử của tỉnh. Đối với xã, phường cần đặc biệt chú ý đến việc công khai các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, bởi chi ngân sách nhà nước chính là chi tiền nộp thuế của nhân dân, vì vậy đây là một nội dung mà trong thực tế thường hay bỏ sót nên gây nhiều thắc mắc trong nhân dân.

+ Các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở các địa phương, đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm chế độ công khai tài chính.

* Nội dung:

Căn cứ vào Quyết định thanh tra để xác định nội dung thanh kiểm tra của từng đơn vị .

* Điều kiện thực hiện:

- Thanh tra thường xuyên: hàng năm để tiến hành thanh tra đơn vị thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra trình thủ trưởng đơn vị trực tiếp ký Quyết định

thanh tra trong năm : thời gian, nội dung thanh kiểm tra từng đơn vị cụ thể, đồng thời gửi Quyết định thanh tra tới từng đơn vị để đơn vị được thanh, kiểm tra chủ động bố trí thời gian, tài liệu phục vụ đoàn thanh kiểm tra.

- Thanh tra đột xuất: Phải có Quyết định của cấp có thẩm quyền gửi trước đơn vị thanh, kiểm tra trước 15 ngày.

4.4.2.3. Các giải pháp hỗ trợ khác

Phân tích cơ cấu chi ngân sách nhà nước khoa học, hợp lý.

Theo quy định hiện hành, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước huyện bao gồm hai nội dung chi chính: chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Nhiệm vụ chi được quy định trong Luật ngân sách nhà nước là cơ sở pháp lý để chi ngân sách huyện.

Xác lập cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở huyện Tiền Hải trong thời gian trước mắt và lâu dài sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương. Điều hành chi ngân sách trước hết phải ưu tiên chi các khoản trực tiếp cho con người như lương, phụ cấp,sinh hoạt phí…Bên cạnh đó cần chú trọng chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu về kinh tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng và quan tâm đúng mức chi thường xuyên một cách hợp lý. Theo đó, cơ cấu chi đầu tư phát triển - chi thường xuyên được dự toán chuyển dịch từ 12,5% - 87,5% năm 2014 sang tăng chi cho đầu tư phát triển với cơ cấu chi đầu tư phát triển - chi thường xuyên năm 2018 đạt 15,0% - 85,0%.

Dành đủ nguồn vốn để thực hiện tốt các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các đề án của Ủy ban nhân dân huyện như đề án về phát triển công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp,…

Ưu tiên dành nguồn cho chi đầu tư, phát triển nguồn thu có tính chất ổn định lâu dài như khắc phục, nâng cấp các chợ bị lũ lụt và nâng cấp các chợ đầu mới, cải tạo môi trường, quy hoạch các bến bãi, chợ, thắng cảnh, xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển nguồn thu cố định xã.

Tăng cường công tác thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. Tiếp tục hướng dẫn thực hiện công tác quản lý đầu tư theo đúng Luật xây dựng và các quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản phải có ưu tiên trước sau dựa trên hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu. Điều này có thể khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kém hiệu quả.

Cơ cấu chi thường xuyên ở huyện trong thời gian tới cũng cần tăng tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp và giảm tỷ trọng chi cho các cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, phù hợp với xu thế phát triển. Điều này có thể giúp cho địa phương nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn lực, đào tạo nhân tài phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH 12 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật xã hội để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, dự toán chuyển dịch cơ cấu tăng chi sự nghiệp y tế từ 3,97% so với tổng chi cân đối huyện Tiền Hải năm 2014 lên 4, 58% năm 2018. Thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi hành chính, theo đó dự toán giảm tỷ trọng chi hành chính từ 16,09% năm 2014 xuống 14,09% năm 2018.

Chi thường xuyên là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan Đảng, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội trong quận huyện, duy trì và phát triển các sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ an ninh, chính trị và an toàn xã hội. Do vậy chi thường xuyên phải đảm bảo đúng theo dự toán, trình tự, chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Nhu cầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện hiện nay luôn là vấn đề cấp bách. Vì vậy ngoài nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện cũng cần chủ động dành một phần ngân sách để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn thì yêu cầu chi đầu tư phát triển càng phải được chú trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước huyện còn hạn hẹp cần đầu tư vào việc nâng cao dân trí, sức khỏe, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa và tái mở rộng nguồn thu ngân sách. Trong điều kiện mới chi đầu tư phát triển phái thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đấy quá trình phân công lại lao động theo hướng lao động trong nông nghiệp giảm dần lao động trong các ngành thủ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)