Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 46 - 49)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Cách tiếp cận

Để nghiên cứu thực trạng phân tích chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải, tác giả đề tài chọn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp thông qua công tác khảo sát 83 cán bộ công chức trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình trong đó có 25 cán bộ tài chính huyện, 37 cán bộ xã, 11 cán bộ thuế và 10 cán bộ kho bạc nhà nước huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Đồng thời, dữ liệu còn có được thông qua các báo cáo thường niên, thường kỳ của UBND huyện Tiền Hải từ năm 2014 đến năm 2017. Từ các số liệu có được đó để thấy được thực trạng Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, tìm ra những ưu điểm phát huy, nhược điểm cần khắc phục và đề xuất một số kiến nghị về cho việc chi ngân sách nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trong thời gian tới.

Mô hình nghiên cứu thực hiện đề tài được theo ba bước như sau:

Bước 1: Xuất phát từ yêu cầu đề tài của mình, tìm kiếm và căn cứ vào khung lý thuyết về chi ngân sách nói tiêng để thấy được các nội dung cần thiết cũng như các yếu tố liên quan tới công tác phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện.

Bước 2: Nghiên cứu thực tế thực trạng phân tích chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải thông qua các số liệu, báo cáo, thống kê tại đơn vị. Các kết quả thu nhận được sẽ phản ánh được các khía cạnh về việc chi ngân sách tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Sau khi phân tích các dữ liệu thu thập được, kết hợp với đối chiếu khung lý thuyết, đề tài chỉ ra các ưu nhược điểm cùng một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó.

Bước 3: Từ việc nêu ra những tồn tại, ưu điểm và nhược điểm trong hiệu quả trong việc phân tích chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, đề tài đưa ra kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị về việc quản lý NSNN tại đơn vị trong thời gian tới.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Xuất phát từ cơ sở là khung lý thuyết về phân tích chi NSNN cấp huyện, tôi tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết xoay quanh việc phân tích chi NSNN trên địa bàn huyện Tiền Hải. Dữ liệu tôi dự kiến thu thập bao gồm hai loại dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Việc thu thập mỗi loại dữ liệu này được tiến hành cụ thể như sau:

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được từ công tác khảo sát 83 cán bộ công chức của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình để nghiên cứu định tính công tác phân tích chi ngân sách. Thông tin về mẫu điều tra được thực hiện theo phụ lục 1.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của UBND huyện Tiền Hải để phân tích, so sánh công tác phân tích chi ngân sách nhà nước huyện Tiền Hải và các huyện lân cận khác để thấy rõ được công tác chi ngân sách của huyện như thế nào.

3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được các dữ liệu đáp ứng việc nghiên cứu thực trạng phân tích chi NSNN huyện Tiền Hải, tôi tiến hành phân tích các dữ liệu đó để có cài nhìn rõ hơn về công tác này tại đơn vị. Qua việc phân tích chúng, đề tài sẽ chỉ ra những ưu điểm cũng như nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến chúng. Trên cơ sở kết quả thu được, đề tài cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị cho việc chi ngân

sách của huyện trong thời gian tới, giúp cho huyện tiến nhanh hơn đến với việc hoàn thành mục tiêu của mình.

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu như phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích so sánh.... cùng với sự hỗ trợ của một số phần mềm máy tính như Excel...

3.2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp.

Dựa trên những số liệu được cung cấp bởi phòng Hành chính nhân sự và một số phòng ban khác, đề tài sẽ sắp xếp, trình bày lại các dữ liệu dưới dạng sơ đồ (về cơ cấu tổ chức bộ máy của huyện, cơ cấu phòng hành chính nhân sự,…) và dưới dạng bảng biểu (thống kê nguồn lực của huyện, thống kê sự phát triển kinh tế xã hội của huyện,…).

Đối với các thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua các bảng hỏi được phát đi, đề tài sẽ chọn lọc và sắp xếp theo một trật tự nhất định để bản thân có thể dễ dàng thấy được thông tin nào là quan trọng nhất và được đánh giá cao nhất.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh

Các dữ liệu đã thu thập được sau khi sắp xếp trình bày dưới dạng các bảng biểu, đề tài sẽ tiến hành tính toán cụ thể để thấy được sự tăng, giảm của các chỉ tiêu qua các thời kỳ như việc quản lý ngân sách như thế nào, tỷ lệ thu, chi ngân sách ra sao,…Đồng thời, sau khi có kết quả sẽ tiến hành phân tích, so sánh những số liệu đó qua từng năm để có cái nhìn vừa tổng quan lại vừa chi tiết mà cụ thể và dễ hiểu nhất.

Ngoài việc so sánh những con số tính toán được, đề tài vừa phân tích những nội dung của việc chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiền Hải vừa so sánh những nội dung đó với khung lý thuyết chung về chi ngân sách nhà nước cấp huyện.

Cuối cùng, đề tài sẽ dựa trên cơ sở là những phân tích, so sánh kế hoạch với thực hiệu từ đó để thấy được những ưu điểm và nhược điểm của công tác chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải và đưa ra những kiến nghị vừa mang tính khả thi, vừa mang tính hiệu quả cho huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)