2.2.2.1. Cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước
- Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy mô bộ máy chính quyền.
- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế thì tăng cường việc trao quyền tự quyết cao hơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự. Trong thời gian tới cần mở rộng hơn việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
- Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ bằng các văn bản chính thức hay thực hiện đơn giản hoá gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân, nhất là đối với giới doanh nghiệp.
- Tăng cường hơn nữa việc trao thêm trách nhiệm cả về tài chính lẫn chính trị, mang lại cho nhà quản lý sự tự do và linh hoạt hơn.
- Phân cấp mạnh hơn việc cung cấp các dịch vụ công cho chính quyền xã, phường gắn với việc chuyển giao nguồn lực tài chính cho họ để làm cho việc
cung cấp các dịch vụ sát với yêu cầu của người dân, hạn chế được sự lãng phí nguồn lực.
2.2.2.2. Cải cách chi ngân sách nhà nước
- Hình thành một khung chính sách kinh tế nhiều năm, khung kinh tế trung hạn hay kế hoạch phát triển nhiều năm.
- Cần phải có sự cam kết về chính trị và sự ủng hộ của các lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định liên quan đến cải cách chính sách chi NSNN theo kết quả đầu ra.
- Khởi đầu cho cải cách là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị điển hình, sau đó rút ra những kinh nghiệm thành công và kiểm tra những cách tiếp cận khác nhau trước khi thể chế hoá và phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.
- Cần tạo ra cơ chế hỗ trợ đa dạng cho tiến trình cải cách ngân sách: Các cơ quan, đơn vị công quyền phải tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ đáp ứng tiến trình triển khai hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
2.2.2.3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình chi ngân sách nhà nước
- Cần kiểm tra, giám sát toàn bộ công việc thực hiện cùng với những đánh giá khác nhau để đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định một cách hợp lý.
- Cần đảm bảo việc sử dụng thông tin thực hiện, không chỉ cho mục đích báo cáo, mà còn cho mục đích học tập quản lý và đưa ra các quyết định.
- Tránh lạm dụng hệ thống đo lường thực hiện trong đánh giá kết quả dẫn đến không trung thực.
- Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra.
- Cần tạo điều kiện cho công chúng, những nhà tài trợ, những người thụ hưởng, … tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách
- Minh bạch ngân sách trước người dân về việc sử dụng các nguồn thu cũng như giải trình về quản lý ngân sách.
- Khuôn khổ chi tiêu trụng hạn có phạm vi rộng hơn, bao gồm một đánh giá đầy đủ về khả năng thu và chi cho cả thời kỳ trung hạn được thể hiện trong một kế hoạch tài chính trung hạn.
2.2.2.4. Thực hiện các cơ chế chi ngân sách nhà nước theo hướng kết quả đầu ra
- Thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đồng thời với khoán biên chế đối với cơ quan hành chính.
- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp.
- Xã hội hoá là biện pháp tích cực trong việc tăng cường huy động nguồn thu, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các quyết định về chi NSNN cũng như có động cơ tiết kiệm chi phí, giữ gìn bảo quản tài sản chung và các cơ sở hạ tầng có đóng góp của chính mình.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tiền Hải
3.1.1.1. Vị trí điạ lý
Tiền Hải là huyện ven biển, cách thị xã Thái Bình 21 km, thủ đô Hà Nội 130km và Thành phố Hải Phòng 70 km (tính từ thị trấn Tiền Hải) với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi cho giao lưu hội nhập, trao đổi hàng hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho sự nghiệp kinh tế phát triển xã hội.
Vị trí địa lý của huyện còn được thiên nhiên phú cho nguồn tài nguyên trên mặt và trong lòng đất, tài nguyên ở đất liền và ngoài biển khơi vô tận là một tiềm năng to lớn để phát triển một nền kinh tế đa dạng kể cả nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
3.1.1.2 Địa hình
Do đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình nên địa hình của huyện khá bằng phẳng. Tuy nhiên, với đặc điểm của bãi bồi ven biển có nhiều sông lạch, địa hình của huyện có dạng lòng chảo gồm hai vùng rõ nét; vùng đất trũng ở phiá nội đồng và vùng đất cao ở ven biển.
- Vùng trũng phân bố chủ yếu ở các xã Tây Phong, Tây Tiến, Đông Lâm, với độ cao trung bình biến thiên từ 0,5 - 0,6m so với mực nước biển. ở vùng này vào mùa mưa, đất thường bị ngập úng và nhiễm mặn.
3.1.1.3. Khí hậu
Tiền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đặc điểm của huyện giáp biển nên khí hậu của huyện mang nét đặc trung của vùng khí hậu duyên hải được điều hoà bởi biển cả với đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 -24oC nhiệt độ cao nhất lên tới 39oC và thấp nhất là 4,1o C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15-20o C, trong một ngày đêm khoảng 8-10o C.tổng số giờ nắng trung
bình năm là 1323 giờ; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,80C vào tháng 6,7; nhiệt độ TB tháng thấp nhất là 16,40C vào tháng 1.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè (từ tháng 4 - tháng 10) lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12, tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi; tháng 2 và 3 là thời kỳ mưa phùn ảm ướt.
+ Độ ẩm không khí giao động từ 80-90%.
+ Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2-5m/giây. Mùa hè thường hay có gió bão kèm theo mưa to có sức tàn phá ghê gốm, gió bão xuất hiện từ thánh 5 đến thánh 10, có khi đến tháng 11, tháng 12. Mỗi năm trung bình từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào địa bàn huyện, có năm có tới 6 cơn bão gây thiệt hại rất lớn cho đời sống nhân dân. Mùa đông có gió Mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, có thể trồng các cây trồng ôn đới trong sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung khí hậu của Tiền Hải thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, sông sự phân hoá của thời tiết theo mùa với những hiện tượng thời tiết như bão, giông, vòi rồng, gió mùa đông bắc khô hanh... dòi hỏi phải có các biện pháp phòng chống bão, lụt và hạn hán...
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển do đặc điểm của thuỷ triều ngày càng bồi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển. Huyện Tiền Hải có 4 nhóm đất chính: Nhóm đất cát(c), Nhóm đất phù sa (p), Nhóm đất phèn mặn (SM), Nhóm đất mặn ( đất phù sa nhiễm mặn).
- Tài nguyên nước: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn:
+ Nguồn nước mặn; Được cung cấp bởi hệ thống sông Hồng bao gồm các sông Trà Lý phía Bắc, sông Lân, sông Long Hầu chảy trong nội huyện và sông Hồng phía Nam. Hàng năm, tổng lượng dòng chảy lên đến hàng trăm tỷ m3 nước, cùng với hệ thống kênh mương nội đồng và hàng ngàn m2 đất ao, hồ, đầm, do đó nguồn nước mặt của Tiền Hải khá dồi dào, cung cấp đủ cho nhu cầu về nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.
+ Nguồn nước ngầm: Khá phong phú, trữ lượng lớn, mực nước ngầm nông, song việc khai thác mới ở mức độ hạn chế để phục vụ nước sạch nông thôn. Trong lương lai sẽ tính đến việc khai thác nước ngầm nhiều hơn để phục vụ nhân dân.
Đặc biệt hiện nay Tiền Hải đang tiến hành khai thác mỏ nước khoáng có chất lượng cao và phục vụ thị trường trong và ngoài nước có triển vọng phát triển mạnh.
- Tài nguyên thuỷ sản: Bờ biển Tiền Hải dài khoảng 23km với hàng trục nghìn km2 lãnh hải, với tiềm năng hải sản khá dồi dào. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hải sản I, trong vùng biển thuộc hải phận Tiền Hải có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế; 10 loài tôm, 5 loài mực với trữ lượng ước tính khoảng hàng trục ngàn tấn.
Bãi biển ven cửa sông lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế như: tôm, cua, ngao, vạng..., với diện tích bãi triều ven biển gần 4000 ha đang được quan tâm phát triển.
Tài nguyên thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng trong sự ngiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện nên cần phải được đầu tư, sử dụng, khai thác hợp lý và có hiệu quat nguồn tài nguyên này.
3.1.1.5. Tiềm năng khoáng sản
- Tiền Hải có mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn khoảng 60 tỷ m3 khí, hiện nay đang được khai thác để phục vụ công nghiệp gốm sứ, thuỷ tinh, điện khí.
- Nước khoáng Tiền Hải có chất lượng tốt đang được khai thác ở độ sâu 450m với trữ lượng lớn và đang được sản xuất theo công nghệ tiên tiến với quy mô lớn phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngoài việc thăm dò mỏ dầu và than nâu trong vùng thềm lục địa và vùng biển thuộc Tiền Hải mở ra khả năng lớn cho việc phát triển công nghệ khai khoáng.
3.1.1.6. Nguồn nhân lực
Về dân số: Năm 2016 dân số huyện Tiền Hải là 210.054 người với 64.450
hộ, trong đó dân số nông nghiệp chiếm tới hơn 70%. Mật độ dân số trung bình là 910 người/ km2, phân bố không đều giữa các xã. Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, UBND huyện và các xã, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình được triển khai tích cực, rộng khắp trong toàn huyện và đạt kết quả tốt Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,96%.
Số người trong độ tuổi lao động là 48,2 % so với tổng dân số năm 2016 trong đó số người thực tế lao động chiếm 95,5% số người trong độ tuổi lao động. Đặc điểm này là một lợi thế của huyện trong quá trình phát triển KT- XH, song cũng là áp lực lớn đối với huyện trong việc giải quyết công ăn việc làm, trong giáo dục và đào tạo cho một đội ngũ trẻ, đáp ứng yêu cầu một thời đại phát triển dựa vào trí thức và công nghệ cao, đáp ứng sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Về lao động: Cơ cấu lao động của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực. Lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm dần theo đó là sự tăng lên của lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ. So với tổng số lao động làm việc trong ngành kinh tế, lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 82,6% năm 2010 xuống còn 57,2% năm 2016, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,7% năm 2010 lên 27,64% năm 2016, lao động trong ngành thương mại - dịch vụ cũng tăng trong giai đoạn này từ 5,48% năm 2010 lên 15,2% năm 2016. Mục tiêu đến năm 2020 cơ cấu lao động của huyện Tiền Hải là, lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản 40%, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng 40%, lao động trong ngành thương mại - dịch vụ 20%.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và những kết quả đạt được
3.1.2.1. Về kinh tế
Năm 2016 Tiền Hải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tốp đứng đầu của tỉnh, giá trị sản xuất đạt 11.271 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 12,5% so với năm 2015 (Bảng 2.1).
Giá trị ngành nông nghiệp, thuỷ sản năm 2016 đạt 4.017 tỷ đồng tăng 4,2% so với năm 2015, bình quân giai đoạn 2014 - 2016 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản của huyện tăng 3,7%. Nông nghiệp, thủy sản vẫn là ngành kinh tế đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện.
- Trồng trọt: Tổng dịên tích gieo trồng là 28.311 ha, trong đó diện tích cấy lúa cả năm đạt 20.810 ha, lúa chất lượng cao chiếm 45% diện tích, năng suất cả năm đạt 129,2 tạ/ha. Huyện tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hoá, chú trọng cấy giống lúa phục vụ cho xuất khẩu. Nhờ có sự quan tâm sâu sát chỉ đạo của ngành nông nghiệp, trong những năm qua sản lượng lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu ngày càng tăng.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Tiền Hải giai đoạn 2014-2017 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tốc độ tăng trưởng 2014 - 2017 (%)
1. GTSX theo giá hiện
hành (triệu đồng) 6.102.200 6.239.091 6.429.001 6.763.891 - Nông, lâm, thủy sản 1.843.000 1.928.011 1.998.210 2.092.811 - Công nghiệp - xây
dựng 3.093.400 3.218.270 3.327.811 3.472.810 - Dịch vụ 957.000 1.092.810 1.102.980 1.198.270 2. GTSX theo giá cố
định (triệu đồng) 2.083.200 2.441.970 2.709.108 3.179.870 15,14 - Nông, lâm, thủy sản 408.200 427.029 442.577 463.530 4,33 - Công nghiệp - xây
dựng 1.273.000 1.572.840 1.787.210 2.193.110 19,88 - Dịch vụ 402.000 442.101 479.321 523.230 9,18 3. Cơ cấu GTSX (giá
hiện hành) % 100 100 100 100
- Nông, lâm, thủy sản 30,2 30,9 31,1 30,9 - Công nghiệp - xây
dựng 50,69 51,6 51,8 51,3
- Dịch vụ 19,1 17,5 17,2 17,7
4. Thu nhập
BQ/người/năm theo (giá hiện hành) (triệu
đồng)
42,6 43,6 44,9 47,3
Nguồn: Phòng thống kê huyện Tiền Hải (2017) Huyện Tiền Hải có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Xét về thu nhập bình quân đầu người, huyện Tiền Hải có điểm xuất phát kinh tế ở mức khá so với các địa phương khác trong toàn tỉnh.
- Ngành nông, lâm và thủy sản: Với tốc độ tăng trưởng chung như hiện nay thì trong tương lai tốc độ tăng trưởng của khu vực nông-lâm-thủy sản có xu hướng được cải thiện, tăng trưởng giai đoạn 2014 - 2017 là 4,33%/năm. Mặc dù GTSX ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ hai nhưng chỉ đóng góp khoảng 5,05% cho tăng trưởng chung của nền kinh tế.
- Ngành công nghiệp - xây dựng: trong giai đoạn 2014 - 2017, ngành công nghiệp - xây dựng luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 ngành. Bên cạnh
tốc độ tăng trưởng cao, ngành công nghiệp - xây dựng còn là ngành có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, chiếm 83,90%. Tốc độ tăng trưởng của ngành cho thấy huyện đã có sự đầu tư chuẩn bị cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển một số ngành công nghiệp có tiềm năng trên